Con đường ngành dược Trung Quốc vươn lên đe dọa vị trí số 1 của Mỹ

Trung Hiếu (Theo Nikkei Asia) |

Từ một nền y học chỉ tập trung vào người dân trong nước, Trung Quốc đã vươn lên thành nhà sản xuất dược phẩm lớn thứ 2 thế giới - và đang hướng mục tiêu vượt Mỹ.

Cuối những năm 1990, Samantha Du, nhà nghiên cứu của hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ nhận nhiệm vụ đến Trung Quốc để nộp đơn xin phê duyệt thuốc ở quê nhà của bà. Bà Du nhanh chóng nhận ra sự khác biệt và khó khăn trong việc xin cấp phép thuốc ở Trung Quốc - nơi tập trung vào các loại thuốc cơ bản và truyền thống.

Bà Du nhận ra rằng Trung Quốc cần các công ty bản địa, giống như các công ty dược phẩm và sinh học toàn cầu của Mỹ và châu Âu để vươn ra thế giới. Trung Quốc đã thay đổi nhiều so với những gì mà bà Du đã trải qua 2 thập kỷ trước. Bà đã đóng góp một phần cho sự thay đổi đó.

Câu chuyện của bà Du là biểu tượng cho chính sách, con người và sự đầu tư tiền bạc đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của ngành dược phẩm Trung Quốc, Nikkei Asia cho biết.

Công nghệ sinh học và giải pháp trị bệnh mới

Năm 2014, bà Du thành lập Zai Lab. Công ty của bà đã phát triển nhanh chóng nhờ phương pháp điều trị ung thư và bệnh miễn dịch tiên tiến. Công ty của bà đã được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq, Hong Kong và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư toàn cầu.

Nỗ lực của Zai Lab cùng các chính sách mới của chính quyền do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đã thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành dược phẩm Trung Quốc. Giờ đây, một quốc gia được biết đến chỉ sản xuất thuốc cơ bản và nguyên liệu thô đã bắt đầu nghiên cứu các loại thuốc mới.

Đặc biệt, Trung Quốc đã phát triển mạnh các loại thuốc sinh học - loại sản phẩm khó sản xuất hơn so với thuốc thông thường. Quy mô ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới, phần lớn nhờ vào nhu cầu nội địa và các bệnh viện. Giờ đây, họ muốn thực hiện tham vọng cuối cùng là vượt qua Mỹ.

a
Vaccine phòng SARS-CoV-2 mRNA của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

“Thành thật mà nói, sẽ rất khó tưởng tượng rằng thuốc của Trung Quốc có thể bán ra nước ngoài vào 5 năm trước. Lý do là phần lớn các loại thuốc của Trung Quốc chỉ sản xuất cho thị trường nội địa”, Michelle Yu - giám đốc đầu tư tại Value Partners, một công ty quản lý tài sản có trụ sở tại Hong Kong, nói.

Nhưng gần đây, nhiều công ty dược phẩm mới nổi đã thể hiện tham vọng toàn cầu. Thuốc điều trị ung thư Brukinsa do Công ty công nghệ sinh học BeiGene sản xuất đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt sử dụng tại Mỹ vào năm 2019.

Đây là lần đầu tiên một công ty dược phẩm Trung Quốc có văn phòng ở nước ngoài. Các cơ sở sản xuất trong nước được thiết kế theo các tiêu chuẩn của Trung Quốc và các cơ quan quản lý dược của Mỹ và châu Âu.

WuXi Biologics - một công ty nghiên cứu dược phẩm có trụ sở tại Trung Quốc đã xây dựng nhà máy sản xuất ở Ireland, Đức và Mỹ. Toripalimab, kháng thể đơn dòng điều trị ung thư do Shanghai Junshi Biosciences sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại Mỹ.

Công ty này cũng được 15 quốc gia cấp phép phương pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Trung Quốc đã chứng minh tiềm lực công nghệ dược phẩm vượt trội của mình, khi trở thành một trong những nhà cung cấp vaccine hàng đầu thế giới.

Dù các loại vaccine mà Trung Quốc cung cấp cho trong nước và thế giới vẫn là vaccine được sản xuất theo công nghệ thông thường. Nhưng họ đang đầu tư mạnh cho các loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA.

Ít nhất 20 loại vaccine đang được phát triển tại Trung Quốc, trong đó có 2 loại vaccine mRNA. Một số công ty sinh học ở Trung Quốc đã bắt tay với đối tác nước ngoài để phát triển vaccine mRNA.

Một số khác tự phát triển vaccine mRNA theo công nghệ trong nước. Suzhou Abogen - một công ty khởi nghiệp đã hợp tác với Walvax - nhà sản xuất vaccine lớn nhất Trung Quốc và Viện quân y, Viện khoa học quân sự Trung Quốc để phát triển vaccine mRNA.

ARCoV đã trở thành loại vaccine mRNA nội địa đầu tiên được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc. Loại vaccine mRNA này cũng được cấp phép thử nghiệm lâm sàng ở Mexico, Indonesia và Nepal.

Theo một bài viết trên tạp chí Cell của Mỹ, vaccine ARCoV của Trung Quốc yêu cầu bảo quản lạnh ít nghiêm ngặt hơn so với vaccine của Pfizer và Moderna.

Các loại vaccine COVID-19 đều giảm hiệu quả bảo vệ theo thời gian. Điều đó mở ra cơ hội cho các công ty sinh học, dược phẩm, bao gồm các công ty mới nổi ở Trung Quốc tham gia vào cuộc đua phát triển vaccine.

Sự tham gia của nhiều công ty Trung Quốc vào cuộc đua phát triển vaccine đã chứng minh tiềm lực và sức mạnh công nghệ sinh học của họ.

Nhiều chính sách mới được ban hành

Sự thành công của ngành dược phẩm Trung Quốc được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. Đầu tiên đó là những chính sách của chính phủ.

Phát triển các loại thuốc sinh học đã trở thành một ưu tiên trong chính sách chính phủ Trung Quốc. Ngành công nghiệp dược phẩm sinh học của Trung Quốc được thúc đẩy mạnh mẽ từ năm 2015, khi chính phủ ban hành quy định cải cách quy trình đánh giá và phê duyệt thuốc - thiết bị y tế.

Kể từ năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều thay đổi về chính sách liên quan đến dược phẩm. Nhiều chính sách được ban hành để khuyến khích sự đổi mới tại các công ty trong nước.

Đầu tiên, nhà chức trách Trung Quốc đã tìm cách hài hòa các tiêu chuẩn của họ với tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2017, Trung Quốc đã tham gia Hội đồng quốc tế về hài hòa các yêu cầu kỹ thuật đối với dược phẩm dùng cho con người. Điều này giúp các loại dược phẩm do họ sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, quy trình phê duyệt thuốc mới cũng được cải tiến, giúp rút ngắn thời gian thông qua. Cách đây 6 năm, phải mất khoảng 1,5 năm để một loại thuốc mới được thông qua. Quy trình phê duyệt thuốc mới giảm xuống chỉ còn 60 ngày, giúp đẩy nhanh thời gian đưa vào sử dụng các loại thuốc mới, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Đặc biệt, liệu pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể do Shanghai Junshi Biosciences phát triển chỉ mất 2 tuần để được phê duyệt, sau khi đã hoàn thành quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Sự trở về của “rùa biển”

Yếu tố thứ 2 sau thành công vượt bậc của công nghiệp dược phẩm Trung Quốc là sự trở về nước của các nhà nghiên cứu từng làm việc ở nước ngoài. Những nhà khoa học tài ba trở về nước được gọi là “rùa biển” - một sự ví von cho việc những con rùa biển luôn quay về nơi chúng được sinh ra.

Các công ty công nghệ sinh học như CanSino và Abogen được thành lập bởi các nhà khoa học từng làm việc ở nước ngoài.

Khi đến Trung Quốc 3 năm trước, Reiji Morishima - Phó chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Fobeni của Nhật Bản rất ngạc nhiên trước văn hóa làm việc ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ông nhận thấy môi trường làm việc ở các công ty sinh học Trung Quốc đậm chất “phương Tây”. Các nhân viên ở đây có chuyên môn khá cao.

Những nhà khoa học từng làm việc ở nước ngoài đã mang theo văn hóa làm việc của phương Tây về nước, giúp xây dựng những công ty với độ chuyên nghiệp rất cao.

Ning Li - giám đốc điều hành của Shanghai Junshi Biosciences từng làm việc tại FDA của Mỹ và nhà sản xuất dược phẩm Sanofi của Pháp. Ông Li cho biết kinh nghiệm trong quá trình làm việc ở nước ngoài đã góp phần giúp công ty của ông phát triển nhanh chóng.

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đã ban hành các chính sách đãi ngộ rất cao để thu hút nhân tài ở nước ngoài về nước làm việc. Ông Jin Li - giám đốc điều hành Công ty sinh học Hitgen, có trụ sở tại Tứ Xuyên từng làm việc tại AstraZeneca là một trong hàng nghìn nhà khoa học về nước làm việc trong chương trình Nghìn nhân tài của chính phủ.

Yếu tố thứ 3 giúp thúc đẩy ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc là dòng tiền rất lớn được đổ vào lĩnh vực này. Theo công ty nghiên cứu thị trường Pitchbook, khoảng 2 tỉ USD đã được đầu tư mạo hiểm vào các công ty dược phẩm mới của Trung Quốc trong năm 2021.

Sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc đã thu hút sự đầu tư lớn của các tổ chức nước ngoài. Theo một nghiên cứu của Deloitte - một trong những hãng kiểm toán lớn nhất thế giới, năm 2020 ghi nhận 93 thương vụ M&A (mua bán - sáp nhập) với tổng giá trị 14,1 tỉ USD.

Nhiều startup công nghệ sinh học của Trung Quốc đã thu hút được hàng trăm triệu USD từ các quỹ đầu tư và đưa lên niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán. Công ty sinh học Abogen của Trung Quốc đã huy động được 700 triệu USD để phát triển vaccine mRNA vào tháng 8.2021 - đây được cho là một thương vụ kỷ lục đối với một startup công nghệ sinh học của Trung Quốc.

Thứ hạng của các công ty sinh học và dược phẩm Trung Quốc trên thế giới ngày càng tăng mạnh. Giới phân tích cho rằng sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành công nghiệp dược phẩm và sinh học Trung Quốc.

Trung Hiếu (Theo Nikkei Asia)
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc khai trương tuyến tàu điện ngầm dài nhất thế giới

Khánh Minh |

Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc có mạng lưới tàu điện ngầm dài nhất thế giới, với 167km tàu ​​điện ngầm không người lái.

Trung Quốc lập siêu tập đoàn khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sáp nhập ba công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác đất hiếm, lập siêu doanh nghiệp mới gồm 3/6 nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới.

Dự báo năm Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sớm muộn hơn 2 năm so với dự báo trước đó.

Hàng không vũ trụ Trung Quốc đánh dấu cột mốc mới

Nguyễn Hạnh |

Trung Quốc đã thực hiện thành công 50 vụ phóng lên quỹ đạo trong năm 2021.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Trung Quốc khai trương tuyến tàu điện ngầm dài nhất thế giới

Khánh Minh |

Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc có mạng lưới tàu điện ngầm dài nhất thế giới, với 167km tàu ​​điện ngầm không người lái.

Trung Quốc lập siêu tập đoàn khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sáp nhập ba công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác đất hiếm, lập siêu doanh nghiệp mới gồm 3/6 nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới.

Dự báo năm Trung Quốc vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sớm muộn hơn 2 năm so với dự báo trước đó.

Hàng không vũ trụ Trung Quốc đánh dấu cột mốc mới

Nguyễn Hạnh |

Trung Quốc đã thực hiện thành công 50 vụ phóng lên quỹ đạo trong năm 2021.