Công nghệ khác biệt nổi trội của tàu thăm dò sao Hỏa Trung Quốc

Khánh Minh |

Tàu thăm sao Hỏa của Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ khác biệt với tất cả tàu thăm dò khác để hạ cánh xuống hành tinh đỏ.

Trong vài tháng đầu năm 2021, bầu khí quyển trên sao Hỏa đã náo nhiệt với những du khách mới đến từ Trái đất. Đầu tiên, đó là tàu thăm dò Hope của Cơ quan Vũ trụ UAE, tiếp theo là tàu Thiên Vấn 1 (Tianwen-1) của Trung Quốc đi vào quỹ đạo sao Hỏa.

Gần đây hơn, NASA đã hạ cánh tàu thám hiểm Perserverance lớn nhất từ ​​trước đến nay trên sao Hỏa và người bạn đồng hành - chiếc trực thăng sao Hỏa Ingenuity tài tình - cả hai đều đã thiết lập những cột mốc mới kể từ đó.

Vị khách tiếp theo đến hành tinh đỏ sẽ là tàu Chúc Dung (Zhurong) của sứ mệnh Thiên Vấn 1, tàu này sẽ cố gắng tiếp cận bề mặt sao Hỏa vào giữa tháng 5. Để đi vào bầu khí quyển của sao Hỏa, nó sẽ sử dụng một kỹ thuật hơi khác so với các nhiệm vụ trước đó.

Nhiệm vụ nguy hiểm

Theo tờ The Conversation, hạ cánh trên sao Hỏa nổi tiếng là nguy hiểm - nhiều nhiệm vụ thất bại hơn là thành công. Một cuộc hạ cánh thành công trên sao Hỏa đòi hỏi phải đi vào bầu khí quyển với tốc độ rất cao, sau đó làm chậm phi thuyền theo đúng cách khi nó tiếp cận vị trí hạ cánh.

Giai đoạn này của nhiệm vụ - được gọi là nhập vào khí quyển, đáp xuống và hạ cánh (EDL - entry-descent-landing) - là giai đoạn quan trọng nhất. Các sứ mệnh trước đây đã sử dụng một số cách nhập vào khí quyển sao Hỏa khác nhau.

Một tàu vũ trụ quay quanh một hành tinh sẽ chuyển động rất nhanh, để giữ cho bản thân nó gắn chặt với quỹ đạo đó. Nhưng nếu tàu vũ trụ đi vào bầu khí quyển với tốc độ cao, thậm chí mỏng như bầu khí quyển sao Hỏa, nó sẽ bốc cháy. Bất cứ thứ gì đi vào bầu khí quyển cần phải được làm chậm lại đáng kể và để loại bỏ nhiệt tỏa ra trong cuộc hành trình ngắn ngủi này. Có một số cách để thực hiện nó.

Các tàu vũ trụ được bảo vệ khỏi nhiệt sinh ra trong quá trình xâm nhập khí quyển bằng các tấm chắn nhiệt. Nhiều sứ mệnh khác nhau trong quá khứ đã sử dụng các kỹ thuật như hấp thụ nhiệt, lớp phủ cách nhiệt, phản xạ nhiệt trở lại bầu khí quyển hoặc bằng cách đốt cháy vật liệu che chắn.

Từ các sứ mệnh của Apollo những năm 1960 đến Dragon của SpaceX mới đây, những kỹ thuật này đã được sử dụng thành công và chúng hoạt động thực sự hiệu quả đối với Trái đất. Nhưng khi nói đến sao Hỏa, các kỹ sư cần phải sử dụng một số biện pháp bổ sung.

Chẳng hạn, tàu vũ trụ Pathfinder sử dụng dù để giảm tốc, đồng thời dựa vào hệ thống túi khí độc đáo bung ra hoạt động trong vài giây cuối cùng để hấp thụ cú sốc khi hạ cánh. Các tàu thám hiểm Spirit và Opportunity đã hạ cánh thành công trên sao Hỏa với kỹ thuật tương tự.

Một vài năm sau, tàu thăm dò Curiosity sử dụng một hệ thống hạ cánh mới. Trong vài giây cuối cùng, tên lửa được bắn ra, cho phép tàu vũ trụ bay lơ lửng trong khi cần trục hạ thiết bị bay xuống bề mặt sao Hỏa đầy bụi. Hệ thống mới này đã chứng minh việc vận chuyển một trọng tải lớn lên sao Hỏa và mở đường cho các sứ mệnh lớn hơn.

Gần đây nhất, tàu thăm dò Perseverance hạ cánh vào đầu năm 2021, đã sử dụng cần trục tin cậy và hai công nghệ tiên tiến hơn. Các tính năng mới này sử dụng hình ảnh trực tiếp được chụp từ máy ảnh của tàu cho phép hạ cánh chính xác, đáng tin cậy và an toàn hơn.

Tàu thám hiểm sao Hỏa Chúc Dung của Trung Quốc

Tàu Chúc Dung (mang tên vị thần lửa trong thần thoại cổ đại Trung Quốc) của Thiên Vấn 1 là sứ mệnh tiếp theo trên sao Hỏa. Sứ mệnh đầy tham vọng này có các thành phần quỹ đạo, hạ cánh và di chuyển. Thiên Vấn 1 đã bay vòng quanh hành tinh đỏ kể từ khi đi vào quỹ đạo của sao Hỏa vào ngày 24.2 và sẽ cố gắng hạ cánh tàu Chúc Dung vào giữa tháng 5.

Về kích thước, Chúc Dung lớn hơn Spirit nhưng nhỏ hơn Perseverence và mang theo sáu thiết bị khoa học. Sau khi hạ cánh, Chúc Dung sẽ khảo sát môi trường xung quanh để nghiên cứu đất, địa mạo và khí quyển của sao Hỏa, đồng thời sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của băng nước dưới bề mặt.

Theo truyền thống, các nhà chức trách Trung Quốc không tiết lộ nhiều thông tin trước sự kiện này. Tuy nhiên, dựa trên cái nhìn tổng quan ban đầu về sứ mệnh của một số nhà nghiên cứu Trung Quốc, có thể hình dung trình tự hạ cánh mà tàu vũ trụ sẽ cố gắng tuân theo.

Vào ngày 17.5, Chúc Dung - được bảo vệ bởi một lớp vỏ bao quanh tàu vũ trụ gồm tấm chắn nhiệt - sẽ đi vào bầu khí quyển với tốc độ 4 km/giây. Khi nó đủ chậm, dù sẽ được bật ra. Trong giai đoạn cuối của quá trình này, tên lửa với động cơ có lực đẩy thay đổi sẽ được sử dụng để giảm tốc thêm.

Trái ngược với tàu thăm dò của Mỹ, Thiên Vấn 1 sẽ sử dụng hai công nghệ đáng tin cậy - một công cụ tìm khoảng cách bằng laser để xác định vị trí của nó so với địa hình sao Hỏa và một cảm biến vi sóng để xác định tốc độ chính xác hơn. Chúng sẽ được sử dụng để hiệu chỉnh điều hướng trong giai đoạn thả dù của nó.

Nếu sứ mệnh thành công, Trung Quốc sẽ là quốc gia đầu tiên hạ cánh tàu thám hiểm lên sao Hỏa trong nỗ lực đầu tiên. Vài ngày sau đó, Chúc Dung sẽ sẵn sàng khám phá bề mặt sao Hoả.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Siêu du thuyền lớn nhất thế giới sắp ra khơi từ Trung Quốc, ghé Việt Nam

Song Minh |

Siêu du thuyền mới lớn nhất thế giới của Royal Caribbean dự kiến khởi hành từ Trung Quốc vào tháng 3.2022, với Việt Nam là một trong số các điểm đến.

Hôm nay, Trung Quốc tiến tới dấu mốc lịch sử trong vũ trụ

Khánh Minh |

Trưa nay, Trung Quốc phóng module lõi đầu tiên cho trạm vũ trụ mới của nước này.

Trung Quốc chính thức công bố về tàu thám hiểm sao Hỏa đầu tiên

Nguyễn Hạnh |

Tàu thám hiểm sao Hỏa tự hành đầu tiên của Trung Quốc có tên là Zhurong.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Đi khám bệnh, chỉ cần mang căn cước công dân

NHẬT HỒ - PHÚC DUY |

Cà Mau - Ngày 13.2, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau cho biết đã hoàn thiện dữ liệu, số hoá để quản lý quá trình tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Người dân đi đến các cơ sở y tế chỉ cần trình căn cước công dân là có thể  khám chữa bệnh, không cần đem thẻ BHYT giấy như trước đây.