Dịch COVID-19: Đến trụ sở làm việc hay không?

Gia Minh |

Giữa lúc dịch bệnh COVID-19 vẫn bùng phát, hàng nghìn doanh nghiệp ở Trung Quốc đang tìm cách thích nghi và đau đầu với câu hỏi: Cho phép nhân viên làm việc tại nhà hay phải đến trụ sở?

Sức khỏe, sự an toàn của người lao động là điều quan trọng nhất

Người dân Trung Quốc đang dần trở lại "guồng" công việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bị kéo dài hơn dự kiến hơn một tuần. Tuy nhiên, hoạt động thương mại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn xa mới như cũ, theo CNN Business.

Một số công ty lớn cố gắng mở cửa trở lại và áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như đo thân nhiệt của người lao động mỗi sáng tại bãi gửi xe, cửa ra vào các tòa nhà văn phòng; nhân viên phải đeo khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn được bố trí khắp nơi... Các nhân viên của Công ty Huawei (trụ sở tại Thâm Quyến, có khoảng 40.000 người lao động), Công ty Baidu trở lại làm việc trong môi trường khác biệt đáng kể so với trước Tết như vậy.

Song hai công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc là Tencent và Alibaba lại cho phép nhân viên của mình ở Trung Quốc đại lục làm việc tại nhà từ ngày 10.2 và dự kiến sẽ tiếp tục như vậy trong ít nhất 2 tuần tiếp theo. "Sức khỏe và sự an toàn của nhân viên là điều quan trọng nhất đối với chúng tôi" - một phát ngôn viên của Tencent nói với CNN Business.

Nhiều công ty khác cũng thực hiện giải pháp này. Đội ngũ của Microsoft (MSFT) tại Trung Quốc sẽ ở nhà ít nhất thêm một tuần nữa, trong khi văn phòng ở Hongkong vẫn hoạt động bình thường. Nhà sản xuất máy bay không người lái DJI yêu cầu nhân viên làm việc ở nhà cho đến khi có thông báo mới.

Trong khi đó, các nhà sản xuất ôtô đang phải đau đầu xem khi nào nên cho phép nhân viên đi làm trở lại. Ví dụ, Hãng Toyota tại Trung Quốc đã cân nhắc việc mở cửa nhà máy trở lại vào hôm 10.2, song cuối cùng quyết định đóng cửa tiếp ít nhất 1 tuần nữa. Hãng Volkswagen cũng có dự kiến tương tự.

Tìm cách làm việc qua mạng

Với tình trạng nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng như trên, Alvin Foo - Giám đốc điều hành của Repawn Digital (một công ty quảng cáo ở Thượng Hải với 400 nhân viên), thuộc Tập đoàn Interpublic - lại cho rằng, đây là cơ hội tốt để công ty này thử nghiệm với cách làm việc từ xa. Rõ ràng, một công ty quảng cáo cần rất nhiều người cùng "động não" trong hoạt động sáng tạo thì chuyện nhân viên làm việc riêng lẻ tại nhà là không hề dễ dàng. Điều đó đồng nghĩa sẽ phải có rất nhiều cuộc trò chuyện video, điện thoại trao đổi.

Làm việc tại nhà cũng có nghĩa là, nhiều người cố gắng tổ chức họp với khách hàng, thảo luận nhóm thông qua các ứng dụng videochat, hay thảo luận về kế hoạch trên các nền tảng phần mềm như WeChat Work, Bytedance's Slack... Tiên phong cho mô hình mới với nhân viên làm việc phân tán này là Trung tâm Tài chính của Hongkong và Thượng Hải - những nơi hoạt động phụ thuộc vào hàng trăm nghìn nhân viên văn phòng trong lĩnh vực tài chính, hậu cần, bảo hiểm, luật và các công việc "cổ cồn trắng" khác, Fortune cho hay.

Một nhân viên ngân hàng ở Hongkong cho biết, anh sẽ kéo dài kỳ nghỉ ở nước ngoài vì anh có thể làm việc ở bất cứ đâu với máy tính xách tay và điện thoại. Một người khác thì nói rằng, anh chuyển trọng tâm các giao dịch sang Đông Nam Á. Còn theo Tiko Mamuchashvili - một người chuyên lập kế hoạch cho các sự kiện cao cấp tại Khách sạn Hyatt ở Bắc Kinh, ban đầu kỳ nghỉ của cô chỉ đến ngày 3.2. Sau đó, cô nhận được thông báo làm việc ở nhà thêm 2 ngày nữa. Vài ngày sau, cô nhận thêm chỉ thị gia hạn kỳ nghỉ đến ngày 10.2. Vì vậy, về cơ bản, tất cả công việc cô làm hàng ngày chỉ có thể là trả lời email. Ngoài ra, cô phải thông báo về tình trạng sức khỏe của mình cho công ty vào hàng sáng.

Không có kế hoạch B

Một số nhà quản lý lo lắng về cách thức làm việc không đến công sở sẽ làm giảm năng suất. Tuy nhiên, có bằng chứng ngược lại cho thấy điều lo lắng đó có thể không đúng. Một nghiên cứu từ năm 2015 của Đại học Stanford ở California (Mỹ) cho thấy, năng suất của nhân viên trung tâm chăm sóc khách hàng (call-center) ở Công ty du lịch Ctrip tăng 13% khi họ làm việc tại nhà do ít thời gian nghỉ giữa giờ hơn và môi trường làm việc thoải mái hơn.

Song đối với nhiều công ty, việc nhân viên văn phòng làm việc tại nhà chỉ giải quyết được một phần vấn đề. Những công ty phụ thuộc vào các nhà máy, công ty hậu cần và các cửa hàng bán lẻ thì phải đối mặt với các vấn đề do tình trạng gián đoạn này. Chẳng hạn, đối với nhà sản xuất vỏ điện thoại Casetify (trụ sở chính tại Hongkong) dự kiến năm 2020 sẽ là năm làm ăn tốt nhất khi hướng tới mục tiêu tăng gấp đôi doanh số, bởi cuối tháng 12 vừa qua, nó đã vượt 150% kế hoạch. Nhưng dịch COVID-19 bùng phát từ thành phố Vũ Hán khiến các nhà máy sản xuất cho công ty này ở Trung Quốc buộc phải đóng cửa và Casetify cũng yêu cầu hầu hết nhân viên làm việc tại nhà. Cửa hàng mới trong sân bay ở Hongkong không có sản phẩm bán, hoạt động kinh doanh trong thành phố cũng chao đảo.

Wes Ng - Giám đốc điều hành Casetify - cho rằng, sẽ không có kế hoạch B nào cả nếu các nhà máy không sớm hoạt động trở lại. Hàng nghìn doanh nghiệp khác ở Trung Quốc và trên thế giới cũng rơi vào tình cảnh này. Ngay cả những người kinh doanh trên mạng và điện thoại cũng không có nhiều việc để làm.

Các ngân hàng cho biết, việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO) cũng như các giao dịch khác đang bị trì hoãn. Giá trị giao dịch trong 30 ngày đầu năm 2020 chỉ bằng 1/2 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.

Tuy vậy, nhà phân tích Nomura của Ting Lu cho rằng, điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra. Dịch COVID-19 có thể sẽ giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tới hơn thời đại dịch SARS năm 2003. Giáo sư kinh tế Cameron tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra dự đoán, SARS gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 40 tỉ USD thì "cú đánh" từ COVID-19 sẽ gấp 3-4 lần.

Làm việc hay không làm việc?

Hiện tại, câu hỏi "làm việc hay không làm việc?" đang khiến các quan chức, công ty, nhân viên ở Trung Quốc đau đầu và là một vấn đề quan trọng. Lượng lớn người lao động trong số 160 triệu người về quê ăn Tết đang dần trở lại các thành phố lớn, các khu công nghiệp... để làm việc. Số lao động nhập cư này đang gây áp lực lớn đến các trung tâm "công xưởng" ở khu vực bờ biển phía đông như Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu, Thâm Quyến và Đông Quan...

Hai thành phố lớn là Thâm Quyến và Thượng Hải sẽ phải đối mặt với việc kiểm soát tình trạng dịch bệnh COVID-19 cũng như tiến hành nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa khi "dòng thác" lao động nhập cư này đổ về. Chính quyền Thượng Hải cho biết, họ sẽ ra lệnh cho những lao động di cư không có nơi cư trú hoặc công việc cụ thể phải trở về quê hương mình.

Chính quyền thành phố này cũng khuyến khích chuyện sắp xếp công việc linh hoạt, cho các nhân viên trong các ngành như công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học có thể làm việc tại nhà. Theo đó, 70% các nhà sản xuất và hơn 80% công ty phần mềm trong các trung tâm tài chính đã hoạt động trở lại trong tuần qua cho dù hầu hết nhân viên làm việc tại nhà.

Tuần trước, chính quyền thành phố Tô Châu - trung tâm sản xuất lớn của tỉnh Giang Tô, nổi tiếng với các sản phẩm tơ lụa - cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất cộng đồng ở địa phương nói với nhân công từ các tỉnh Hồ Bắc, Chiết Giang không quay trở lại làm việc cho đến khi có thông báo mới.

Chính quyền thành phố Trung Sơn và Phật Sơn tại tỉnh Quảng Châu hoãn nối lại hoạt động cho đến ngày 1.3. Trong khi, các công ty tại Hàng Châu - thủ phủ tỉnh Chiết Giang - muốn mở cửa trở lại thì phải xin phép với lý do đặc biệt. Sau khi được cho phép, nhân viên của họ được yêu cầu phải báo cáo nhiệt độ cơ thể hàng ngày cho chính quyền địa phương. Chính quyền Hàng Châu cho biết, cho đến nay, chỉ mới 1.462 trong số gần 30.000 công ty có trụ sở ở thành phố này được phép hoạt động trở lại, tức tỉ lệ được chấp thuận dưới 5%.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc gánh nhiều rủi ro nhất từ những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. 67,1% doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có đủ tài chính để hoạt động cầm chừng trong 2 tháng, theo một cuộc khảo sát gần đây của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh ở Bắc Kinh. Khảo sát cũng chỉ ra, 30% trong số 995 công ty được khảo sát sẽ sút giảm ít nhất 1/2 doanh thu dự kiến so với năm 2019.

"Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ sẽ an toàn hơn nếu đợi thêm một tuần nữa" - Johnny Sze Chun-hong, Phó Tổng giám Nhà máy sản xuất đồ chơi Eastcolight, nói với South China Morming Post.

Gia Minh
TIN LIÊN QUAN

Lý do kiến nghị việc dạy trực tuyến đại trà phòng dịch COVID-19

HUYÊN NGUYỄN |

TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục Hiệp hội Các trường đại học cao đẳng Việt Nam cho rằng dạy học đại trà trên truyền hình là khả thi nhất, vừa đảm bảo kiến thức lẫn sức khoẻ, an toàn cho học sinh, nhất là đối với bậc học phổ thông.

Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến: Giới tài xế hoàn toàn ủng hộ

Việt Dũng |

Việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến qua cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia sẽ được thí điểm ở 5 tỉnh thành, người dân ủng hộ vì lợi ích lớn, trong khi tiền thu của Nhà nước khó thất thoát.

Trung Quốc thời COVID-19: 47.500 căn nhà được bán trực tuyến trong 3 ngày

Phương Linh |

Dịch COVID-19 bùng phát, khiến nhiều người buộc phải ở nhà, thúc đẩy hàng loạt các dịch vụ trực tuyến phát triển nở rộ, từ mua sắm trực tuyến, học tập trực tuyến, tham gia các câu lạc bộ trực tuyến, thậm chí cả mua, bán nhà cũng trực tuyến.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lý do kiến nghị việc dạy trực tuyến đại trà phòng dịch COVID-19

HUYÊN NGUYỄN |

TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục Hiệp hội Các trường đại học cao đẳng Việt Nam cho rằng dạy học đại trà trên truyền hình là khả thi nhất, vừa đảm bảo kiến thức lẫn sức khoẻ, an toàn cho học sinh, nhất là đối với bậc học phổ thông.

Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến: Giới tài xế hoàn toàn ủng hộ

Việt Dũng |

Việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến qua cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia sẽ được thí điểm ở 5 tỉnh thành, người dân ủng hộ vì lợi ích lớn, trong khi tiền thu của Nhà nước khó thất thoát.

Trung Quốc thời COVID-19: 47.500 căn nhà được bán trực tuyến trong 3 ngày

Phương Linh |

Dịch COVID-19 bùng phát, khiến nhiều người buộc phải ở nhà, thúc đẩy hàng loạt các dịch vụ trực tuyến phát triển nở rộ, từ mua sắm trực tuyến, học tập trực tuyến, tham gia các câu lạc bộ trực tuyến, thậm chí cả mua, bán nhà cũng trực tuyến.