Cuộc đấu giữa quyền và lực

Ngạc Ngư |

Facebook không phải là mạng xã hội duy nhất nhưng hiện tại được coi là lớn nhất và hùng mạnh nhất trên thế giới. Tất cả những mạng xã hội và nền tảng truyền thông trên thế giới từ một vài năm nay không còn được tuỳ ý tự tung tự tác như trước mà phải trực diện sự chế tài ngày càng tăng và ngày càng thêm chặt chẽ từ phía chính quyền ở nhiều quốc gia.

Chính quyền có quyền để khép các mạng xã hội và nền tảng truyền thông này vào khuôn khổ, hành lang pháp lý quốc gia, trong khi các mạng xã hội và nền tảng truyền thông nước ngoài như Facebook, Google hay YouTube lại có thực lực mạnh trên không ít phương diện, đặc biệt về tài chính.

Vì thế, cuộc đấu giữa quyền kia và lực này, như đang diễn ra và như vừa mới diễn ra giữa Facebook với chính quyền Australia, rất quyết liệt và sẽ còn dai dẳng trên thế giới.

Australia là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành bộ luật với quy định buộc các mạng xã hội và nền tảng truyền thông trên thế giới phải trả tiền cho các nhà xuất bản hay báo chí của Australia khi sử dụng thông tin và dữ liệu của các nhà xuất bản và báo chí này.

Facebook phản công lại bằng cách không cho đăng tải và truy cập thông tin và dữ liệu của Australia. Sau 4 ngày đối đầu, chính phủ Australia và Facebook đạt được thoả thuận, Facebook chấm dứt chiến dịch cấm vận và Australia thông qua bộ luật. Facebook đồng ý trả tiền cho các nhà xuất bản và báo chí ở Australia, còn chính phủ Australia đồng ý sửa đổi một số nội dung trong dự thảo luật theo hướng cụ thể hoá nhiều hơn và làm cho minh bạch hơn việc chế tài.

Thực chất ở đây là chuyện chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động quảng cáo trên các mạng xã hội và nền tảng truyền thông. Phía các nhà xuất bản và báo chí quốc gia cho rằng, các mạng xã hội và nền tảng truyền thông quốc tế sử dụng thông tin và dữ liệu của họ - thông qua người dùng - kiếm được nhiều lời thì đâu có khác gì hoạt động kinh doanh trực tiếp với thông tin và dữ liệu của họ, cho nên phải chia sẻ lợi nhuận với họ.

Các mạng xã hội và nền tảng truyền thông quốc tế lại cho rằng, họ giúp mở rộng phạm vi nổi danh và tiếp cận người sử dụng cho các nhà xuất bản và báo chí quốc gia, tức là trực tiếp làm lợi cho diện đối tác này.

Không phải hãng nào trong cuộc đấu tương tự cũng hành xử như Facebook vừa rồi. Google chọn cách thức thoả hiệp trực tiếp với các nhà xuất bản và báo chí quốc gia như đã thấy ở Mỹ và trong EU. Cũng không phải quốc gia nào cũng chịu nhượng bộ và thoả hiệp như Australia vừa rồi.

Năm 2014, chính phủ Tây Ban Nha đã kiên quyết không nhượng bộ gì cho Google. Thật ra, thực sự rất khó định tính và định lượng được mức độ lợi và hại của mọi cách giải quyết cuộc đấu này.

Nhưng điều có thể được coi là hệ luỵ Logic của cuộc đấu này là các mạng xã hội và nền tảng truyền thông quốc gia cũng như quốc tế sẽ bị chế tài ngày càng thêm nhiều và ngày càng thêm chặt chẽ.

Ở phía chính quyền các quốc gia có sự nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về sự cần thiết và cấp thiết phải chế tài các mạng xã hội và nền tảng truyền thông quốc gia cũng như quốc tế.

Chia sẻ lợi nhuận chỉ là một khía cạnh. Những khía cạnh khác là an ninh quốc gia (như chống khủng bố, an ninh mạng...), ổn định chính trị xã hội (như chống kích động thù hằn, tuyên truyền bạo lực, dân tuý...) hay văn hoá, tin giả...

Thế giới công nghệ số có thể không biên giới, nhưng trong thế giới ấy không thể không có những giới hạn cần thiết đặt ra cho các mạng xã hội cà nền tảng truyền thông.

Cuộc đấu giữa quyền và lực ở Australia giữa chính quyền nước này và hãng Facebook tuy đơn lẻ, nhưng là biểu hiện mới của xu thế chung trên thế giới.

Đây là những nơi không những chỉ buộc các mạng xã hội và nền tảng truyền thông quốc tế khi nhập gia phải tuỳ tục, mà sẽ tăng cường tìm kiếm quy định chung có hiệu lực chung cho nhiều quốc gia hoặc cho cả thế giới đối với kinh doanh và quảng cáo trực tuyến, đối với trách nhiệm khi đưa thông tin và dữ liệu, cũng như sử dụng chúng trên các nền tảng công nghệ số.

Ngạc Ngư
TIN LIÊN QUAN

Vĩ thanh cuộc chiến với Australia: Facebook chi 1 tỉ USD cho báo chí

Song Minh |

Facebook cam kết đầu tư ít nhất 1 tỉ USD để hỗ trợ báo chí trong 3 năm tới sau khi giải quyết tranh chấp với Australia.

Cái kết bất ngờ cuộc chiến Facebook - Australia

Phương Linh |

Facebook ngày 23.2 cho biết sẽ khôi phục các trang tin tức của Australia sau các đàm phán với chính phủ nước này về sửa đổi dự luật.

Australia có sửa đổi dự luật sau vụ Facebook chặn tin tức?

Hải Anh |

Australia sẽ không thay đổi nội dung dự luật trong đó yêu cầu Google và Facebook trả tiền nội dung cho các hãng tin.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Vĩ thanh cuộc chiến với Australia: Facebook chi 1 tỉ USD cho báo chí

Song Minh |

Facebook cam kết đầu tư ít nhất 1 tỉ USD để hỗ trợ báo chí trong 3 năm tới sau khi giải quyết tranh chấp với Australia.

Cái kết bất ngờ cuộc chiến Facebook - Australia

Phương Linh |

Facebook ngày 23.2 cho biết sẽ khôi phục các trang tin tức của Australia sau các đàm phán với chính phủ nước này về sửa đổi dự luật.

Australia có sửa đổi dự luật sau vụ Facebook chặn tin tức?

Hải Anh |

Australia sẽ không thay đổi nội dung dự luật trong đó yêu cầu Google và Facebook trả tiền nội dung cho các hãng tin.