COVID-19 tăng gấp đôi ở Châu Âu, WHO cảnh báo thêm dấu mốc nghiệt ngã

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, Châu Âu vẫn trong nguy cơ của COVID-19 và con số tử vong của lục địa này có thể lên tới 2,2 triệu người trong mùa đông năm nay nếu xu hướng hiện tại tiếp tục diễn ra.

Tổng số người chết có thể vượt quá 2,2 triệu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ngày 23.11 rằng, dự kiến có thêm 700.000 người có thể chết vì COVID-19 ở Châu Âu vào tháng 3, nâng tổng số người chết lên trên 2,2 triệu.

Tổng số ca tử vong tích lũy do COVID-19 ở 53 quốc gia thuộc khu vực Châu Âu của WHO đã vượt qua con số 1,5 triệu, với tỉ lệ ca nhiễm hàng ngày tăng gấp đôi so với cuối tháng 9.

Khu vực Châu Âu của WHO bao gồm Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác cũng như Thổ Nhĩ Kỳ.

"Số ca tử vong tích lũy được dự báo lên đến hơn 2,2 triệu vào mùa xuân năm sau, dựa trên các xu hướng hiện tại" - WHO thông báo, đồng thời lưu ý COVID-19 hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong khu vực.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết thêm, các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) sẽ ở mức căng thẳng cao hoặc cực độ tại 49 trong số 53 quốc gia trước ngày 1.3.

Pháp, Tây Ban Nha và Hungary nằm trong số những quốc gia dự kiến ​​chịu căng thẳng cực độ với ICU vào đầu năm 2022, theo dữ liệu của WHO Châu Âu.

Hà Lan đã bắt đầu vận chuyển bệnh nhân COVID-19 qua biên giới đến Đức vào 23.11 khi sức ép lên các bệnh viện và tình trạng lây nhiễm lên mức kỷ lục. Áo bắt đầu phong tỏa từ 22.11. 

Mùa đông đầy thử thách phía trước

AFP cho hay, ở Liên minh Châu Âu, 67,7% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, tỉ lệ tiêm chủng khác nhau giữa các quốc gia, với mức thấp ở nhiều quốc gia phía đông. Chỉ 24,2% người Bulgaria được tiêm chủng đầy đủ, trong khi tỉ lệ này là 86,7% ở Bồ Đào Nha.

Theo dữ liệu của WHO, các ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở Châu Âu đã tăng trong tuần trước lên gần 4.200 một ngày, tăng gấp đôi so với 2.100 một ngày vào cuối tháng 9. Cũng theo WHO, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy khả năng bảo vệ chống lại lây nhiễm và bệnh nhẹ do vaccine tạo ra đang giảm dần.

Một số quốc gia, bao gồm Hy Lạp, Pháp và Đức, đang tiến tới việc yêu cầu tiêm liều nhắc lại cho người được coi là đã tiêm phòng đầy đủ.

Thủ tướng Angela Merkel đã cảnh báo rằng, Đức không làm đủ để kiềm chế làn sóng đại dịch thứ tư đang rất kịch tính của đất nước.

Với các giường chăm sóc đặc biệt kín chỗ nhanh chóng và tỉ lệ mắc hàng tuần ở mức cao nhất mọi thời đại - 399,8 ca nhiễm mới trên 100.000 người -  các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Đức đã phải ra lệnh phong tỏa mới.

Quân đội Đức dự kiến sớm bổ sung tiêm vaccine COVID-19 vào danh sách vaccine bắt buộc cho binh sĩ, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng cho biết. Động thái này sẽ khiến quân đội trở thành những công chức đầu tiên của Đức có nghĩa vụ tiêm chủng.

Thông báo diễn ra khi quân đội Đức đang chuẩn bị triển khai binh sĩ giúp các chính quyền địa phương tiêm chủng, xét nghiệm và tham gia các nỗ lực khác để chống lại tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 dự kiến tăng vọt trong những tuần tới.

Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến nghị công dân nước này không đi du lịch đến Đức hoặc nước láng giềng Đan Mạch vì số ca COVID-19 đang tăng lên.

Trong khi đó, Áo đã đóng cửa các cửa hàng, nhà hàng và chợ Giáng sinh từ 22.11, những biện pháp hạn chế mạnh mẽ nhất được áp dụng Tây Âu trong nhiều tháng.

Israel, một phần của khu vực Châu Âu của WHO, đã triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi từ 23.11, trở thành một trong số ít các quốc gia tiêm chủng cho trẻ vị thành niên. Khoảng một nửa số ca COVID-19 được xác nhận gần đây ở Israel là những người dưới 11 tuổi.

Giám đốc khu vực Châu Âu của WHO Hans Kluge, cho biết Châu Âu và Trung Á "phải đối mặt với một mùa đông đầy thử thách phía trước". Ông kêu gọi phương pháp "vaccine cộng", bao gồm kết hợp giữa tiêm chủng, giãn cách xã hội, sử dụng khẩu trang và rửa tay.

Theo WHO, khẩu trang giảm 53% tỉ lệ mắc COVID-19 và "hơn 160.000 ca tử vong có thể được ngăn chặn (tính đến ngày 1.3) nếu đạt được độ che phủ khẩu trang toàn dân là 95%".

Theo WHO, số lượng lớn người chưa tiêm chủng cũng như "giảm khả năng bảo vệ do vaccine gây ra" là một trong những yếu tố gây ra sự lây truyền cao ở Châu Âu, cùng với đó là sự thống trị của biến thể Delta và việc nới lỏng các biện pháp vệ sinh.

Giám đốc WHO Châu Âu Hans Kluge kêu gọi người dân tiêm chủng cũng như tiêm liều nhắc lại "nếu được đề nghị", theo Reuters. Các quan chức của WHO tại trụ sở chính ở Geneva trước đây khuyến cáo không nên tiêm vaccine COVID-19 nhắc lại cho đến khi có nhiều người hơn trên khắp thế giới được tiêm liều chính.

“Tất cả chúng ta đều có cơ hội và trách nhiệm để ngăn chặn thảm kịch không đáng xảy ra và tổn thất nhân mạng, đồng thời hạn chế sự gián đoạn hơn nữa với xã hội và doanh nghiệp trong mùa đông này" - giám đốc Kluge nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Khi nào thì biến thể Delta COVID-19 biến mất?

Nguyễn Hạnh |

Biến thể Delta COVID-19 có thể biến mất khi nó tự đột biến, mất khả năng nhân rộng và lây lan.

"Vắt óc" lý giải bí ẩn vì sao Châu Phi tránh được thảm họa COVID-19

Khánh Minh |

Kịch bản thảm họa COVID-19 không xảy ra ở phần lớn Châu Phi cho đến thời điểm này khiến các nhà khoa học "vắt óc" tìm lời giải.

Biến thể Delta "tự hủy diệt", Nhật Bản có số ca COVID-19 mới thấp nhất

Hải Anh |

Nhật Bản ghi nhận 50 ca COVID-19 mới trong ngày 22.11, số ca hàng ngày thấp nhất năm 2021, chỉ ít ngày sau nghiên cứu chỉ ra khả năng biến thể Delta "tự hủy diệt" ở Nhật Bản.

Phim trường “Đông Dương” trên vịnh Hạ Long giờ ra sao?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Để quay bộ phim nổi tiếng “Đông Dương” (Indochine), với siêu sao Catherine Deneuve - người từng mệnh danh "người đàn bà đẹp của nước Pháp" - thủ vai chính, đạo diễn người Pháp đã cho dựng một phim trường trên vịnh Hạ Long. Đoàn làm phim đã tiến hành quay phim trong vòng 3 tháng ròng rã tại đây vào năm 1991.

Thị trường biến động, dòng tiền của nhà đầu tư đang “chảy” về đâu?

Lục Giang |

Các kênh đầu tư như vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng, USD được cho là những nơi trú ẩn an toàn khi bất động sản, tiền số còn nhiều biến động, trái phiếu doanh nghiệp khiến nhà đầu tư mất niềm tin…

Giá cá giảm, giá nhiên liệu tăng nhưng ngư dân không bỏ biển

Hoài Luân |

Sau thời gian nghỉ Tết, ngư dân Phú Yên lại tất bật chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm mới, với kỳ vọng mang về nhiều thành quả, sản lượng, dù phía trước còn nhiều khó khăn.

Đà Nẵng: Khởi tố giám đốc và phó giám đốc tại 3 trung tâm đăng kiểm

Văn Trực |

Ngày 10.2, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng cho biết, vừa thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với một số cán bộ tại 3 Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn.

Cảnh báo về động đất dữ dội tiếp theo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngọc Vân |

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, một trận động đất quy mô lớn có thể sớm xảy ra gần cảng Canakkale ở nước này.

Khi nào thì biến thể Delta COVID-19 biến mất?

Nguyễn Hạnh |

Biến thể Delta COVID-19 có thể biến mất khi nó tự đột biến, mất khả năng nhân rộng và lây lan.

"Vắt óc" lý giải bí ẩn vì sao Châu Phi tránh được thảm họa COVID-19

Khánh Minh |

Kịch bản thảm họa COVID-19 không xảy ra ở phần lớn Châu Phi cho đến thời điểm này khiến các nhà khoa học "vắt óc" tìm lời giải.

Biến thể Delta "tự hủy diệt", Nhật Bản có số ca COVID-19 mới thấp nhất

Hải Anh |

Nhật Bản ghi nhận 50 ca COVID-19 mới trong ngày 22.11, số ca hàng ngày thấp nhất năm 2021, chỉ ít ngày sau nghiên cứu chỉ ra khả năng biến thể Delta "tự hủy diệt" ở Nhật Bản.