Điều cản trở Trung Quốc xây thủy điện lớn gấp 3 đập Tam Hiệp

Bảo Châu |

Trung Quốc có kế hoạch xây dựng nhà máy thủy điện lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp ở Tây Tạng, nhưng một nguy cơ có thể cản trở kế hoạch này.

Siêu đập thủy điện công suất gấp 3 lần đập Tam Hiệp

SCMP đưa tin, sông Yarlung Tsangpo (Nhã Lỗ Tạng Bố) là con sông dài nhất ở Tây Tạng, Trung Quốc. Thung lũng Yarlung Tsangpo ở miền nam Tây Tạng là thung lũng sâu nhất thế giới với độ cao 7.000 mét từ đỉnh núi cao nhất xuống lưu vực thấp nhất.

Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một nhà máy thủy điện tại thung lũng này với công suất phát điện đạt tới 70 gigawatt - gấp 3 lần công suất của đập Tam Hiệp. Dự án đã được chính quyền trung ương phê duyệt năm 2020 và đang nằm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 với thời hạn đến năm 2035.

Trở ngại lớn nhất đối với việc triển khai xây dựng

Tuy nhiên, một trở ngại lớn có nguy cơ khiến phần lớn kế hoạch triển khai rơi vào đình trệ, đó chính là băng tuyết.

Vào năm 2018, một vụ lở đất gây ra do sông băng tan chảy đã chặn dòng chảy của sông Yarlung Tsangpo tại lưu vực Sedongpu thuộc hạt Milin của Tây Tạng. Sự cố tạo ra một hồ chứa khoảng 600 triệu mét khối nước. Với việc nước sông đang tràn qua hồ như hiện nay, con đập này có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào.

Hồ Sedongpu nằm ở khu vực thượng nguồn chỉ cách vài chục km nữa là tới địa điểm dự kiến ​​xây dựng siêu nhà máy thủy điện của Trung Quốc. Với một khối lượng nước lớn treo lơ lửng trên đầu như vậy, không một công nhân xây dựng nào có đủ can đảm thực hiện giải phóng mặt bằng. Để xây dựng siêu đập lớn gấp 3 lần đập thủy điện Tam Hiệp, trước tiên cần phải loại bỏ con đập nhỏ do lở đất hình thành trước kia.

Một vài nhóm các nhà khoa học và kỹ sư đã bay đến Sedongpu trong những năm gần đây để thực hiện việc khảo sát. Họ là những chuyên gia hàng đầu Trung Quốc về xây dựng dân dụng, nghiên cứu sông băng và phòng chống sạt lở đất. Các chuyên gia đã thu thập một lượng lớn dữ liệu tại hiện trường bằng cách sử dụng máy bay không người lái và các thiết bị tiên tiến khác. Các nhà chức trách yêu cầu họ đưa ra giải pháp sau khi kết thúc khảo sát.

Chuyên gia lên tiếng

“Tình hình rất khó khăn. Hiện vẫn chưa có một giải pháp tức thời nào” - Xing Aiguo, giáo sư kỹ thuật dân dụng tại Đại học Giao thông Thượng Hải và là người tham gia vào nhóm nghiên cứu khảo sát, cho hay.

Các chuyên gia hiện vẫn chưa tìm ra cách thức hợp lý để gia cố con đập bị sạt lở hoặc loại bỏ nó một cách an toàn. Tệ hơn nữa, họ còn nhận thấy những thảm họa tương tự có thể sẽ tái diễn tại chính khu vực này, do biến đổi khí hậu.

Giáo sư Xing nhận định: “Khu vực này rất rộng lớn và có nhiều sông băng”. Ông nói, ngay cả khi tìm ra được cách làm, việc xử lý cảnh quan thiên nhiên khắc nghiệt như vậy bằng các biện pháp kỹ thuật có thể là một thách thức cả về mặt kỹ thuật lẫn chi phí.

Một phần tư sông băng trên cao nguyên Tây Tạng đã biến mất kể từ những năm 1970 và 2/3 số còn lại sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này, theo ước tính của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, lượng nước do băng tan chảy gia tăng và nhiệt độ ấm lên có thể làm cho “mái nhà của thế giới” có thể dễ dàng sinh sống hơn với năng suất cây trồng lớn hơn và cây cối phát triển, nhưng rủi ro thiên tai, bao gồm lũ lụt và lở đất, cũng sẽ tăng lên.

Và băng tuyết có thể khiến một vụ lở đất trở nên có sức mạnh tàn phá khủng khiếp hơn. Cụ thể, tại Sedongpu, các mảnh băng vỡ có thể di chuyển quãng đường hơn 10km với tốc độ tối đa 72 km/h, theo ước tính của Trạm Giám sát Môi trường Địa chất khu tự trị Tây Tạng.

Các mảnh băng này cũng có thể làm yếu con đập tạo thành do sạt lở, khiến nó dễ bị vỡ hơn. Từ trên một độ cao thẳng đứng, ngay cả một lượng nước tương đối nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả tàn phá nghiêm trọng ở hạ lưu.

Liu Chuanzheng - một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Tư vấn về Giảm nhẹ Địa chấn thuộc Bộ Tài nguyên ở thủ đô Bắc Kinh - cảnh báo “nên tránh hoàn toàn” các hoạt động của con người ở khu vực Sedongpu.

Trong một báo cáo chính thức về vụ lở đất năm 2018 được công bố trên tạp chí Địa chất ở Trung Quốc một năm sau đó, ông Liu nói rằng: “Việc phát triển và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng ở sông Yarlung Tsangpo phải xem xét đầy đủ tình hình tuyết lở và các mảnh băng trôi trong thung lũng Sedongpu.

Giải pháp thay thế được đề xuất

Một số nhà khoa học Trung Quốc đã đề xuất, thay vì xây siêu đập, hãy đào một đường hầm dài 16km xuyên qua một trong những ngọn núi cao ở thung lũng Yarlung Tsangpo. Nước sẽ được dẫn vào đường hầm làm quay các tua-bin phát điện.

Đề án này dự tính sẽ giảm công suất phát điện xuống 50GW - tức là chỉ khoảng gấp đôi so với công suất đập Tam Hiệp - nhưng giúp giảm nguy cơ thiệt hại do lở đất hoặc các thảm họa thiên nhiên khác.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Dự án phá bỏ đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ sắp bắt đầu

Khánh Minh |

Dự án dỡ bỏ đập thủy điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ sẽ bắt đầu vào năm tới ở miền Bắc California.

Trung Quốc: Thủy điện cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp sắp vận hành đầy đủ

Song Minh |

Trung Quốc sắp vận hành đầy đủ thủy điện Ô Đông Đức có chiều cao gần gấp rưỡi đập Tam Hiệp.

Đập thủy điện lớn thứ 2 Trung Quốc sau đập Tam Hiệp sắp vận hành

Ngọc Vân |

Đập thủy điện lớn thứ 2 thế giới ở Trung Quốc sau đập Tam Hiệp sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 7 tới.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Đi khám bệnh, chỉ cần mang căn cước công dân

NHẬT HỒ - PHÚC DUY |

Cà Mau - Ngày 13.2, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau cho biết đã hoàn thiện dữ liệu, số hoá để quản lý quá trình tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Người dân đi đến các cơ sở y tế chỉ cần trình căn cước công dân là có thể  khám chữa bệnh, không cần đem thẻ BHYT giấy như trước đây.

Dự án phá bỏ đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ sắp bắt đầu

Khánh Minh |

Dự án dỡ bỏ đập thủy điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ sẽ bắt đầu vào năm tới ở miền Bắc California.

Trung Quốc: Thủy điện cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp sắp vận hành đầy đủ

Song Minh |

Trung Quốc sắp vận hành đầy đủ thủy điện Ô Đông Đức có chiều cao gần gấp rưỡi đập Tam Hiệp.

Đập thủy điện lớn thứ 2 Trung Quốc sau đập Tam Hiệp sắp vận hành

Ngọc Vân |

Đập thủy điện lớn thứ 2 thế giới ở Trung Quốc sau đập Tam Hiệp sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 7 tới.