Di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi ở Trung Quốc ẩn chứa những bí mật gì?

ĐẶNG NHUNG |

Ngày 20.3, các nhà khảo cổ học tại Trung Quốcđã thông báo về những khám phá mới tại tại di chỉ Tam Tinh Đôi. Những khám phá này đã tiết lộ điều gì?

Tam Tinh Đôi là gì?

Tam Tinh Đôi là kinh đô của nước Thục cổ, nằm ở phía nam sông Áp Tử, thuộc thành phố Quảng Sơn, tình Tứ Xuyên hiện nay. Theo Tân Hoa Xã, Tam Tinh Đôi được xây dựng vào thời nhà Hạ. Nơi đây bao gồm hệ thống tường thành, khu dân cư, xưởng, nhóm lăng mộ và "hố tế thần" có quy mô lớn, bố cục chặt chẽ và chức năng rõ ràng. Việc khai quật được nhiều đồ đồng tại Tam Tinh Đôi cho thấy công nghệ nấu và đúc đồ đồng ở Vương quốc Thục cổ đại đã rất thuần thục.

Bản đồ khu vực Tam Tinh Đôi. Ảnh: Tân Hoa Xã
Bản đồ khu vực Tam Tinh Đôi. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên

Những bí ấn chưa được giải mã đằng sau Tam Tinh Đôi?

Trong nhiều thập kỷ qua, mỗi cuộc khai quật và nghiên cứu về Tam Tinh Đôi đều khơi dậy sự tò mò của mọi người về lịch sử bí ẩn của nó. Nếu bạn đã nhìn thấy những chiếc mặt nạ đúc đồng lớn hoặc những bức tượng đồng cao tuyệt đẹp trong bảo tàng, chắc chắn bạn sẽ nhận ra đây không phải là một nền văn minh đơn giản có thể làm ra được. Không ngạc nhiên khi cư dân mạng nói đùa rằng, nước Thục cổ đại đằng sau Tam Tinh Đôi có thể đến từ một hành tinh khác.

Mặt nạ đồng được khai quật tại khu di chỉ. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên.
Một bức tượng đồng lớn tại di chỉ Tam Tinh Đôi - Trung Quốc. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên
Một bức tượng đồng lớn tại di chỉ Tam Tinh Đôi - Trung Quốc. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên.

Tuy nhiên, thật khó hiểu khi một nền văn minh huy hoàng như vậy đột nhiên biến mất. Các nhà khảo cổ đã sử dụng nhiều phương pháp khoa học và công nghệ hiện đại để tính tuổi của địa điểm này từ 4800 đến 2600 năm trước. Tất cả các loại suy đoán khác về nơi đây chẳng hạn như lũ lụt, chiến tranh và di cư đều có thể xảy ra, nhưng không có đủ bằng chứng lịch sử, và chúng luôn chỉ dựa trên suy đoán.

Một di vật khảo cổ có hình dạng rất giống “bánh lái tàu” được phát hiện tại khu di chỉ. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên
Một di vật khảo cổ có hình dạng rất giống “bánh lái tàu” được phát hiện tại khu di chỉ. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên.

Vương quốc Thục cổ đại bắt nguồn từ đâu? Tại sao nó đột nhiên biến mất? Người Thục cổ đại sống như thế nào? Những câu hỏi này luôn thu hút sự tò mò của các nhà khảo cổ học.

Sáu lần khai quật các hố tế thần

Hố tế thần số 3 tại khu di chỉ Tam Tinh Đôi. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên
Hố tế thần số 3 tại khu di chỉ Tam Tinh Đôi. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên

Hơn 30 năm trước, 6 chiếc mặt nạ bằng vàng đã được khai quật trong quá trình khai quật Hố số 1 và số 2. Tuy nhiên, chiếc mặt nạ vàng mới được khai quật ở Hố số 5 cực kỳ nặng và đặc biệt. Trọng lượng toàn bộ của mặt nạ vàng này phải vượt quá 500 gram.

Chiếc mặt nạ vàng trong lần khai quật mới nhất. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên
Chiếc mặt nạ vàng trong lần khai quật tại hố số 5. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên

Ngoài mảnh mặt nạ vàng này, các di vật văn hóa được khai quật còn có đồ trang trí bằng vàng hình chim, vàng lá, đầu đồng sơn trên mắt, mặt nạ đồng khổng lồ, cây thiêng bằng đồng, ngà voi, chạm khắc răng tinh xảo, ngọc bội, đồ ngọc, v.v.

Đối mặt với các loại bảo vật tinh xảo, đoàn khai quật khảo cổ đều bày tỏ sự xúc động và không ngừng thốt lên rằng đồ vật trong hố không phải người bình thường có thể sở hữu, và chỉ có thể được thưởng thức bởi những người ở cấp cao nhất của các vị vua Thục xưa.

Tại sao Khảo cổ học Tam Tinh Đôi lại có ý nghĩa quan trọng như vậy?

Mảnh khắc ngà voi được phát hiện tại hố số 5. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên
Mảnh khắc ngà voi được phát hiện tại hố số 5. Ảnh: Viện Di tích và Khảo cổ Tứ Xuyên

Các giáo sư tại Viện Khảo cổ thuộc Đại học Bắc Kinh tin rằng, việc khai quật và tìm thấy những đồ vật trên sẽ cung cấp cho chúng ta một sự hiểu biết đầy đủ của nền văn hóa Thục cổ đại. Từ không gian nghi lễ, tư tưởng tôn giáo, và thậm chí phản ánh cả những khái niệm quan trọng về vũ trụ. Tầm quan trọng của khám phá Tam Tinh Đôi còn vượt xa cả khám phá về nền văn hoá Thục cổ đại, nó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về mối quan hệ văn hóa giữa Đồng bằng Thành Đô và các vùng lân cận.

Lưu vực sông Hoàng Hà ở đồng bằng miền Trung là nơi khai sinh ra nền văn minh Trung Hoa. Nhưng điều này không có nghĩa là các khu vực bên ngoài Đồng bằng Trung tâm không liên quan gì đến nền văn minh Trung Quốc.

Với sự tiến bộ của các thành tựu khảo cổ học, các cuộc khai quật ở di chỉ Tam Tinh Đôi đã có những đóng góp quan trọng về nền văn minh Thục cổ đại và văn hóa sông Dương Tử đối với nền văn minh Trung Quốc. Trong tương lai, chắc chắn các nhà khảo cổ học sẽ còn khám phá ra được nhiều hơn nữa về khu di chỉ này.

ĐẶNG NHUNG
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc lại có khai quật khảo cổ cực quý hiếm 20.000 năm tuổi

Khánh Minh |

Cổ vật bằng đá quý hiếm vừa được khai quật ở đông bắc Trung Quốc.

Nga kêu gọi Trung Quốc "tránh xa" đồng USD

Ngọc Vân |

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov muốn Trung Quốc "tránh xa" phụ thuộc đồng USD để làm suy yếu trừng phạt của Mỹ.

Trung Quốc có thêm phát hiện khảo cổ 3.000 năm tuổi trong mộ cổ

Khánh Minh |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy rượu vang 3.000 năm tuổi trong một khu mộ cổ ở thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Trung Quốc lại có khai quật khảo cổ cực quý hiếm 20.000 năm tuổi

Khánh Minh |

Cổ vật bằng đá quý hiếm vừa được khai quật ở đông bắc Trung Quốc.

Nga kêu gọi Trung Quốc "tránh xa" đồng USD

Ngọc Vân |

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov muốn Trung Quốc "tránh xa" phụ thuộc đồng USD để làm suy yếu trừng phạt của Mỹ.

Trung Quốc có thêm phát hiện khảo cổ 3.000 năm tuổi trong mộ cổ

Khánh Minh |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy rượu vang 3.000 năm tuổi trong một khu mộ cổ ở thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây.