Chuyên gia Trung Quốc phủ nhận siêu đập như Tam Hiệp là nguyên nhân lũ lụt

Khánh Minh |

Giới chuyên gia Trung Quốc phủ nhận thông tin cho rằng các con đập như đập Tam Hiệp có liên quan trực tiếp đến lũ lụt tồi tệ ở Hà Nam.

Hoàn cầu Thời báo dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc bác bỏ thông tin từ truyền thông nước ngoài rằng những trận mưa như trút và lũ lụt ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, là do "hoạt động xây dựng đập tràn lan". Các chuyên gia Trung Quốc khẳng định những con đập này đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại thảm họa nước.

Các chuyên gia cho biết, điều mà mọi người nên rút ra bài học từ lũ lụt là nhận thức sự biến đổi của thiên nhiên cùng với các phương tiện nhân tạo để đối phó những tình huống khắc nghiệt.

Đường phố ngập nước ở một khu đô thị mới thuộc thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hôm 21.7. Ảnh: Xinhua
Đường phố ngập nước ở một khu đô thị mới thuộc thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hôm 21.7. Ảnh: Xinhua

Khi Hà Nam báo cáo ít nhất 25 người chết trong trận mưa và lũ lụt chưa từng có hôm 20.7, một hãng tin nước ngoài đưa tin một con đập bị vỡ ở Lạc Dương và nói rằng mối đe dọa lũ lụt gia tăng ở Trung Quốc là do việc xây dựng các con đập và đê, "cắt đứt kết nối giữa sông hồ lân cận cùng các vùng ngập lũ giúp hút thu nước vào mùa hè".

Các chuyên gia mà Hoàn cầu Thời báo tiếp cận cho biết việc xây đập và "mối đe dọa lũ lụt ngày càng trầm trọng" không có mối liên hệ trực tiếp, đặc biệt là trong trường hợp này của Hà Nam, lũ lụt giống như một hành động đột ngột của tự nhiên.

Fu Zongfu, giáo sư Đại học Hà Hải, nói rằng truyền thông nước ngoài đang phóng đại vấn đề vì trên thực tế, việc xây dựng các đập và hồ chứa sẽ tăng cường khả năng phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai trong khu vực.

Theo giáo sư Fu, hầu hết quốc gia đều xây đập, giúp cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai, vì vậy không nên loại bỏ việc xây đập vì một thảm họa hiếm gặp.

Do mưa lớn chưa từng có, cơ quan cứu trợ hạn hán và kiểm soát lũ lụt Trung Quốc đã cử một nhóm công tác đến Hà Nam và triển khai công tác cứu hộ ứng phó khẩn cấp cấp độ III. Khoảng 849 người đã được giải cứu. Lũ lụt kỷ lục ở Hà Nam khiến 33 người chết, 8 người mất tích cùng hơn 3 triệu người bị ảnh hưởng trên toàn tỉnh.

Tỉnh Hà Nam nằm ở vùng đồng bằng miền Trung Trung Quốc, trải dài bốn lưu vực sông chính là sông Hải Hà, sông Hoàng Hà, sông Hoài Hà và sông Dương Tử nơi có đập Tam Hiệp, mỗi lưu vực có 1.030 con sông với diện tích thoát nước ít nhất 50km2.

Chuyên gia cho biết lũ lụt có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như địa hình (Hà Nam thấp và dễ bị tổn thương) và tốc độ đô thị hóa nhanh khiến mặt đất dễ bị nhiễm nước. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là khí hậu khắc nghiệt, vì hệ thống thoát nước không được thiết kế cho những trận mưa lịch sử như vậy.

Lực lượng cứu hộ dùng máy xúc để sơ tán bệnh nhân một bệnh viện tim mạch ở huyện Trung Mưu, thành phố Trịnh Châu, Hà Nam, ngày 22.7. Ảnh: Tân Hoa Xã
Lực lượng cứu hộ dùng máy xúc để sơ tán bệnh nhân một bệnh viện tim mạch ở huyện Trung Mưu, thành phố Trịnh Châu, Hà Nam, ngày 22.7. Ảnh: Xinhua

Ma Jun, Giám đốc Viện Các vấn đề Công cộng và Môi trường có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với Hoàn cầu Thời báo hôm 21.7 rằng, việc xây đập sẽ có một số tác động đến sinh thái của vùng ngập lũ, nhưng không liên quan trực tiếp đến lũ lụt.

Còn giáo sư Fu cho hay, các dự án đập Trung Quốc thường thực hiện đền bù sinh thái, trong đó yêu cầu lưu lượng nước của các trạm thủy điện không được thấp hơn mức xả nước sinh thái bình thường, có nghĩa là nó có ít tác động đến sinh thái.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, các hồ tiếp giáp với sông và vùng ngập lũ là "sức mạnh điều tiết" của tự nhiên, trong khi con đập đại diện cho sự điều tiết nhân tạo, và cả hai nên làm việc cùng nhau để kiểm soát lũ lụt.

Mặc dù điều tiết nhân tạo có thể đóng một vai trò nào đó, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn những nguy cơ của thời tiết khắc nghiệt đột ngột, do đó không thể bỏ qua tầm quan trọng của điều tiết tự nhiên - Ma Jun nói. Ông giải thích rằng các con đập thường kết hợp nhiều chức năng, bao gồm sản xuất thuỷ điện, thủy lợi và du lịch.

Sau trận lũ lụt thảm khốc năm 1998, Trung Quốc yêu cầu chính quyền địa phương dần dần "trả lại đất canh tác cho các hồ", nhằm khôi phục khả năng điều tiết tự nhiên và ngăn chặn sự phát triển quá mức.

Sau sự cố vỡ đập Bản Kiều năm 1975, dẫn đến sự cố vỡ 62 đập ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã tăng cường thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các đập. Các chuyên gia cho biết công nghệ và an toàn đập của Trung Quốc là đẳng cấp thế giới.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

In-fa thành siêu bão khi đổ bộ Trung Quốc sau lũ lụt

Ngọc Vân |

Theo tin bão mới nhất, bão In-fa dự kiến gây mưa lớn hơn cho Trung Quốc sau những ngày lũ lụt tồi tệ ở Hà Nam.

Trung Quốc xây lò phản ứng không cần nước đầu tiên, bổ trợ đập Tam Hiệp

Khánh Minh |

Trung Quốc có kế hoạch xây lò phản ứng hạt nhân không dùng nước đầu tiên trên thế giới nhằm cung cấp thêm điện bên cạnh những siêu đập như đập Tam Hiệp.

Đập Tam Hiệp của Trung Quốc lập kỷ lục mới

Song Minh |

Tổng lượng hàng hoá vận chuyển qua đập Tam Hiệp ở Trung Quốc lập kỷ lục mới trong nửa đầu năm 2021.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

In-fa thành siêu bão khi đổ bộ Trung Quốc sau lũ lụt

Ngọc Vân |

Theo tin bão mới nhất, bão In-fa dự kiến gây mưa lớn hơn cho Trung Quốc sau những ngày lũ lụt tồi tệ ở Hà Nam.

Trung Quốc xây lò phản ứng không cần nước đầu tiên, bổ trợ đập Tam Hiệp

Khánh Minh |

Trung Quốc có kế hoạch xây lò phản ứng hạt nhân không dùng nước đầu tiên trên thế giới nhằm cung cấp thêm điện bên cạnh những siêu đập như đập Tam Hiệp.

Đập Tam Hiệp của Trung Quốc lập kỷ lục mới

Song Minh |

Tổng lượng hàng hoá vận chuyển qua đập Tam Hiệp ở Trung Quốc lập kỷ lục mới trong nửa đầu năm 2021.