Di chứng lâu dài hậu COVID-19 gây ra thách thức toàn cầu

Phương Linh |

Di chứng sau khi bình phục COVID-19 có thể kéo dài tới 12 tháng ở một số bệnh nhân, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới.

Theo SCMP, 5 triệu người tử vong không phải là tác động duy nhất của đại dịch COVID-19. Một hậu quả ít đe dọa đến tính mạng nhưng lâu dài hơn là những người mắc COVID-19 phải chịu đựng các di chứng kéo dài suốt nhiều tháng sau khi đã khỏi bệnh. Vấn đề ngày càng trở thành mối quan ngại về sức khỏe cộng đồng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công nhận về tình trạng sức khỏe hậu COVID-19, các di chứng dai dẳng từ mệt mỏi, khó thở, mất ngủ, đau mỏi và "sương mù não" cho đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tổn thương các cơ quan như thận, phổi, tuyến tụy và tim.

Các triệu chứng lâu dài thường xuất hiện trong thời gian 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19, kéo dài trong ít nhất 2 tháng và chưa rõ nguyên nhân.

 
Hậu COVID-19, người bệnh phải đối mặt với di chứng kéo dài như  mệt mỏi, khó thở, mất ngủ, đau mỏi và sương mù não cho đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ảnh: AFP

Angela Cheung, nhà khoa học cấp cao và là giáo sư y khoa tại Viện Nghiên cứu Bệnh viện Đa khoa Toronto, Canada, cho biết: “Đó sẽ là một vấn đề vì có rất nhiều người bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã cố gắng cứu những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt hoặc phải nhập viện, nhưng chúng tôi cũng sẽ cần tập trung vào việc làm thế nào để giúp những bệnh nhân này tốt hơn khi đã bình phục”.

Giáo sư Cheung đang đồng dẫn dắt một nghiên cứu dài hạn có tên là CanCOV, theo dõi hành trình COVID-19 của khoảng 17.000 bệnh nhân. Theo kết quả, nhiều người vẫn còn sót lại các triệu chứng COVID-19. Bệnh càng nặng, các di chứng càng kéo dài. Những người không nằm viện cũng có thể bị tình trạng hậu COVID-19 kéo dài và các triệu chứng diễn ra theo ''từng đợt'' nghĩa là sẽ quay trở lại.

Hiện tại không có cách điều trị các triệu chứng COVID-19 kéo dài vì nguyên nhân của nó vẫn chưa được biết rõ. Các nhà khoa học đang theo đuổi các hướng nghiên cứu khác nhau để tìm ra lý do sau khi nhiễm virus, một số người tiếp tục phát triển tình trạng hậu COVID-19 trong khi những người khác thậm chí không xuất hiện các triệu chứng trong giai đoạn lây nhiễm.

Một giả thuyết cho rằng virus bám quanh một số bộ phận của cơ thể và gây ra các triệu chứng dai dẳng. Một số nhà khoa học nghi ngờ đó là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức gây ra nhầm lẫn và tấn công các mô và cơ quan của chính cơ thể. Một khả năng khác là virus gây ra tổn thương ban đầu ở một số bệnh nhân - ví dụ như đối với hệ thần kinh - có thể dẫn đến thời gian phục hồi lâu hơn.

Con số đáng kể người chịu di chứng hậu COVID-19 trên thế giới

Một nghiên cứu ở Trung Quốc được công bố vào tháng 8.2021 xem xét 1.276 bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm  ở thành phố Vũ Hán cho thấy hầu hết các triệu chứng biến mất trong vòng 12 tháng.

Tuy nhiên, một nửa số bệnh nhân đó, đặc biệt là những người bị bệnh nặng, vẫn đang trải qua ít nhất một triệu chứng dai dẳng.

Các nhà chức trách y tế Trung Quốc cho biết, những người đã khỏi COVID-19 phải trải qua quá trình phục hồi chức năng để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần và được kiểm tra thường xuyên sau khi xuất viện.

 
Di chứng hậu COVID-19 được chứng kiến ở nhiều bệnh nhân sau phục hồi. Ảnh: AFP

Giới khoa học vẫn chưa thống nhất về khả năng phát triển các di chứng hậu COVID-19. Đã có hàng chục nghiên cứu về vấn đề này trên khắp thế giới, nhưng có các kết quả khác nhau đáng kể.

Theo nghiên cứu công bố vào tháng trước, các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford đã phát hiện ra hơn một 1/3 số người có các triệu chứng COVID-19 kéo dài từ ba đến sáu tháng sau khi bị nhiễm trùng cấp tính.

Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy, 1,1 triệu người đã trải qua tình trạng di chứng COVID-19 kéo dài trong 4 tuần tính đến 5.9. Hơn 11% người đã bình phục bị các triệu chứng hạn chế hoạt động do tình trạng hậu COVID-19.

Một đánh giá có hệ thống về 57 nghiên cứu trên toàn thế giới giúp các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Bang Pennsylvania ở Mỹ ước tính, hơn một nửa trong số 236 triệu người được chẩn đoán mắc COVID-19 kể từ tháng 12.2019 sẽ bị các triệu chứng COVID-19 kéo dài đến 6 tháng sau khi hồi phục căn bệnh.

Hỗ trợ y tế cho người mắc di chứng hậu COVID-19

Tất cả các nghiên cứu đều kêu gọi các tổ chức chăm sóc sức khỏe và nhà cung cấp dịch vụ y tế chuẩn bị hỗ trợ cho một số lượng lớn những người bị COVID-19 kéo dài với các triệu chứng khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

John Marshall, giáo sư phẫu thuật tại Đại học Toronto cho rằng tác động tiềm tàng lớn hơn của di chứng COVID-19 là đối với lực lượng lao động và nhu cầu phục hồi chức năng.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu của Đại học Birmingham, Tiến sĩ Shamil Haroon, người đồng dẫn đầu một nghiên cứu của Anh về những phương pháp điều trị có lợi nhất cho những người bị di chứng COVID-19, cho biết: “Các hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ cần nhanh chóng phát triển các dịch vụ để điều trị những người có các di chứng lâu dài và các biến chứng lâm sàng liên quan đến COVID-19”.

Theo ông, việc điều trị sẽ mang tính chất hỗ trợ chứ không phải chữa bệnh vì hiện tại chưa có phương pháp chữa trị nào cho tình trạng hậu COVID-19.

Thách thức toàn cầu

Paddy Ssentongo, người đứng đầu nghiên cứu của Đại học Bang Pennsylvania về sự phổ biến của triệu chứng COVID-19 kéo dài, cho biết tất cả các quốc gia nên thúc đẩy các trung tâm điều trị về vấn đề này.

Tiến sĩ Satish Raj, giáo sư khoa học tim mạch của Đại học Calgary, đang dẫn đầu một cuộc điều tra về những cá nhân mắc các vấn đề sau khi bình phục COVID-19, nói rằng việc đáp ứng nhu cầu của những bệnh nhân di chứng COVID-19 sẽ là một thách thức đối với hầu hết các hệ thống y tế trên thế giới, không có nhiều tài chính để tập trung vào vấn đề này.

Ông nói: “Điều đầu tiên cần là các nguồn lực nghiên cứu, cơ sở hạ tầng và tiền bạc, để nghiên cứu tốt hơn trường hợp các bệnh nhân này, tìm hiểu rõ vấn đề''.

 
Cách tốt nhất để không bị di chứng là ngăn chặn lây nhiễm ngay từ ban đầu thông qua tiêm chủng vaccine COVID-19. Ảnh: AFP

Giải quyết nhu cầu của bệnh nhân mắc di chứng COVID-19 cũng có thể cải thiện khả năng hỗ trợ cho những bệnh nhân bị nhiễm virus khác cũng chứng kiến tình trạng suy nhược tương tự, bao gồm viêm tủy xương và hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng cách tốt nhất để đối phó với di chứng hậu COVID-19 là phòng tránh lây nhiễm ngay từ ban đầu thông qua tiêm chủng vaccine COVID-19 và các biện pháp y tế công cộng như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. 

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu chứng minh tiêm vaccine COVID-19 an toàn hơn bị nhiễm SARS-CoV-2

Hải Anh |

Nghiên cứu với gần 2 triệu người ở Israel chỉ ra, nguy cơ viêm cơ tim do tiêm vaccine COVID-19 ít hơn nhiều so khả năng bị viêm cơ tim vì nhiễm SARS-CoV-2.

WHO nghiên cứu đột biến có thể nguy hiểm hơn biến thể Delta

Song Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nghiên cứu khả năng lây lan của Lambda - đột biến được cho là có khả năng nguy hiểm hơn biến thể Delta.

Triệu chứng để lại sau khi chữa khỏi COVID-19

Nguyễn Hạnh |

Người mắc COVID-19 thường phải đối mặt với sự mệt mỏi, các triệu chứng về thần kinh nhiều tháng sau khi khỏi bệnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nghiên cứu chứng minh tiêm vaccine COVID-19 an toàn hơn bị nhiễm SARS-CoV-2

Hải Anh |

Nghiên cứu với gần 2 triệu người ở Israel chỉ ra, nguy cơ viêm cơ tim do tiêm vaccine COVID-19 ít hơn nhiều so khả năng bị viêm cơ tim vì nhiễm SARS-CoV-2.

WHO nghiên cứu đột biến có thể nguy hiểm hơn biến thể Delta

Song Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nghiên cứu khả năng lây lan của Lambda - đột biến được cho là có khả năng nguy hiểm hơn biến thể Delta.

Triệu chứng để lại sau khi chữa khỏi COVID-19

Nguyễn Hạnh |

Người mắc COVID-19 thường phải đối mặt với sự mệt mỏi, các triệu chứng về thần kinh nhiều tháng sau khi khỏi bệnh.