Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Khánh Minh |

Kể từ khi chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc vào ngày 20.9.1977, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc, đặc biệt ghi được nhiều “dấu ấn Việt Nam” trong hai lần làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ hiện tại 2020-2021.

Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu cao kỷ lục 192/193. Quá trình chuẩn bị, tham gia của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an ngay từ đầu đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp cao, sự phối hợp, đóng góp tích cực của bộ, ban, ngành hữu quan, nhờ đó Việt Nam đã để lại những dấu ấn lớn trong 8 tháng đầu năm 2020.

Hai sáng kiến “đúng, trúng và kịp thời”

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 1.2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt các công việc điều hành, chủ trì hoạt động và đại diện cho Hội đồng Bảo an trong quan hệ với các nước, các cơ quan Liên Hợp Quốc, các tổ chức khu vực, quốc tế và báo giới. Dấu ấn quan trọng được ghi nhận là việc tổ chức hai sự kiện: Thảo luận mở của Hội đồng Bảo an với chủ đề “Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì, thông qua Tuyên bố Chủ tịch riêng đầu tiên của Hội đồng Bảo an về tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc; và Phiên họp về hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN lần đầu tiên tại Hội đồng Bảo an.

Cả hai sáng kiến này còn được dư luận đánh giá là “đúng, trúng và kịp thời” trong tháng đầu tiên của năm 2020 - dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc và ký kết Hiến chương Liên Hợp Quốc - đáp ứng nguyện vọng chung của các nước thành viên là đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, vai trò của các tổ chức khu vực (trong đó có ASEAN) khi môi trường quốc tế diễn biến phức tạp, một số nước lớn có chiều hướng chính sách, hành động đi ngược lại các nguyên tắc cốt lõi này.

Phát huy vai trò “trung gian, hòa giải” và nâng tầm đối ngoại đa phương

Trong vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã tham gia đóng góp vào công việc chung của Hội đồng Bảo an trên tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm và cân bằng, thể hiện rõ lập trường ủng hộ tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, ủng hộ tìm kiếm giải pháp cho các cuộc xung đột khu vực và quốc tế thông qua đàm phán, thương lượng hòa bình, đồng thời đề cao các nỗ lực, kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình tái thiết và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực.

Đối với các vấn đề phức tạp có mâu thuẫn quan điểm, tranh chấp lợi ích giữa các nước, Việt Nam đã xử lý khéo léo, thỏa đáng, tránh bị cuốn vào sự đối đầu, chính trị hóa giữa các nước lớn. Việc Việt Nam tích cực đóng góp, đề xuất các sáng kiến và phấn đấu đã thể hiện vai trò cầu nối trên một số vấn đề, vừa nhằm phát huy vai trò “trung gian, hòa giải” và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban theo dõi thực hiện các Nghị quyết về Nam Sudan (nơi Việt Nam đang triển khai thành công bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2), Việt Nam đã phát huy vai trò trung gian góp phần thu hẹp khác biệt giữa các nước, có nhiều đóng góp về nội dung được phản ánh vào Nghị quyết gia hạn cơ chế trừng phạt đối với Nam Sudan; được các nước Châu Phi và Mỹ (nước chủ trì dự thảo) ghi nhận tích cực.

Trong vai trò Chủ tịch Nhóm làm việc không chính thức của Hội đồng Bảo an về các tòa án quốc tế, Việt Nam đã soạn thảo và chủ trì thương lượng thông qua Nghị quyết của Hội đồng Bảo an về rà soát hoạt động năm 2018-2019 của Cơ chế giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của các tòa án hình sự quốc tế và bổ nhiệm Công tố viên cho Cơ chế, trên cơ sở dung hòa quan điểm giữa các bên (Nghị quyết 2529 được thông qua với 14 phiếu thuận).

Khi đảm nhiệm Điều phối viên Nhóm các nước Uỷ viên không thường trực (E10) tại Hội đồng Bảo an trong tháng 5.2020, Việt Nam thể hiện vai trò tích cực, nhất là việc chủ động nối lại cuộc gặp trực tuyến giữa E10 và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (gần đây không tổ chức được do dịch COVID-19), chủ trì xây dựng phát biểu chung của E10 tại phiên họp mở về phương pháp làm việc...

Tận dụng tốt “vai trò kép”

Tận dụng tốt “vai trò kép” là Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an và Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã tổ chức tốt phiên họp của Hội đồng Bảo an về hợp tác Liên Hợp Quốc - ASEAN, thường xuyên đề cao vai trò của các tổ chức khu vực trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề của các khu vực. Việt Nam cũng đã tăng cường phối hợp lập trường với Indonesia, góp phần thúc đẩy đoàn kết, vai trò và hiện diện của ASEAN tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tập trung ưu tiên thúc đẩy một số vấn đề chủ đề được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều nước thành viên để phát huy vai trò và đóng góp của mình tại Hội đồng Bảo an, gồm: Khắc phục hậu quả bom mìn phục vụ tái thiết hậu xung đột; Bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang; An ninh và biến đổi khí hậu; Phụ nữ, hòa bình và an ninh; Hợp tác giữa Liên Hợp Quốc với các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; Trẻ em và xung đột vũ trang và Hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam - thành viên tin cậy, chủ động, có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc

Song Minh |

Ngày 20.9.1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Mỹ đơn phương gia hạn trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iran

Ngọc Vân |

Mỹ tái áp dụng trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iran, bất chấp sự phản đối Hội đồng Bảo an.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc chúc mừng Quốc khánh Việt Nam

Báo Lao Động |

Lao Động trân trọng đăng toàn văn lời chúc mừng Quốc khánh Việt Nam của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Việt Nam - thành viên tin cậy, chủ động, có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc

Song Minh |

Ngày 20.9.1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Mỹ đơn phương gia hạn trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iran

Ngọc Vân |

Mỹ tái áp dụng trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iran, bất chấp sự phản đối Hội đồng Bảo an.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc chúc mừng Quốc khánh Việt Nam

Báo Lao Động |

Lao Động trân trọng đăng toàn văn lời chúc mừng Quốc khánh Việt Nam của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.