Đi Nga học Đại học M.V.Lomonosov, tại sao không?

Ân Jenna Nguyễn |

“Tôi tra thông tin, được biết, nhiều nhà khoa học, nghiên cứu đầu ngành của Việt Nam là cựu sinh viên đại học hàng đầu của Nga hiện thời - Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V.Lomonosov (MSU), như bác Nguyễn Văn Hiệu. Nói tới MSU, mẹ bảo, nhiều người thường nhớ khoa nổi nhất là Khoa Toán cơ trong tòa nhà chính trên đồi Chim sẻ với những tên tuổi như Phạm Hữu Tiệp, Đàm Thanh Sơn, Lê Bá Khánh Trình, Lê Tự Quốc Thắng, Nguyễn Tiến Dũng... Ngài đại sứ Việt Nam hiện nay tại Nga, như tôi tìm hiểu, là Ngô Đức Mạnh cũng tốt nghiệp Khoa Luật của trường. Bao nhiêu năm nay, ngày 7.11 hàng năm, tại Hà Nội, hàng trăm cựu lưu học sinh MSU lại  tụ họp đông vui”.

1. Một ngày giữa tháng sáu rồi, tại Moskva, mẹ đưa tôi tới nhà 24/35, korp.1, phố  Krzhizhanovskogo lên Học viện Tiếng Nga và Văn học  trực thuộc MSU (Institute of Russian Language and Culture - IRLC MSU). Mẹ bảo, với hàng chục nghìn người Việt mấy chục năm qua, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.Lomonosov - tên trường phiên ra tiếng Việt từ tiếng Nga, gọi tắt là MGU. Riêng với mẹ và có thể cũng như với 60.000 sinh viên đến từ 130 quốc gia, 65 năm qua, IRLC luôn thân thương trong ký ức, đơn giản là Khoa Dự bị - nơi một năm nhiều sinh viên nước ngoài học tiếng Nga chuẩn bị cho 5 năm học chính thức ở MSU.

 

Sau 32 năm, mẹ mới quay về thăm Khoa Dự bị. Mẹ hồi hộp và xúc động. Cô Irina Maloglazova cũng rất xúc động. Cô nói với tôi bằng tiếng Anh “Hiếm khi có sinh viên cũ về thăm khoa thế này!”. Tôi thì cố gắng nói với cô một câu tiếng Nga “Trước kia tôi không biết tiếng Nga. Tôi đang cố học tiếng Nga. Tôi sẽ nói tiếng Nga thật tốt”. Ở Thành phố Hồ Chí Minh của chúng tôi, tìm lớp học tiếng Nga dễ mà cũng rất khó. Các trường phổ thông hầu như không dạy tiếng Nga. Mẹ bảo, chẳng như thời của mẹ, mấy chục năm trước, tiếng Nga rất thông dụng.

Những thầy, cô giáo của mẹ ở Khoa Dự bị như Tachyana Mikhailovna, Vladimir Kotretov mất lâu rồi. Đón tiếp chúng tôi ở văn phòng của khoa, ngoài cô Irina có thầy Victor Mazanik - thầy giáo “cùng thời” với mẹ. Thầy Victor bảo, mẹ không biết thầy vì năm mẹ học ở khoa, thầy đang công tác ở Syria. Thầy dẫn hai mẹ con tôi đi thăm lại cả khoa, hỏi mẹ “nào, em cố nhớ xem năm 1987, lớp em học ở phòng nào”. “Khoa Dự bị với tụi mẹ thân thương như ngôi nhà thứ hai. Thầy cô tốt vô cùng! Một năm dự bị, khoa cho tụi mẹ đi thăm bao nhiêu nơi văn hóa của Nga: Nhà L.Tolstoy, nhà P.Traikovski, Vòng cung vàng, nhà họa sĩ V. Vaznetsov, các bảo tàng ở Moskva... Cả một bầu trời văn hóa nghệ thuật mở ra trước mắt...” - mẹ nói với tôi.

 

Chúng tôi vào thăm phòng học cũ của mẹ. Học viên cả lớp đều là người Trung Quốc. Mỗi năm, sinh viên Trung Quốc theo học ở MSU ngày một đông. Mỗi năm, tại IRLC khoảng 1.000 sinh viên ngoại quốc theo học.

Cô Irina tặng mẹ một cuốn kỷ yếu rất đẹp khoa in từ năm 2014, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập: 14.10.1954 - 14.10.2014.

Mẹ dịch sơ qua tôi nghe. Không chỉ tôi mà cả mẹ, đều rất ngạc nhiên (mẹ bảo, thế mà bây giờ mẹ mới biết đấy!) khi giở những trang đầu tiên của kỷ yếu thấy ngay bức hình “Những sinh viên Việt Nam đầu tiên” - gần 50 người sang Nga học ở MSU từ mùa thu 1954!

“Mùa thu 1954, một nhóm sinh viên khá đông đến từ Việt Nam. Trước khi theo học ở các khoa của trường hay các trường đại học khác ở Liên xô, họ cần phải nắm vững tiếng Nga và có kiến thức tiếng Nga cơ bản về ngành nghề sẽ học. Để giải quyết nhiệm vụ này, hiệu trưởng của trường - Viện sĩ I.G.Petrovski - đã quyết định cho thành lập Khóa học đặc biệt cho thanh niên nước ngoài trực thuộc MSU vào ngày 14.10.1954”.

Từ 1955, thêm nhiều sinh viên Á, Phi, Mỹ latinh theo học ở khóa học này. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, năm 1959, thầy I.G.Petrovski đã cơ cấu lại Khóa học đặc biệt cho thanh niên nước ngoài trực thuộc MSU thành Khoa Dự bị cho sinh viên nước ngoài. Từ 1954 - 2013, khoa đổi tên 4 lần, từ 2013, chính thức có tên viết tắt là IRLC.

 

Như tôi hiểu rồi diễn đạt bằng ngôn ngữ của thế hệ @ chúng tôi, có nghĩa sinh viên Việt Nam chính là “người đập hộp” Khoa Dự bị - MSU từ 65 năm trước!

Cô Irina và thầy Victor hỏi thăm những sinh viên Việt Nam theo học ở khoa; cô Irina cười, hỏi mẹ “ngày 14.10 sắp tới, khoa kỷ niệm 65 năm thành lập, có cựu sinh viên Việt Nam nào qua Nga dự lễ kỷ niệm không?”.

2. “MSU thành lập ngày 25.1.1755 theo sắc lệnh của nữ hoàng Nga Elizaveta bằng sự vận động của hai nhà khoa học I.I Shuvalov và  M.V.Lomonosov. Ban đầu trường nằm ở khu vực hiện nay là Bảo tàng lịch sử Nga, trên Quảng trường Đỏ, sau dời đến toà nhà kiến trúc bán cổ điển nằm  bên kia đường đối diện quảng trường - phố Mokhovaya. Năm 1940, trường đổi tên để vinh danh người thành lập là M.V. Lomonosov. Trường là nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa học kiệt xuất của Nga và cả thế giới”.

Học viện Tiếng Nga và Văn học trực thuộc MSU (Institute of Russian Language and Culture - IRLC MSU). Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân
Học viện Tiếng Nga và Văn học trực thuộc MSU (Institute of Russian Language and Culture - IRLC MSU). Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân

Hiện, trên phố Mokhovay còn các khoa: Báo, Tâm lý, Viện nghiên cứu Á - Phi. Năm 2020, trường sẽ kỷ niệm 265 năm thành lập.

“Hiện, MSU là trường trực thuộc Chính phủ Nga, không thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học Nga, nên MSU không có trong danh sách các trường đại học tham gia chương trình đào tạo với Việt Nam theo diện Xử lý nợ và Hiệp định. Hiện, tại MSU chỉ có một số rất ít nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam học theo diện trả tiền và phải thi đầu vào”. Đọc thông tin này, mẹ bảo, thật chẳng như thời của mẹ, hơn ba mươi năm trước, cả trường MSU cùng lúc có vài trăm sinh viên Việt Nam theo học hầu hết các ngành, và đều nhận học bổng 90 rúp/tháng.

Đại học Tổng hợp Quốc Gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov . Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân
Đại học Tổng hợp Quốc Gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov . Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân

Để có thể vào tham quan tòa nhà chính của MSU (một trong 7 tòa nhà khổng lồ xây dưới thời Stalin, cao 240m, có 36 tầng, 5.000 phòng, 33km hành làng) trên đồi Chim sẻ, khách tham quan cần có giấy mời từ người học trong trường. Mẹ vào trang “Hội đăng ký du học Nga” tìm sinh viên Việt Nam hiện theo học tại MSU; rất may mẹ “vớt” được một chị sinh viên xinh đẹp tên là Natasha Nguyễn. Nhờ chị làm giấy mời, một ngày cuối tháng sáu rồi, hai mẹ con tôi vào thăm tòa nhà chính của MSU. Chị Natasha Nguyễn bảo, phần lớn mấy anh chị sinh viên Việt Nam học tại trường bây giờ là đều sinh ra và lớn lên ở Nga. Học phí ở MSU phụ thuộc theo ngành, từ 5.000USD/năm học trở lên. Phải thi đầu vào; là sinh viên MSU thì không học lơ mơ được!

Ngày 19.6.2019, theo xếp hạng của QS University Rankings 2020, MSU đứng thứ 84 trên tổng số hơn 1.000 các trường đại học tốt nhất thế giới. Trong danh sách 39 trường đại học tốt nhất Nga hiện nay, MSU luôn dẫn đầu. Trước khi chia tay Moskva, mẹ con tôi gặp cô Elena Zubtsova. Cô bảo, “Nói thật, tôi vốn không tin vào những bảng xếp hạng. Nhưng phải khẳng định, MSU hiện là trường có chất lượng đào tạo đảm bảo, việc dạy và học ở đây vẫn rất tốt!”.

Bảo tàng Địa chất học - Tòa nhà Chính - Đại học Tổng hợp Quốc Gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân
Bảo tàng Địa chất học - Tòa nhà Chính - Đại học Tổng hợp Quốc Gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân

Tôi đọc trên báo: Rạng sáng 12.9 (giờ Việt Nam), tuần san Times Higher Education (THE) chính thức công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất toàn cầu, có 39 trường của Nga lọt vào, và thăng hạng, trong đó MSU thăng hạng từ 199 lên 189. Lần đầu tiên 3 trường đại học của Việt Nam được Bảng xếp hạng Times Higher Education World University Rankings 2019 công bố thứ hạng cùng với gần 1.400 cơ sở giáo dục đại học uy tín, hàng đầu thế giới: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 801 - 1.000 thế giới; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 1.000+.

Thầy cô giáo Nga tại Học viện Tiếng Nga và Văn học trực thuộc MSU. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân
Thầy cô giáo Nga tại Học viện Tiếng Nga và Văn học trực thuộc MSU. Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Ân

Nhà có điều kiện, sau khi tự tìm hiểu thông tin, thì việc lựa trường du học tự túc phải là quyền tự do và tự quyết của mỗi học sinh, tôi nghĩ. Tôi đã tìm hiểu một chút nước Nga, đã qua Nga tham quan mùa hè này, đã tìm hiểu MSU, và tôi quyết định thời sinh viên của mình sẽ ở MSU. Tại sao không?

Ân Jenna Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Du học Úc: Hành trang cần có trước khi lên đường

P.V |

Du học  là một quyết định mang tính bước ngoặt to lớn trong cuộc sống, và đất nước của những chú chuột túi là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều học sinh, sinh viên và gia đình.

Hương Tràm tuyên bố tạm ngưng sự nghiệp ca hát, sang Mỹ du học

L.C (t/h) |

Ngay trước thềm ra mắt ca khúc mới, Hương Tràm chính thức tuyên bố cô sẽ tạm ngừng sự nghiệp ca hát để sang Mỹ du học vài năm.

Du học sinh Việt: Pháp sẽ xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà Paris từ tàn tro

Nguyễn Hoàng Trâm Anh |

Hẳn là một ngày buồn cho những tình yêu vô hạn với Nhà thờ Đức Bà Paris. Nhưng ngày mai sẽ khác, nước Pháp vẫn là như vậy, họ đứng lên, xây dựng lại từ những tàn tro, từ những đổ nát, từ những điều không thể - Nguyễn Hoàng Trâm Anh, du học sinh Việt Nam tại Pháp, chia sẻ cảm nhận với Lao Động.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Du học Úc: Hành trang cần có trước khi lên đường

P.V |

Du học  là một quyết định mang tính bước ngoặt to lớn trong cuộc sống, và đất nước của những chú chuột túi là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều học sinh, sinh viên và gia đình.

Hương Tràm tuyên bố tạm ngưng sự nghiệp ca hát, sang Mỹ du học

L.C (t/h) |

Ngay trước thềm ra mắt ca khúc mới, Hương Tràm chính thức tuyên bố cô sẽ tạm ngừng sự nghiệp ca hát để sang Mỹ du học vài năm.

Du học sinh Việt: Pháp sẽ xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà Paris từ tàn tro

Nguyễn Hoàng Trâm Anh |

Hẳn là một ngày buồn cho những tình yêu vô hạn với Nhà thờ Đức Bà Paris. Nhưng ngày mai sẽ khác, nước Pháp vẫn là như vậy, họ đứng lên, xây dựng lại từ những tàn tro, từ những đổ nát, từ những điều không thể - Nguyễn Hoàng Trâm Anh, du học sinh Việt Nam tại Pháp, chia sẻ cảm nhận với Lao Động.