Chuyên gia Trung Quốc: Lũ lụt sông Dương Tử không đáng lo nhờ đập Tam Hiệp

Hải Anh |

Sông Dương Tử (hay sông Trường Giang) ở Trung Quốc có đập Tam Hiệp để điều tiết nước trong khi các con sông nhỏ và vừa có hệ thống kiểm soát lũ kém hơn, theo các chuyên gia Trung Quốc.

Lượng mưa tháng 7 ở trung và hạ lưu sông Dương Tử cũng như ở tỉnh Vân Nam, Quý Châu sẽ cao hơn bình thường, theo ông Wang Yongguang - nhà dự báo trưởng Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc chia sẻ với China Daily hôm 13.7.

Lượng mưa quá mức đặt ra những thách thức cho nỗ lực kiểm soát lũ ở Trung Quốc, tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại nhiều hơn với các con sông vừa và nhỏ.

"Hiện tại, sức ép kiểm soát lũ của đất nước nhiều hơn đối với các sông vừa và nhỏ" - Cheng Xiaotao - thành viên nhóm chuyên gia Ủy ban giảm nhẹ thiên tai quốc gia Trung Quốc - cho biết.

Lý giải cho nhận định này, chuyên gia từng thuộc Viện Nghiên cứu Thuỷ lợi và Thuỷ điện Trung Quốc cho hay, năng lực kiểm soát lũ ở các con sông lớn của Trung Quốc "hoàn toàn khác" so với năm 1998.

Hàng loạt dự án trữ nước bắt đầu vận hành từ năm 2000, trong đó có đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử. Việc gia cố đê dọc các sông lớn cũng đã hoàn tất. "Chúng ta hiện tự tin là có thể ngăn chặn lũ lụt bất thường tốt hơn" - ông nói.

Chuyên gia Wang Yongguang nhận định, đập Tam Hiệp đóng vai trò lớn trong giúp giảm thiểu lũ lụt.

"Đập có thể xả nước khi cần dựa trên mực nước ở trung và hạ lưu sông Dương Tử để giúp giảm sức ép kiểm soát lũ ở dòng chính của sông. Trong nỗ lực kiểm soát lũ năm 1998 không có sự tham gia của đập Tam Hiệp" - ông nói.

Trận lụt đầu tiên của sông Dương Tử năm 2020 diễn ra hôm 2.7 với lưu lượng cực đại 53.000 mét khối mỗi giây, nâng mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp lên 149m.

"Tình hình lũ lụt ở dòng chính của Dương Tử hiện tại không đặc biệt nghiêm trọng, do đó, khả năng trữ nước lũ của hồ chứa vẫn chưa dùng hết" Tân Hoa Xã dẫn lời Bao Zhengfeng - quan chức Trung tâm Truyền thông và Điều phối nguồn nước Tam Hiệp.

Hồ chứa đập Tam Hiệp xả nước trước mỗi mùa lũ để dành không gian chứa khi nước lũ dâng lên và có thể xử lý được mực nước lên tới 175m.

Tuy nhiên, "những bất ổn lớn hơn" vẫn còn trong năm nay và sẽ làm phức tạp tình hình kiểm soát lũ dọc theo các con sông nhỏ và vừa - vốn có các cơ sở kiểm soát lũ kém hơn.

Theo chuyên gia Cheng Xiaotao, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 cũng làm phức tạp tình hình kiểm soát lũ lụt ở Trung Quốc năm nay. Trước đây, chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm đầu tư vào các dự án kiểm soát lũ trên các con sông vừa và nhỏ vốn đều có các tuyến đê bằng đất. Tuy nhiên, hiện một số địa phương không còn đủ khả năng tài chính để đầu tư đầy đủ cho kiểm soát lũ.

Dù chính phủ Trung Quốc đầu tư vào những dự án này từ năm 2009 nhưng việc gia cố đê không thể hoàn thành trong thời gian ngắn, ông nói.

Thêm vào đó, việc bảo trì đê điều chủ yếu tiến hành vào mùa đông và mùa xuân nhưng năm 2020 hoạt động này ngưng trệ do trùng với thời điểm kiểm soát COVID-19.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc làm trầm trọng hơn lũ lụt Vũ Hán?

Ngọc Vân |

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có thể làm trầm trọng hơn lũ lụt tại Vũ Hán, khiến thành phố này phải chịu thảm hoạ kép trong năm nay sau khi bùng phát COVID-19.

Thử thách lớn nhất với đập Tam Hiệp trong mùa lũ sông Dương Tử vẫn chưa tới

Hải Anh |

Sông Dương Tử thường có từ 7-8 đỉnh lũ mỗi năm từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, do đó, các chuyên gia Trung Quốc cho biết, thử thách lớn nhất của thiên nhiên với đập Tam Hiệp vẫn chưa đến.

Đập Tam Hiệp làm Vũ Hán tổn thất dự án đầu tư mới

Song Minh |

Lo ngại về an toàn của đập Tam Hiệp, công ty điện tử Đài Loan không nhận lời đầu tư vào Vũ Hán, Trung Quốc.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc làm trầm trọng hơn lũ lụt Vũ Hán?

Ngọc Vân |

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có thể làm trầm trọng hơn lũ lụt tại Vũ Hán, khiến thành phố này phải chịu thảm hoạ kép trong năm nay sau khi bùng phát COVID-19.

Thử thách lớn nhất với đập Tam Hiệp trong mùa lũ sông Dương Tử vẫn chưa tới

Hải Anh |

Sông Dương Tử thường có từ 7-8 đỉnh lũ mỗi năm từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, do đó, các chuyên gia Trung Quốc cho biết, thử thách lớn nhất của thiên nhiên với đập Tam Hiệp vẫn chưa đến.

Đập Tam Hiệp làm Vũ Hán tổn thất dự án đầu tư mới

Song Minh |

Lo ngại về an toàn của đập Tam Hiệp, công ty điện tử Đài Loan không nhận lời đầu tư vào Vũ Hán, Trung Quốc.