Dấu vết khảo cổ 2.000 năm cho thấy kỹ năng tài tình của người tiền sử

Bảo Châu |

Dấu vết khảo cổ cho thấy, thợ săn thời tiền sử đã nghĩ ra những cái bẫy ''đường băng'' tài tình để săn bắt động vật.

Theo tạp chí Khoa học Khảo cổ học và Nhân loại học, từ thời kỳ đồ đá mới và đồ đồng, con người đã sử dụng tư duy để nghĩ ra những ''đường băng'' dài bằng đá để bẫy động vật, lùa chúng vào bên trong, khiến chúng dễ dàng bị con người bắt. Những động vật phổ biến thời kỳ săn bắt, hái lượm này gồm các gia súc, lợn, hươu.

Để tạo ra các bẫy thú tài tình có hình dạng giống những con diều này, những người thợ săn chất các hòn đá lại với nhau để tạo ra hai dãy tường song song, dài vài chục mét, tụ lại thành hình chữ ''V'' ở điểm cuối.

Các bức tường có thể dày từ 0,6m đến 0,9m, cao tới 1,5m và khi gặp nhau ở điểm cuối, mở ra một khoảng trống nhỏ hình phễu. Hàng nghìn con linh dương di cư sẽ bị dồn đuổi vào đáy phễu - nơi chúng sẽ bị con người hạ thủ.

Những chiếc bẫy thường được dựng lên dọc theo khu vực di cư của động vật để thuận tiện lùa con mồi vào bẫy.

Cận cảnh một chiếc bẫy thú hình diều nhìn từ trên cao. Ảnh:
Cận cảnh dấu vết khảo cổ một chiếc bẫy thú hình diều nhìn từ trên cao. Ảnh: GS Lombard/Đại học Johannesburg

Hàng trăm địa điểm bẫy hình diều đã được tìm thấy ở Trung Đông, bao gồm Jordan, Syria, Israel và xa nhất là ở tận Trung Á. Chúng được cho là bắt đầu được áp dụng từ khoảng 6.000 đến 5.000 năm trước nhưng bị thay thế bởi những phương pháp săn bắt phát triển hơn kể từ giữa những năm 2000 trước Công nguyên.

Tuy nhiên, chưa ai từng nghĩ rằng chúng đã được những thợ săn miền nam Châu Phi sử dụng cho đến khi giáo sư khảo cổ học thời kỳ đồ đá Marlize Lombard tại Đại học Johannesburg, Nam Phi, phát hiện ra khoảng một chục dấu vết bẫy hình diều gần Keimoes, Nam Phi hồi năm 2016.

Đến năm 2018, giáo sư và các đồng nghiệp lại tìm thấy một cụm bẫy diều với số lượng 14 chiếc, tập trung quanh một ngọn đồi nhỏ.

Sau đó, năm 2019, bằng cách sử dụng phương pháp khảo sát bằng tia lazer LiDAR, họ tiếp tục phát hiện thêm 2 vị trí khác.

Vị trí phát hiện bẫy thú của người Châu Phi cổ. Ảnh: Đại học Johannesburg

Các nhà nghiên cứu nhận định, những người săn bắn hái lượm ở miền nam Châu Phi khô cằn đã biết biến đổi cảnh quan một cách có chủ ý để săn bắt hiệu quả hơn.

''Kết quả của chúng tôi làm nổi bật sự hiểu biết của những người thợ săn về các hành vi và mô hình di cư của động vật cũng như các yêu cầu tối thiểu để xây dựng các bẫy diều" - báo cáo nghiên cứu của các tác giả cho hay.

Giáo sư Lombard tin rằng các bẫy diều ở Keimoes, Châu Phi, có niên đại gần đây hơn so với ở Trung Đông, và có thể được tạo ra chỉ trong vòng 2.000 năm trở lại đây, bởi những người săn bắn hái lượm hoặc chăn nuôi gia súc.

“Nhiều người sống ở khu vực Keimoes ngày nay là hậu duệ của các quần thể Khoisan nguyên thủy, những người đã sống ở đó từ rất lâu, từ 2.000 năm trước' - giáo sư nói.

Cũng theo nhận định của giáo sư Lombard, có thể còn có nhiều địa điểm bẫy diều khác ở miền nam Châu Phi nhưng rất khó phát hiện do bị hạn chế bởi địa điểm và cảnh quan.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Đột phá khảo cổ Trung Quốc viết lại nền văn minh sông Dương Tử

Song Minh |

Phát hiện khảo cổ Trung Quốc 8.000 năm tuổi ở Chiết Giang có thể viết lại nền văn minh sông Dương Tử.

Mỹ tìm thấy đồng xu Anh 400 năm quý hiếm, hé lộ manh mối khảo cổ quan trọng

Bảo Châu |

Một đồng xu bạc quý hiếm của Anh được tìm thấy ở Maryland, Mỹ sau gần 400 năm đã cung cấp manh mối khảo cổ quan trọng.

Giới khảo cổ Trung Quốc lần ra manh mối văn hóa Tây Tạng nguyên sơ

Hải Anh |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã công bố một số phát hiện mới trong cuộc khai quật gần đây tại di chỉ Qulong ở khu tự trị Tây Tạng, phía tây nam Trung Quốc.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Đột phá khảo cổ Trung Quốc viết lại nền văn minh sông Dương Tử

Song Minh |

Phát hiện khảo cổ Trung Quốc 8.000 năm tuổi ở Chiết Giang có thể viết lại nền văn minh sông Dương Tử.

Mỹ tìm thấy đồng xu Anh 400 năm quý hiếm, hé lộ manh mối khảo cổ quan trọng

Bảo Châu |

Một đồng xu bạc quý hiếm của Anh được tìm thấy ở Maryland, Mỹ sau gần 400 năm đã cung cấp manh mối khảo cổ quan trọng.

Giới khảo cổ Trung Quốc lần ra manh mối văn hóa Tây Tạng nguyên sơ

Hải Anh |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã công bố một số phát hiện mới trong cuộc khai quật gần đây tại di chỉ Qulong ở khu tự trị Tây Tạng, phía tây nam Trung Quốc.