Điểm nóng đa dạng sinh học bị tàn phá nặng nề do trái đất nóng lên

Ngọc Khánh |

Các khu vực tập trung động vật và thực vật phong phú nhất trên hành tinh sẽ bị tàn phá không thể phục hồi do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Một phân tích từ các chuyên gia cho thấy, 300 điểm nóng đa dạng sinh học trên đất liền và cả ở biển có nguy cơ tuyệt chủng cao nếu nhiệt độ trái đất tăng cao hơn 3°C.

Cho đến nay, bề mặt trái đất đã nóng lên 1°C và hiệp ước khí hậu Paris yêu cầu các quốc gia hạn chế sự nóng lên ở mức thấp hơn 2°C và 1,5°C nếu có thể. Tuy nhiên, có nhiều nhà khoa học thừa nhận rằng việc giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức mục tiêu 1,5°C có lẽ là điều ngoài tầm với.

Theo AFP, những loài đặc hữu - thực vật và động vật chỉ được tìm thấy ở một khu vực cụ thể - sẽ là những loài bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi trái đất nóng lên.

Từ báo tuyết Himalayas, cá heo ở vịnh California đến vượn cáo Madagascar và voi rừng Trung Phi, những sinh vật khác được yêu mến nhất hành tinh sẽ trở nên tuyệt chủng nếu nhân loại không ngừng thải CO2 vào bầu khí quyển.

Ở các vùng núi, 84% động vật và thực vật đặc hữu phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khi trái đất nóng lên 3°C, trong khi trên các hòn đảo - đã bị tàn phá bởi các loài xâm lấn - con số này tăng lên 100%. Các loài sinh vật biển ở Địa Trung Hải đặc biệt bị đe dọa vì chúng bị mắc kẹt trong một vùng biển kín.

Nhìn chung, hơn 90% các loài đặc hữu trên đất liền và 95% các loài sinh vật biển, sẽ bị ảnh hưởng bất lợi nếu trái đất nóng lên thêm 2°C nữa, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho biết.

Ở vùng nhiệt đới, 2 trong số 3 loài có thể bị diệt vong do biến đổi khí hậu. Phát hiện này thúc giục các nhà bảo tồn suy nghĩ lại về cách tốt nhất để bảo vệ các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa.

Cho đến nay, các mối đe dọa chính là mất môi trường sống do mở rộng khu vực đô thị, khai thác mỏ và nông nghiệp, bên cạnh đó là săn lùng thức ăn và các bộ phận trên cơ thể động vật để bán trên thị trường chợ đen.

Một chiến lược quan trọng khi đối mặt với sự tấn công dữ dội này là xây dựng các khu bảo tồn, đặc biệt là xung quanh các điểm nóng về đa dạng sinh học. Nhưng những nơi trú ẩn an toàn này có thể không khả thi trong tình trạng ấm lên toàn cầu.

Tính đến nay đã có 5 vụ tuyệt chủng hàng loạt do khí hậu nóng lên trong vòng 500 năm qua.

Ngọc Khánh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện hóa thạch động vật kỳ lạ từ kỷ Phấn trắng tại Trung Quốc

Hà Huyền |

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch hai loài động vật đào hang mới sống ở đông bắc Trung Quốc, cách đây 120 triệu năm.

Thế giới động vật: Phát hiện hai loài cú mèo mới

Hà Huyền |

Các nhà động vật học người Mỹ, Brazil và Phần Lan cho biết, hai loài thuộc chi cú mèo Megascops mới được phát hiện từ rừng Đại Tây Dương và Amazon.

Thế giới động vật: Phát hiện loài tắc kè hoa mới tại Ethiopia

Hà Huyền |

Nhóm nhà động vật học Đức và Cộng hòa Séc đã phát hiện ra một loài tắc kè hoa mới sống trên sườn núi Bale ở Ethiopia.

Lốc xoáy ở Lâm Đồng, nhiều cây xanh ngã đổ, 4 ngôi nhà bị tốc mái

Phan Tuấn |

Mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm ngã đổ nhiều cây xanh cổ thụ và tốc mái nhiều ngôi nhà của người dân ở xã Quảng Ngãi và thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 14.2 đến 24.2 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 14.2.2023 - 24.2.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Cố tình không nộp lại ngân sách Nhà nước, HEPCO giữ lại 3,6 tỉ đồng suốt 5 năm dùng vào việc gì?

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Qua kết luận thanh tra, hết nhiệm vụ chi nhưng Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) chậm nộp hơn 3,6 tỉ đồng cho nhà nước theo quy định.

Khải Hoàn Land (KHG): Vì sao lãi lớn, nợ thuế ngày càng phình to?

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, trong khi các doanh nghiệp môi giới bất động sản như DXG, CRE, AGG... lỗ nặng, Khải Hoàn Land (KHG) trở thành điểm sáng khi báo lãi hơn 400 tỉ đồng. Tuy nhiên, nợ thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước của KHG lại càng phình to.

Nguyên nhân cam sành Vĩnh Long rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg

Tạ Quang |

Vĩnh Long - Đến thời điểm hiện tại, số lượng cam cần tiêu thụ ở tỉnh Vĩnh Long là 80.000 tấn. Và nguyên nhân là do quy luật cung cầu của thị trường, tức cung đã vượt cầu.

Phát hiện hóa thạch động vật kỳ lạ từ kỷ Phấn trắng tại Trung Quốc

Hà Huyền |

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch hai loài động vật đào hang mới sống ở đông bắc Trung Quốc, cách đây 120 triệu năm.

Thế giới động vật: Phát hiện hai loài cú mèo mới

Hà Huyền |

Các nhà động vật học người Mỹ, Brazil và Phần Lan cho biết, hai loài thuộc chi cú mèo Megascops mới được phát hiện từ rừng Đại Tây Dương và Amazon.

Thế giới động vật: Phát hiện loài tắc kè hoa mới tại Ethiopia

Hà Huyền |

Nhóm nhà động vật học Đức và Cộng hòa Séc đã phát hiện ra một loài tắc kè hoa mới sống trên sườn núi Bale ở Ethiopia.