Chuyên gia quốc tế: Nội lực của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được củng cố

HẢi LINH |

Các chuyên gia quốc tế đang làm việc tại Việt Nam như: Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam - bà Caitlin Wiesen; Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam - GS.TS Andreas Stoffers; Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam - ông Andrew Jeffries đều đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong năm 2020, đồng thời tin tưởng về triển vọng phục hồi sớm của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam: Quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc lấy con người làm trung tâm của phát triển

Bà Caitlin Wiesen cho rằng, trong năm qua, Việt Nam không chỉ đạt được mục tiêu về kiểm soát dịch bệnh mà còn tăng trưởng kinh tế. Báo cáo của UNDP về khảo sát ý kiến người dân cho thấy sự đồng lòng, ủng hộ rất lớn của người dân đối với những chính sách, chỉ đạo, những hành động quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong phòng chống đại dịch COVID. Hơn 97% ý kiến của người dân cho rằng sự lãnh đạo của Chính phủ cũng như của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 là rất tốt.

Theo bà Caitlin Wiesen, có được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo nhanh nhạy, tiên đoán, nỗ lực huy động sức mạnh và tinh thần đổi mới của người dân. Kết quả đã đạt được cũng cho thấy quyết tâm của Chính phủ tập trung trong việc lấy con người làm trung tâm của phát triển.

Thay mặt UNDP, bà Caitlin Wiesen khuyến nghị Việt Nam tiếp tục đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh của các mặt hàng xuất khẩu chế tạo là động lực chính tạo ra việc làm bền vững, tăng năng suất (và thu nhập) cho người dân.

Theo bà Caitlin Wiesen, Chính phủ Việt Nam nên hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, bằng cách chuyển đổi nền kinh tế (sản xuất và tiêu dùng) theo hướng tăng trưởng xanh và tiết kiệm năng lượng.

GS-TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam: 3 nhân tố giúp Việt Nam đạt được ổn định và tăng trưởng

Theo GS-TS Andreas Stoffers Chính phủ Việt Nam đã cân bằng được 3 yếu tố trong đại dịch: Sức khỏe của người dân, sức khỏe của nền kinh tế và sự tự do dịch chuyển.

Ông Andreas Stoffers nhấn mạnh 3 nhân tố chính giúp Việt Nam đạt được ổn định và tăng trưởng trong dịch COVID-19. Đầu tiên, các chính sách mở cửa nền kinh tế đã được Chính phủ Việt Nam củng cố bằng việc tham gia một loạt Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA, UKVFTA, RCEP…

Điều phải kể tới thứ hai là chính sách tài khóa của Việt Nam. Một nhân tố rất quan trọng là Việt Nam ngày càng cố gắng để giảm nợ công. Ví dụ trong năm 2020, nợ công của Việt Nam ước chừng khoảng 57% GDP, đồng thời cơ cấu nợ cũng thay đổi. Tỉ lệ nợ nước ngoài giảm xuống, nợ trong nước cao hơn nợ nước ngoài cho thấy Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.

Cuối cùng, GS-TS Andreas Stoffers cho biết, ông rất hoan nghênh chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua. Việt Nam đã tránh sử dụng chính sách tiền tệ để mức lãi suất bằng 0 giống như một số nước Châu Âu. Nếu để lãi suất bằng 0 thì sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến lợi nhuận của khu vực ngân hàng và khu vực đầu tư, gây ra hệ quả cho nền kinh tế. GS-TS Andreas Stoffers lạc quan với sự phục hồi của Việt Nam trong thời gian tới.

Để kinh tế Việt Nam phục hồi và bứt tốc, ông khuyến nghị Chính phủ duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý như thời gian vừa qua, không để cho nợ công tăng quá cao. Ngoài ra, Việt Nam cần thúc đẩy quá trình số hóa, phát triển các thành phố thông minh, thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn sẽ vững vàng

Theo ông Andrew, mặc dù tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do COVID-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn sẽ vững vàng. Phần lớn là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế cũng được hỗ trợ bởi sự ổn định của nền tảng kinh tế vĩ mô, giải ngân vốn đầu tư công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn vẫn rất tích cực. Việc Việt Nam tham gia một số lượng lớn các Hiệp định Thương mại song phương và đa phương sẽ giúp nền kinh tế của đất nước phục hồi. Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn.

Ngoài việc tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, theo ADB, để tạo đà cho phục hồi và tăng trưởng, Việt Nam cần phát triển các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0), tăng năng suất của người lao động và khả năng cạnh tranh của quốc gia.

Ông Andrew Jeffries chia sẻ: “Trong khi việc ứng dụng các công nghệ của cách mạng 4.0 sẽ giúp Việt Nam dịch chuyển lên trên trong chuỗi giá trị sản xuất và dịch vụ, Việt Nam cần cân nhắc những cách tiếp cận mới để bảo đảm lợi ích bao trùm và sự bảo trợ xã hội đối với công nhân tay nghề thấp, đặc biệt những người có nguy cơ bị thay thế và những người cần nâng cao tay nghề. Đầu tư thỏa đáng và kịp thời vào phát triển kỹ năng có thể giúp Việt Nam không những khai thác được tiềm năng của cách mạng 4.0 để nâng cao năng suất mà còn bảo đảm cách mạng 4.0 sẽ mang lại lợi ích cho người lao động nói chung".

ADB nhận định do tác động của COVID-19 tới các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, ngành chế biến nông sản của Việt Nam sẽ cần phải điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Mặc dù ngành logistic có thể chứng kiến sự tăng trưởng mạnh sau đại dịch do sự gia tăng của thương mại điện tử và tính chất đang thay đổi của ngành bán lẻ, cả hai ngành này sẽ phải tích hợp các chuỗi cung ứng điện tử và khởi động những sáng kiến số - khiến nhu cầu nâng cao năng lực và đào tạo lại thậm chí còn cấp thiết hơn.

HẢi LINH
TIN LIÊN QUAN

Năm 2021, kinh tế Việt Nam chuyển từ "phục hồi" sang "phát triển"

Vũ Long |

Năm 2020 được coi là thành công nhất trong giai đoạn 5 năm, tạo tiền đề để kinh tế chuyển từ giai đoạn phục hồi sang phát triển trong năm 2021.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 6,8%/năm giai đoạn 2021-2025

Hải Linh |

Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (NIFC) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn 2021- 2025 có thể đạt mức 6,8%/năm.

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,46% năm 2021

Hải Linh |

Đó là nhận định của Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 15.1 tại Hà Nội. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới còn rất bất định, rủi ro và nhiều thách thức. Đây sẽ là những trở lực lớn đối với tăng trưởng kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2021. Nhiều triển vọng để kinh tế Việt Nam có thể đạt mốc tăng trưởng 6,46% trong năm 2021 nếu đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường đổi mới sáng tạo.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Năm 2021, kinh tế Việt Nam chuyển từ "phục hồi" sang "phát triển"

Vũ Long |

Năm 2020 được coi là thành công nhất trong giai đoạn 5 năm, tạo tiền đề để kinh tế chuyển từ giai đoạn phục hồi sang phát triển trong năm 2021.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 6,8%/năm giai đoạn 2021-2025

Hải Linh |

Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (NIFC) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn 2021- 2025 có thể đạt mức 6,8%/năm.

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,46% năm 2021

Hải Linh |

Đó là nhận định của Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 15.1 tại Hà Nội. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới còn rất bất định, rủi ro và nhiều thách thức. Đây sẽ là những trở lực lớn đối với tăng trưởng kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2021. Nhiều triển vọng để kinh tế Việt Nam có thể đạt mốc tăng trưởng 6,46% trong năm 2021 nếu đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường đổi mới sáng tạo.