Cuộc đua kính thiên văn khổng lồ nhằm giải mã bí ẩn vũ trụ

Thanh Hà |

Thế hệ kính thiên văn khổng lồ đang được cộng đồng thiên văn học thế giới kỳ vọng giúp phát hiện và giải đáp những bí ẩn vũ trụ.

Cạnh tranh ở sa mạc khô cằn nhất thế giới

Tại sa mạc Atacama, Chile, những người yêu thiên văn vũ trụ đang quan sát bầu trời đêm để tìm kiếm sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh và nghiên cứu năng lượng tối bí ẩn của vũ trụ, theo Reuters.

Trung tâm của cuộc tìm kiếm những thế giới ngoài Trái đất xa xôi này là kính thiên văn Giant Magellan (GMT) - kính viễn vọng cực lớn trên mặt đất trị giá 1,8 tỉ USD. Kính thiên văn này đang được xây dựng ở đài quan sát Las Campanas và dự kiến có độ phân giải cao gấp 10 lần kính viễn vọng không gian Hubble.

Kính thiên văn Giant Magellan sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối thập kỷ này, cạnh tranh với kính thiên văn Cực Lớn của Đài quan sát Phía Nam Châu Âu cũng đặt ở sa mạc Atacama và kính thiên văn 30m (TMT) đang xây dựng ở Hawaii, Mỹ.

Kính thiên văn Giant Magellan dự kiến đưa vào hoạt động cuối thập kỷ này. Ảnh: Giant Magellan
Kính thiên văn Giant Magellan dự kiến đưa vào hoạt động cuối thập kỷ này. Ảnh: Giant Magellan

Leopoldo Infante - giám đốc đài thiên văn Las Campanas - cho biết: “Thế hệ kính thiên văn khổng lồ mới này nhằm phát hiện chính xác sự sống trên các hành tinh khác cũng như xác định nguồn gốc của năng lượng tối".

Ông cho biết, sẽ có cuộc đua giữa 3 kính thiên văn khổng lồ này xem kính thiên văn nào khám phá ra những bí ẩn vũ trụ đầu tiên. Kính thiên văn khổng lồ mới sẽ có khả năng phát hiện các phân tử hữu cơ trong bầu khí quyển của những hành tinh xa xôi. “Đó là kỳ vọng. Và ai phát hiện ra sự sống trên hành tinh khác sẽ đoạt giải Nobel, tôi chắc chắn là thế" - ông nói.

Nhiệm vụ khác của kính thiên văn khổng lồ là nghiên cứu năng lượng tối, dạng năng lượng bí ẩn được cho là đang thúc đẩy tốc độ giãn nở của vũ trụ.

"Kính thiên văn này được thiết kế để nghiên cứu chính xác thứ được gọi là năng lượng tối của vũ trụ, để có thể hiểu về mặt vật lý năng lượng đó là gì và năng lượng đó đến từ đâu" - ông Infante nói thêm.

Tham vọng dẫn trước của Trung Quốc

SCMP đưa tin, Trung Quốc, nước sở hữu kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới, đang xem xét xây dựng thêm 5 kính khác có kích thước tương tự để nghiên cứu về người ngoài hành tinh và các bí ẩn vũ trụ.

Kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới ở Trung Quốc là kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500m (FAST) còn gọi là Thiên Nhãn. FAST đặt tại vùng núi đá vôi của tỉnh Quý Châu, có diện tích đủ lớn để tổ chức 30 trận bóng đá cùng lúc.

Sau khi kính thiên văn vô tuyến khổng lồ 300m của Mỹ tại Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico sập vào năm ngoái, không còn kính thiên văn khổng lồ nào khác để xác minh những phát hiện của FAST.

Giáo sư Wu Xiangping - nhà nghiên cứu của Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Trung Quốc thông tin ở Thượng Hải hôm 31.10 rằng, FAST đã có rất nhiều khám phá quan trọng kể từ khi hoàn thành năm 2016 khiến chính phủ Trung Quốc lên kế hoạch mở rộng công suất lên 6 kính thiên văn vô tuyến tương tự trong cùng khu vực.

Diện tích đĩa kết hợp của những kính thiên văn vô tuyến mà Trung Quốc dự kiến xây dựng có thể đạt khoảng 1,2km2, vượt xa dự án kính thiên văn vô tuyến lớn nhất - kính thiên văn SKA - đang được xây dựng ở Australia và Nam Phi.

“Nó sẽ giúp chúng ta đi trước thế giới 50 năm” - trang tin Thepaper.cn của Trung Quốc dẫn lời giáo sư Wu Xiangping.

Tuy nhiên, có những nghi ngại về khả năng mở rộng kính thiên văn của Trung Quốc. Để so sánh, kính thiên văn SKA có ngân sách gần 2 tỉ euro (2,3 tỉ USD) với đóng góp từ 14 quốc gia thành viên, trong đó có Trung Quốc.

Wu Jianghua - giáo sư thiên văn học của Đại học Sư phạm Bắc Kinh, người tham gia lập kế hoạch xây dựng FAST cho hay, kính thiên văn này đã tiêu tốn hơn 100 triệu USD tiền thuế của người dân Trung Quốc, tương đương với chi phí trung bình cho 7km đường sắt cao tốc.

“Và điều đó bao gồm khoản đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) cho những công nghệ mới. Kính thiên văn trong tương lai ít nhiều sẽ là bản sao của kính đầu tiên. Rất có thể chúng sẽ có giá thấp hơn" - ông nói.

Giáo sư Wu Jianghua lưu ý: “Việc xây dựng những kính thiên văn lớn có thể là thách thức với các quốc gia khác, nhưng đây chính là điểm mạnh của Trung Quốc".

Xu Renxin, giáo sư thiên văn học tại Đại học Bắc Kinh và là thành viên của ủy ban học thuật tại phòng thí nghiệm FAST ở Bắc Kinh, nói rằng, đã có một cuộc tranh luận về việc nên xây dựng kính thiên văn như thế nào. Một số nhà nghiên cứu đề xuất xây dựng một số lượng lớn kính thiên văn nhỏ thay vì một vài kính thiên văn lớn. Kính thiên văn càng nhỏ thì càng ít thách thức về kỹ thuật. Tuy nhiên, với loạt kính thiên văn nhỏ cần có máy tính cực mạnh để xử lý dữ liệu.

Dù chính phủ Trung Quốc vẫn đang xem xét các kế hoạch, nhưng đề xuất 6 kính thiên văn khổng lồ nhận được sự ủng hộ nhiều nhất từ ​​cộng đồng thiên văn học, theo các nhà nghiên cứu thông tin về dự án.

Với độ nhạy chưa từng có, kính thiên văn FAST đang khám phá các sao xung với tốc độ nhanh hơn tất cả các kính thiên văn khác trên thế giới cộng lại. Giới khoa học cho rằng, những ngôi sao quay này có thể trả lời một số câu hỏi quan trọng về vũ trụ và cũng hoạt động như đèn hiệu dẫn đường cho tên lửa, vệ tinh hoặc tàu vũ trụ.

Kính thiên văn FAST cũng tham gia Breakthrough Listen -  nỗ lực quốc tế nhằm phát hiện các nền văn minh ngoài Trái đất.

Thiên văn học vẫn là lĩnh vực tương đối mới trong các lĩnh vực nghiên cứu của Trung Quốc nhưng lĩnh vực này đã và đang phát triển nhanh chóng. Năm nay, các nhà thiên văn Trung Quốc phát hiện ra ánh sáng sáng nhất trong vũ trụ thông qua máy dò tia vũ trụ mạnh nhất thế giới trên cao nguyên Tây Tạng. Sau khi hoàn thành xây trạm vũ trụ Thiên Cung vào năm tới, Trung Quốc dự kiến phóng kính thiên văn có trường quan sát lớn gấp 300 lần so với kính viễn vọng không gian Hubble.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Phi hành gia NASA thu hoạch ớt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Thanh Hà |

Phi hành gia NASA thu hoạch những quả ớt đầu tiên trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 29.10, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình con người đưa một dạng sống mới ra ngoài vũ trụ.

Chờ đợi những bí ẩn lớn của vũ trụ được khám phá tiếp trong thế kỷ XXI

Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam VACA |

Một thế kỷ qua đã ghi nhận những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc của loài người trong việc khám phá và nhận thức về vũ trụ. Nhưng vẫn còn rất nhiều điều cần được khám phá ở phía trước. Khoa học vũ trụ sẽ tiếp tục tìm lời giải đáp cho những bí ẩn vũ trụ trong phần còn lại của thế kỷ XXI này.

Trung Quốc trở thành nước sở hữu kính thiên văn khổng lồ duy nhất thế giới

Phương Linh |

Sau sự sụp đổ của Arecibo, Trung Quốc trở thành nước sở hữu kính thiên văn khổng lồ nhất và duy nhất trên thế giới.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Phi hành gia NASA thu hoạch ớt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Thanh Hà |

Phi hành gia NASA thu hoạch những quả ớt đầu tiên trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 29.10, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình con người đưa một dạng sống mới ra ngoài vũ trụ.

Chờ đợi những bí ẩn lớn của vũ trụ được khám phá tiếp trong thế kỷ XXI

Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam VACA |

Một thế kỷ qua đã ghi nhận những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc của loài người trong việc khám phá và nhận thức về vũ trụ. Nhưng vẫn còn rất nhiều điều cần được khám phá ở phía trước. Khoa học vũ trụ sẽ tiếp tục tìm lời giải đáp cho những bí ẩn vũ trụ trong phần còn lại của thế kỷ XXI này.

Trung Quốc trở thành nước sở hữu kính thiên văn khổng lồ duy nhất thế giới

Phương Linh |

Sau sự sụp đổ của Arecibo, Trung Quốc trở thành nước sở hữu kính thiên văn khổng lồ nhất và duy nhất trên thế giới.