Dấu ấn 30 năm quan hệ ASEAN - Trung Quốc

Ngọc Vân |

Nhằm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Trung Quốc (1991-2021), ASEAN và Trung Quốc phối hợp tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc vào ngày 22.11.2021.

ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ vào năm 1991 và nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược vào tháng 10.2003. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24 vào ngày 26.10.2021, hai bên đã nhất trí thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc.

Về chính trị-an ninh

Trung Quốc tham gia đầy đủ vào các cơ chế khu vực do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt như ASEAN-Trung Quốc, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF), cũng như các cơ chế chuyên ngành khác trong lĩnh vực chính trị-an ninh.

Trung Quốc khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực, ủng hộ ASEAN phát huy vai trò lớn hơn tại các diễn đàn đa phương trên thế giới. Trung Quốc là nước Đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN tham gia Hiệp ước thân thiện và Hợp tác (TAC).

ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào tháng 11.2002 tại Phnom Penh, Campuchia. Tháng 11.2012, Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 thông qua Tuyên bố chung về kỷ niệm 10 năm ký Tuyên bố DOC. Hai bên thông qua Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC vào ngày 25.7.2016.

Trung Quốc tham gia hợp tác trong cơ chế Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) ngay từ khi được thiết lập từ năm 2010 và hợp tác trong khuôn khổ cơ chế Bộ trưởng và Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về tội phạm xuyên quốc gia.

Về kinh tế

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong nhiều năm liền (2009-2021), trong khi đó vào năm 2020, ASEAN lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Trong năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 516,9 tỉ USD. Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc (FDI) từ Trung Quốc vào ASEAN đạt 7,6 tỉ USD trong năm 2020 (là nguồn đầu tư FDI lớn thứ 4 vào ASEAN).

Sau khi ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào tháng 11.2020, Trung Quốc là một trong những nước Đối tác đầu tiên của ASEAN sớm hoàn tất chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP.

Ngoài ra, ASEAN và Trung Quốc hiện đang hợp tác chặt chẽ thông qua các cơ chế, diễn đàn do ASEAN chủ trì trong các lĩnh vực như kết nối, du lịch, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng thành phố thông minh… và triển khai các thỏa thuận hợp tác liên quan.

Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24, ngày 26.10.2021. Ảnh: TTXVN
Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24, ngày 26.10.2021. Ảnh: TTXVN

Về văn hóa-xã hội

ASEAN và Trung Quốc đẩy mạnh ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, lao động, an ninh xã hội, môi trường, truyền thông, thanh niên, giảm nghèo… Đáng chú ý, hợp tác giáo dục ASEAN-Trung Quốc là lĩnh vực hợp tác quan trọng và là kênh hợp tác hiệu quả giúp thúc đẩy giao lưu thanh niên và kết nối nhân dân ASEAN-Trung Quốc, thông qua Tuần lễ hợp tác giáo dục ASEAN-Trung Quốc (CAECW) thường niên kể từ năm 2008 đến nay, chương trình Học bổng các nhà Lãnh đạo trẻ ASEAN-Trung Quốc (ACYLS) từ năm 2019.

Trong lĩnh vực y tế, hai bên hợp tác thông qua cơ chế Hội nghị quan chức cao cấp và Bộ trưởng Y tế ASEAN-Trung Quốc, ký MOU về Hợp tác Y tế tại cuộc họp Bộ trưởng Y tế ASEAN-Trung Quốc lần thứ 4 (6.7.2012, Phuket), các hoạt động trao đổi chuyên gia và mời ASEAN tham gia các khóa đào tạo tại Trung Quốc.

ASEAN và Trung Quốc nhất trí công bố năm 2021 là Năm hợp tác bền vững ASEAN-Trung Quốc, triển khai các hoạt động, chương trình hợp tác sẽ được triển khai trên các ưu tiên như y tế công cộng, giảm nghèo, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, năng lượng sạch, phát triển nông thôn bền vững và đô thị bền vững…

Về hợp tác phòng chống COVID-19 và thúc đẩy phục hồi toàn diện

Hợp tác ứng phó COVID-19 được chủ động thúc đẩy ngay từ sớm, với việc tổ chức Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về COVID-19 (Vientiane 20.2.2020). Thông qua các cơ chế do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt, Trung Quốc tích cực thúc đẩy các sáng kiến hợp tác với ASEAN ứng phó COVID-19 và phục hồi toàn diện. Hai bên nhất trí thông qua các Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về Hợp tác hỗ trợ Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Tuyên bố chung ASEAN về Hợp tác Phát triển bền vững và xanh trong năm 2021 nhằm đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực này.

Trung Quốc đề xuất tận dụng, phát huy các cơ chế hợp tác hiện có nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ các nước ASEAN nghiên cứu, phát triển vaccine, cân nhắc tích cực nhu cầu vaccine COVID-19 của ASEAN, cử các chuyên gia y tế đến hỗ trợ các nước ASEAN; đã triển khai đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ ASEAN Ứng phó COVID-19, đề xuất lập cơ chế ứng phó tình huống y tế công cộng khẩn cấp, cam kết trích 5 triệu USD từ Quỹ Hợp tác ASEAN-Trung Quốc tài trợ các chương trình, dự án hợp tác y tế công cộng với ASEAN...

Đẩy mạnh các nỗ lực khôi phục các hoạt động kinh tế, giao thương là ưu tiên hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc. Hai bên đang tích cực hợp tác triển khai hiệu quả Hiệp định Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên trao đổi thương mại-đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khắc phục tác động của dịch bệnh…

Trung Quốc cam kết sẽ hỗ trợ ASEAN triển khai Khung phục hồi tổng thể (ACRF), phát triển kinh tế số, hợp tác phát triển bền vững theo chủ đề hợp tác năm 2021, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường biển, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc tuyên bố đợt bùng phát COVID-19 mới nhất sắp kết thúc

Song Minh |

8 tỉnh bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát COVID-19 mới nhất ở Trung Quốc đã báo cáo không có ca mới trong 14 ngày liên tiếp.

Trung Quốc phát triển siêu máy tính mới xử lý AI nhanh vượt bậc

Song Minh |

Hệ thống siêu máy tính mới nhất của Trung Quốc đã góp phần giúp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có những bước tiến vượt trội.

Dấu ấn mới nhà máy thủy điện Trung Quốc lớn thứ 2 thế giới sau đập Tam Hiệp

Khánh Minh |

Nhà máy thủy điện lớn thứ 2 thế giới ở Trung Quốc sau đập Tam Hiệp mở rộng để có sản lượng lớn hơn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Trung Quốc tuyên bố đợt bùng phát COVID-19 mới nhất sắp kết thúc

Song Minh |

8 tỉnh bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát COVID-19 mới nhất ở Trung Quốc đã báo cáo không có ca mới trong 14 ngày liên tiếp.

Trung Quốc phát triển siêu máy tính mới xử lý AI nhanh vượt bậc

Song Minh |

Hệ thống siêu máy tính mới nhất của Trung Quốc đã góp phần giúp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có những bước tiến vượt trội.

Dấu ấn mới nhà máy thủy điện Trung Quốc lớn thứ 2 thế giới sau đập Tam Hiệp

Khánh Minh |

Nhà máy thủy điện lớn thứ 2 thế giới ở Trung Quốc sau đập Tam Hiệp mở rộng để có sản lượng lớn hơn.