Dỡ bỏ bản quyền vaccine: Không chỉ đơn giản là câu chuyện pháp lý

gia minh |

Tình trạng thiếu vaccine ngừa COVID-19 trầm trọng ở các nước nghèo hơn đã khiến vấn đề dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ được đặt lên hàng đầu. Theo một chuyên gia của Mỹ, việc này không phải là vấn đề pháp lý nữa mà là một vấn đề về đạo đức.

Sự bất bình đẳng về vaccine

Ở phương Tây, các chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 đang được tiến hành tốt và cuộc sống đang dần bình thường trở lại. Nhưng đối với một số quốc gia, đại dịch đang gây ra những mức độ tàn phá mới. Ấn Độ hiện phải vật lộn với đợt dịch thảm khốc thứ hai, với hơn 20 triệu trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 và hơn 250.000 ca tử vong, trong bối cảnh tình trạng thiếu ôxy phổ biến ở các bệnh viện.

Sự chênh lệch về khả năng tiếp cận vaccine COVID-19 giữa các nước giàu và các nước thu nhập thấp đã trở nên không thể bỏ qua. Theo dữ liệu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), tính đến ngày 30.3, 86% tổng số liều vaccine trên toàn thế giới đã được tiêm cho những người ở các nước có thu nhập cao và trên trung bình, trong khi chỉ 1% được tiêm cho người ở những nước nghèo nhất thế giới. Các nhóm nguy cơ thấp ở Anh, Mỹ và Israel đang trở nên đủ điều kiện để tiêm, trong khi các nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở những nơi khác vẫn có nguy cơ nhiễm virus. Việc tích trữ vaccine của các nước giàu có giữa lúc đại dịch hoành hành tại các quốc gia khó khăn về kinh tế đã khiến vấn đề bản quyền bằng sáng chế vaccine được đặt lên hàng đầu, theo Pharmaceutical Technology.

Vào tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ và Nam Phi đã đệ trình đề xuất lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mong các công ty dược phẩm dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ (IP) đối với vaccine và phương pháp điều trị COVID-19 theo hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Việc miễn trừ sẽ cho phép các nhà sản xuất vaccine ở các nước nghèo hơn sản xuất mà không phải đối mặt với hành động pháp lý từ các công ty có bằng sáng chế về sản phẩm này.

Hai nước đề nghị dỡ bỏ rào cản về sở hữu trí tuệ cho đến khi "công tác tiêm chủng được thực hiện rộng rãi trên toàn cầu và phần lớn dân số thế giới đều đã miễn dịch". Thực tế, vào thời điểm đó, Mỹ đã phản đối yêu cầu của hai nước này.

Ngày 11.3, WTO tổ chức cuộc thảo luận mới với sự tham gia của khoảng 100 quốc gia thành viên. Hơn 100 quốc gia đã ủng hộ và đề nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) can thiệp để buộc các quốc gia phát triển và hãng dược phẩm từ bỏ bản quyền vaccine COVID-19, chia sẻ công nghệ để các nước khác có thể sản xuất loại vaccine này. Nhưng cuối cùng, đàm phán vẫn thất bại vì các nước Bắc bán cầu không muốn.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng ủng hộ việc tạm thời từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine ngừa COVID-19 để vaccine trở thành "lợi ích chung của nhân loại". Tuy nhiên, ông Macron cho rằng, đây không phải giải pháp tối ưu bởi vì ngay cả khi quyền sở hữu trí tuệ cho vaccine COVID-19 được bãi bỏ thì các nước nghèo tại khu vực Châu Phi cũng không đủ cơ sở vật chất để có thể tự sản xuất vaccine. Do vậy, ông Macron đề xuất, những nước sản xuất được vaccine COVID-19 nên tặng lại số lượng nhất định cho các quốc gia nghèo.

Giữa tháng 4 vừa qua, khoảng 170 người gồm những nhà khoa học đạt giải Nobel và các cựu nguyên thủ quốc gia cũng đã gửi thư ngỏ cho Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong thư ngỏ, nhóm người mà tiếng nói có trọng lượng này đánh giá, việc từ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 là "bước quan trọng và cần thiết để chấm dứt đại dịch".

Các hãng dược phẩm lớn phản đối

Việc dỡ bỏ bằng sáng chế vaccine COVID-19 có thực sự giúp chấm dứt đại dịch hay không vẫn là một câu hỏi chưa thể được khẳng định và cuộc tranh cãi mới tiếp tục nổ ra. Nhất là khi mới đây, ngày 5.5, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ ủng hộ việc tạm thời từ bỏ bản quyền vaccine ngừa COVID-19.

"Mỹ rất tin tưởng vào các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng trước những diễn biến phức tạp của đại dịch, chúng tôi ủng hộ việc tạm thời từ bỏ bản quyền đối với vaccine COVID-19" - bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Mỹ, cho biết trong một cuộc họp của WTO gần đây.

Euronews dẫn lời bà Tai cho rằng, trong bối cảnh cấp bách như hiện nay, thế giới cần chung tay tìm một giải pháp mới. "Đây là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, cần có những giải pháp đặc biệt trong bối cảnh bất thường. Chỉ có việc tạm từ bỏ các biện pháp bảo vệ bản quyền sản xuất vaccine mới chấm dứt được COVID-19” - bà Tai nhấn mạnh.

Một số nhà lãnh đạo EU ca ngợi động thái trên của Mỹ. Trong một sự kiện của khối Liên minh Châu Âu tổ chức tại Florence (Italia), Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho hay, khối sẽ thảo luận về "bất kỳ đề xuất nào có thể giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hiệu quả và thực tế".

Bộ trưởng Ngoại giao Italia - Luigi Di Maio - viết trên Facebook rằng, thông báo của Mỹ là "một tín hiệu rất quan trọng" và thế giới cần "quyền truy cập miễn phí" vào các bằng sáng chế vaccine.

Tuy nhiên, Văn phòng của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng phản đối điều đó và nói rằng: “Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nguồn gốc của sự đổi mới và phải duy trì như vậy trong tương lai”.

Phát ngôn viên (giấu tên) của bà Merkel cho hay, thay vào đó, Đức đang tập trung vào việc làm thế nào để tăng năng lực sản xuất của các nhà sản xuất vaccine.

Theo Euronews, ngành công nghiệp dược phẩm cũng phản đối dữ dội bản kiến nghị kể từ khi nó được đệ trình. Ngành này khẳng định, việc tạm thời dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine sẽ loại bỏ động lực đổi mới đối với các công ty dược phẩm. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tổ chức Đổi mới Công nghệ Sinh học Michelle McMurry-Heath đã viết trên tờ Economist rằng, đề xuất này “làm suy yếu chính hệ thống đã sản sinh ra khoa học cứu sự sống ngay từ đầu” và “phá hủy động cơ khuyến khích các công ty chấp nhận rủi ro để tìm ra giải pháp cho các vấn đề nguy cấp về sức khỏe tiếp theo".

"Việc dỡ bỏ các bằng sáng chế về vaccine sẽ không giải quyết được thách thức của sản xuất hàng loạt và sẽ đe dọa sự đổi mới trong tương lai. Điều thúc đẩy các công ty dược phẩm đổi mới, đôi khi bị thua lỗ, là khả năng tiếp cận thị trường an toàn trong một thời gian giới hạn, nhờ vào các bằng sáng chế" - ông Frédéric Collet, Chủ tịch Công ty Dược phẩm Pháp, đưa ra lập luận.

Một báo cáo của Intercept trước đó cũng cho thấy, hơn 100 nhà vận động hành lang dược phẩm đã kêu gọi các nhà lập pháp và các thành viên của chính quyền Tổng thống Joe Biden "đè bẹp" yêu cầu từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ. Nay, các công ty dược phẩm gọi quyết định ủng hộ việc chia sẻ các công thức bí mật về vaccine của Mỹ là thiển cận, BBC cho hay. Họ cho rằng, nó giống như việc đưa ra một công thức mà không chia sẻ phương pháp hoặc thành phần có thể dẫn đến các vấn đề chất lượng và sản xuất kém hiệu quả hơn.

Stéphane Bancel - Giám đốc điều hành của Moderna - hồi trung tuần tháng 5 cho hay trong một hội nghị rằng, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ không liên quan đến quyền truy cập vào công thức vaccine của công ty, bởi “mọi người không biết cách tạo ra nó”. “Nếu ai đó muốn bắt đầu lại từ đầu, họ sẽ phải tìm ra cách tạo ra mRNA - thứ không có trong bằng sáng chế của chúng tôi" - ông Bancel nói.

Ngoài ra, phe phản đối còn dẫn ra một số rào cản khác gồm: Khả năng các công ty dược phẩm thua lỗ; dây chuyền sản xuất vaccine vốn rất phức tạp và cần đầu tư đáng kể; năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu; sự đòi hỏi nhân lực chất lượng cao để làm chủ những công nghệ tiên tiến trong sản xuất vaccine; số vốn khổng lồ...

Giải pháp

Những người ủng hộ việc dỡ bỏ quyền sáng chế lập luận rằng, sự độc quyền sản xuất vaccine của các công ty dược phẩm là không chính đáng vì một số vaccine COVID-19 đã được tài trợ công khai. Ít nhất 97% nghiên cứu về vaccine AstraZeneca-Oxford được tài trợ bằng tiền công quỹ. Trong khi, với Moderna, Janssen và BioNTech - công ty Pfizer của Đức đã phát triển vaccine của mình - đều nhận được khoản tài trợ khổng lồ từ chính phủ.

Thay vì các phản ứng như trên, Anh và EU đã ủng hộ một hệ thống cấp phép, theo đó bí quyết được chia sẻ và có nhiều sự giám sát hơn. Nó đã được thực hiện trong một số trường hợp trên cơ sở tự nguyện, chẳng hạn như sự ràng buộc giữa Oxford-AstraZeneca và Viện Huyết thanh của Ấn Độ.

Một số chuyên gia thương mại suy đoán, có thể Mỹ hy vọng rằng, bằng cách ủng hộ việc dỡ bỏ bản quyền sáng chế, các nhà sản xuất có thể cởi mở hơn trong việc chia sẻ kiến thức chuyên môn một cách tự nguyện, hoặc ít nhất với một khoản chi phí giảm đi.

Người phát ngôn của chính phủ Anh cho BBC hay, Anh đang "làm việc với các thành viên WTO để giải quyết vấn đề này" và "đang thảo luận với Mỹ cùng các thành viên WTO để tạo điều kiện tăng cường sản xuất và cung cấp vaccine COVID-19".

Một số chuyên gia nói rằng, các công ty dược phẩm cũng sẽ cần chia sẻ bí quyết, chẳng hạn như kỹ thuật sản xuất, với các nước nghèo hơn để có được bất kỳ tác dụng có lợi thực sự nào. Các thỏa thuận cấp phép là một cách khác để thúc đẩy sản xuất.

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là những người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, phân bổ cho công nhân nghèo trên toàn quốc.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

gia minh
TIN LIÊN QUAN

Cần bổ sung công nhân là đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19

Bạn đọc Đỗ Văn Nhân |

Chiều 26.5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo và kiến nghị hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 lần thứ 4.

Nữ công nhân mong muốn được tiêm vaccine phòng COVID-19

Lương Hạnh |

Chị Nguyễn Thị Thắm (quê ở Bắc Giang) - hiện đang là công nhân Công ty Hoya Glass Disk (Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) - chia sẻ mong muốn được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Vận động doanh nghiệp mua vaccine phòng COVID-19 cho CNLĐ

Hải Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ban Thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kêu gọi và đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong toàn quốc mua vaccine để tiêm phòng dịch COVID-19 cho công nhân lao động tại doanh nghiệp.

Hà Nội kêu gọi “mạnh thường quân” hỗ trợ kinh phí mua vaccine COVID-19

Tùng Giang |

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, với dân số khoảng 10 triệu người, Hà Nội cần ít nhất khoảng 5-6 triệu liều vaccine để tiêm đợt đầu mới đủ tạo miễn dịch cộng đồng; kinh phí cần có lên tới hơn 1.000 tỉ đồng.

Bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân ở Bắc Ninh và Bắc Giang

Thùy Linh |

Chiều nay (27.5), hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sẽ triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân. Ước tính, 2 tỉnh này sẽ có khoảng 240.000 công nhân được tiêm vaccine COVID-19 trong thời gian tới.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Cần bổ sung công nhân là đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19

Bạn đọc Đỗ Văn Nhân |

Chiều 26.5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo và kiến nghị hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 lần thứ 4.

Nữ công nhân mong muốn được tiêm vaccine phòng COVID-19

Lương Hạnh |

Chị Nguyễn Thị Thắm (quê ở Bắc Giang) - hiện đang là công nhân Công ty Hoya Glass Disk (Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) - chia sẻ mong muốn được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Vận động doanh nghiệp mua vaccine phòng COVID-19 cho CNLĐ

Hải Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ban Thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kêu gọi và đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong toàn quốc mua vaccine để tiêm phòng dịch COVID-19 cho công nhân lao động tại doanh nghiệp.

Hà Nội kêu gọi “mạnh thường quân” hỗ trợ kinh phí mua vaccine COVID-19

Tùng Giang |

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, với dân số khoảng 10 triệu người, Hà Nội cần ít nhất khoảng 5-6 triệu liều vaccine để tiêm đợt đầu mới đủ tạo miễn dịch cộng đồng; kinh phí cần có lên tới hơn 1.000 tỉ đồng.

Bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân ở Bắc Ninh và Bắc Giang

Thùy Linh |

Chiều nay (27.5), hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang sẽ triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho công nhân. Ước tính, 2 tỉnh này sẽ có khoảng 240.000 công nhân được tiêm vaccine COVID-19 trong thời gian tới.