Cùng chung tổ tiên với loài linh trưởng, tại sao con người không có đuôi?

Bảo Châu |

Tại sao một số loài linh trưởng có đuôi, trong khi con người và vượn người thì không? Câu hỏi bấy lâu nay hiện đã có lời giải đáp.

Live Science đưa tin gần đây, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra manh mối di truyền về lý do tại sao con người không có đuôi mặc dù cách đây hàng chục triệu năm, tổ tiên chung của loài người và tất cả loài linh trưởng đều có đuôi.

Theo phát hiện mới được công bố trên trang bioRxiv hồi tháng 9 và chưa được đánh giá ngang hàng, các nhà khoa học đã xác định được một loại gene nhảy liên quan đến sự phát triển đuôi có thể đã nhảy vào một vị trí khác trong bộ gene của một loài linh trưởng hàng triệu năm trước. Chính vì như vậy, nó đã tạo ra một đột biến khiến chúng ta mất đuôi.

Dấu vết của đuôi

Trên thực tế cơ thể con người vẫn giữ dấu vết của cái đuôi khi ở trong giai đoạn phôi thai. Đuôi là một đặc điểm có thể bắt nguồn từ động vật có xương sống đầu tiên trên Trái đất, vì vậy khi phôi thai con người phát triển, chúng ta sẽ có đuôi gắn với cột sống trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, cũng giống như tất cả các động vật có xương sống khác. Nhưng sau khoảng 8 tuần, hầu hết các đuôi của phôi thai người hoàn toàn biến mất, theo một nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Nature vào năm 2008.

Dấu vết duy nhất còn lại của những chiếc đuôi bị mất này trên cơ thể con người là khoảng 3 hoặc 4 đốt sống tạo thành xương cụt.

Đôi khi có trường hợp con người được sinh ra có một chiếc đuôi, nhưng đặc biệt hiếm. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên Tạp chí Hiệp hội Phẫu thuật Nhi khoa Ấn Độ, cái đuôi này là phần thừa của phôi thai và thường là đuôi giả chứ không phải là đuôi thật. Đuôi giả được phủ lớp da, bên trong chứa cơ, dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết, nhưng không có xương và sụn và không kết nối với tủy sống như đuôi thật.

 
Dấu vết về chiếc đuôi trên cơ thể con người chính là xương cụt. Ảnh: Getty/AFP

Nghiên cứu sinh Bo Xia tại Trường Y khoa Grossman của Đại học New York (NYU), tác giả chính của nghiên cứu mới nhất công bố hồi tháng 9, cho biết, tổ tiên không đuôi sớm nhất được biết đến của người và vượn là loài linh trưởng tên là Proconsul, sống ở Châu Phi trong kỷ nguyên Miocen (từ 23 triệu đến 5,3 triệu năm trước) và không có dấu hiệu của đốt sống đuôi. Nhưng việc mất đuôi được cho là có nguồn gốc sớm hơn, vào khoảng 25 triệu năm trước, khi dòng dõi hominoid của người và vượn người tách ra khỏi họ khỉ Cựu thế giới.

Sau khi so sánh dữ liệu di truyền từ 6 loài hominoid và 9 loài khỉ, tìm kiếm sự khác biệt có thể liên quan đến việc có hoặc không có đuôi, nhóm nghiên cứu phát hiện một ứng cử viên có khả năng xuất hiện trong một đoạn ADN ngắn gọi là phần tử Alu - một loại ADN có thể nhảy từ vị trí này sang vị trí khác trong bộ gene và ảnh hưởng đến việc sản xuất protein - nằm trong gen TBXT, gen quy định sự phát triển đuôi. Đột biến này có trong bộ gene của vượn người và người, nhưng không có ở bộ gen của khỉ.

Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để tái tạo đột biến này trong gen TBXT ở chuột. Kết quả, chuột thí nghiệm biến đổi gene có đuôi nhưng khác nhau về độ dài, từ bình thường đến không có đuôi. Mặc dù đột biến ảnh hưởng đến đuôi của chúng, nhưng nó không phải là công tắc bật/tắt, chỉ ra cho các nhà khoa học rằng các gene khác ở động vật linh trưởng cũng góp phần trong việc làm đuôi biến mất. Tuy nhiên, sự xuất hiện của đột biến này "có thể là một sự kiện quan trọng" làm gián đoạn quá trình tạo ra đuôi - theo đồng tác giả nghiên cứu Itai Yanai, giáo sư tại Khoa Hóa sinh và Dược phân tử của Đại học New York.

Tác dụng của việc mất đuôi

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng việc mất đuôi có thể đã giúp khỉ và người sơ khai chuyển sang cách đi bằng hai chân, một sự phát triển tiến hóa trùng hợp với việc không có đuôi.

Việc mất đuôi diễn ra khoảng 25 triệu năm trước, rất lâu trước khi loài người tinh khôn Homo sapiens của chúng ta đi bộ trên Trái đất. Trong nhiều triệu năm sau đó, sự di truyền về phát triển đuôi trong dòng dõi của con người đã ngừng hoạt động, và tất cả các phần cần thiết để phát triển đuôi đã bị mất từ ​​lâu. Do đó, không có khả năng một ngày nào đó con người lại có đuôi một lần nữa.

 
Việc giữ lại đuôi mang lại một số lợi ích cho loài linh trưởng. Ảnh: Getty/AFP

Michelle Bezanson, giáo sư nhân chủng học tại trường Nghệ thuật và Khoa học thuộc Đại học Santa Clara ở California - người không tham gia vào nghiên cứu - cho biết những loài linh trưởng giữ đuôi lại có lợi theo những cách khác, những phần phụ này thực hiện nhiều chức năng hữu ích khác nhau chẳng hạn như định hướng cơ thể trong các cú nhảy, giúp giữ thăng bằng và ổn định khi di chuyển hoặc kiếm ăn. Thậm chí đuôi của chúng cũng được dùng thể hiện hành vi xã hội, như loài khỉ titi Nam Mỹ thuộc chi linh trưởng Callicebus đan đuôi vào nhau với bạn tình như một thể hiện tình cảm.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Trái đất sẽ thế nào nếu loài người hiện đại chưa từng tồn tại?

Khánh Minh |

Một thế giới không có loài người hiện đại có thể là một vùng đất của những người khổng lồ.

Điều gì xảy ra nếu con người vào vũ trụ không có đồ bảo hộ?

Bảo Châu |

Nếu con người đi vào vũ trụ mà không mặc bộ đồ không gian, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra?

Con người có thể sống thọ tối đa trong bao nhiêu năm?

Bảo Châu |

Theo nghiên cứu mới, con người có thể đạt tuổi thọ ít nhất 130 tuổi hoặc thậm chí lâu hơn nữa dù rất hiếm.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Trái đất sẽ thế nào nếu loài người hiện đại chưa từng tồn tại?

Khánh Minh |

Một thế giới không có loài người hiện đại có thể là một vùng đất của những người khổng lồ.

Điều gì xảy ra nếu con người vào vũ trụ không có đồ bảo hộ?

Bảo Châu |

Nếu con người đi vào vũ trụ mà không mặc bộ đồ không gian, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra?

Con người có thể sống thọ tối đa trong bao nhiêu năm?

Bảo Châu |

Theo nghiên cứu mới, con người có thể đạt tuổi thọ ít nhất 130 tuổi hoặc thậm chí lâu hơn nữa dù rất hiếm.