Chuyên gia hiến kế để Ấn Độ thoát "sóng thần" COVID-19

Song Minh |

Nhà virus học lý giải nguyên nhân "sóng thần" COVID-19 ở Ấn Độ và cách thức thoát khỏi khủng hoảng, cùng những bài học cho thế giới.

Phóng viên Bloomberg đã có cuộc trao đổi với nhà virus học Shahid Jameel, người đứng đầu Trường Khoa học Sinh học Trivedi tại Đại học Ashoka, gần thủ đô New Delhi, Ấn Độ.

Ấn Độ đang hứng chịu cuộc khủng hoảng COVID-19 tồi tệ nhất thế giới. Tỉ lệ lây nhiễm hàng ngày là hơn 300.000; số người chết hàng ngày vượt quá 2.000 rất có thể là một con số thấp. Hệ thống y tế bị phá vỡ, khan hiếm mọi thứ, từ giường bệnh đến ôxy. Chính phủ Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu vaccine và thay vào đó đang cố gắng đảm bảo nguồn cung từ nước ngoài.

Mùa thu và mùa đông năm ngoái, có vẻ như Ấn Độ đã làm rất tốt trong việc ứng phó COVID-19. Bây giờ nhìn lại, chúng ta đã bỏ lỡ điều gì?

- Đỉnh điểm là vào giữa tháng 9, khi chúng tôi ghi nhận khoảng 97.000 ca nhiễm mỗi ngày. Nhưng sau đó, đột nhiên đồ thị bắt đầu giảm và trong 5 tháng tiếp theo, đồ thị tiếp tục giảm.

Đã có một số cuộc khảo sát được thực hiện - đó là khi lấy mẫu máu từ dân số một cách ngẫu nhiên và tìm kiếm sự hiện diện của các kháng thể - có vẻ như 20% đến 30% tổng dân số đã bị phơi nhiễm. Ở các thành phố lớn, như ở Mumbai và Delhi, trong các khu vực được khảo sát, có vẻ như 50% đến 60% đã bị phơi nhiễm.

Điều đó đã làm mờ mắt chúng tôi: Chúng tôi bắt đầu tin rằng những con số này đại diện cho toàn bộ thành phố, nhưng thực tế không phải vậy. Hầu hết sự lây nhiễm mà chúng tôi thấy trong thời gian đó là trong các khu ổ chuột rất đông đúc.

Cũng có giả thuyết cho rằng tỉ lệ tử vong của Ấn Độ thấp; không phải vậy. Dữ liệu tử vong ở Ấn Độ luôn không rõ ràng, vì ngay cả trong những thời điểm tốt nhất, việc đăng ký khai tử ở đây khá nghèo nàn.

Vì vậy, có nhiều yếu tố khiến chúng tôi tin tưởng một cách sai lầm rằng chúng tôi đã thoát khỏi nó. Kết quả là, chúng tôi đã mất cảnh giác vào thời điểm mà chúng tôi không nên làm. Đáng lẽ chúng tôi phải thu thập dữ liệu khoa học có chất lượng tốt hơn, nhưng chúng tôi đã không thu thập được.

Điều gì đã dẫn đến sự gia tăng các ca bệnh và tử vong gần đây?

- Vào giữa tháng Hai, số ca nhiễm hàng ngày của chúng tôi ở mức thấp nhất, dưới 11.000 mỗi ngày. Nhưng trước đó, virus đột biến đã lưu hành ở mức độ thấp. Dữ liệu trình tự hiện cho chúng tôi biết rằng thứ chúng tôi đang gọi là biến thể kép - tên kỹ thuật là B.1.617 - đã được phát hiện vào tháng 12, nhưng nó rất nhỏ và không ai thực sự chú ý đến nó. Điều đó - cộng với sự ra đời của biến thể Vương quốc Anh (B.1.1.7) vào Ấn Độ từ tháng Giêng - cuối cùng đã bắt kịp chúng tôi và dẫn đến sự gia tăng bắt đầu từ khoảng tuần thứ ba của tháng Hai.

Các biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn và di chuyển nhanh hơn. Ở Punjab, gần 80% virus lưu hành là biến thể của Vương quốc Anh. Và ở Haryana, bang lân cận cũng vậy. Nhưng ở Delhi, chúng tôi có cả biến thể Anh và biến thể kép. Ở Maharashtra, có nhiều biến thể kép hơn, tăng từ 15% đến 20% vào tháng Hai lên khoảng 35% đến 60% hiện tại, tùy thuộc vào nơi bạn xem xét.

Liệu có các quan niệm sai lầm về virus và vaccine hay không?

- Ấn Độ bắt đầu tiêm chủng vào đúng thời điểm, bởi vì chúng tôi lúc đó đang ở mức thấp nhất về số ca lây nhiễm hàng ngày - vào giữa tháng Giêng. Thật không may, vào thời điểm đó, người ta vẫn thường xuyên nói rằng Ấn Độ đã làm rất tốt đã chính điều này làm cho mọi người bất cẩn. Nhiều người không đi tiêm phòng, bao gồm cả bác sĩ và nhân viên y tế, những người là nhóm đầu tiên được tiêm vaccine.

Ngay trong khoảng thời gian đó, có báo cáo rằng vaccine AstraZeneca đã gây ra biến chứng đông máu ở Châu Âu. Điều đó góp phần đáng kể vào tình trạng do dự tiêm vaccine ở đây. Hầu hết vaccine được tiêm ở Ấn Độ là của Covishield (phiên bản Ấn Độ của vaccine AstraZeneca, do Viện Huyết thanh sản xuất), vì vậy điều đó thực sự ảnh hưởng đến chúng tôi khá nhiều.

Vào thời điểm mọi người bắt đầu chấp nhận vaccine, thì sự gia tăng đã bắt đầu.

Thách thức lớn nhất hiện nay của Ấn Độ là gì?

- Để kiểm soát mọi thứ, cần tiêm chủng cho nhiều người hàng ngày hơn số ca nhiễm mới. Hãy nhớ rằng một người tiêm mũi đầu tiên hôm nay sẽ tiêm mũi thứ hai sau bốn đến sáu tuần, và sẽ cần thêm hai tuần nữa để phát triển khả năng miễn dịch đầy đủ. Vì vậy, những người bắt đầu tiêm phòng ngay hôm nay sẽ mất hai tháng để phát triển khả năng miễn dịch bảo vệ.

Điều này có nghĩa là các đợt tiêm chủng phải được duy trì trong nhiều tháng, nhiều liều hàng ngày hơn so với các trường hợp mắc. Chỉ khi đó, chúng tôi mới có thể đảo ngược sự gia tăng.

Việc cung cấp vaccine có đủ để duy trì tốc độ đó không?

- Một trong những sai sót nghiêm trọng mà chúng tôi mắc phải là mua sắm vaccine. Vào tháng Giêng, chính phủ chỉ đặt hàng 11 triệu liều (từ Viện Huyết thanh). Với Viện Huyết thanh và Bharat Biotech, chúng tôi hiện có thể sản xuất khoảng 90-100 triệu liều trong một tháng. Nhưng họ cũng có các cam kết xuất khẩu, đặc biệt là đối với chương trình COVAX của WHO.

Trong khi đó, Ấn Độ đã bắt đầu chấp nhận đăng ký tiêm vaccine cho bất kỳ ai từ 18 tuổi trở lên. Tổng cộng, chúng tôi đang nói về 800 triệu người, hay 1,6 tỉ liều. Đó sẽ là một cuộc đấu tranh thực sự.

Bài học mà các nước khác có thể rút ra từ kinh nghiệm của Ấn Độ là gì?

- Bài học số một: Khẩu trang phải là được duy trì lâu dài, ít nhất là trong năm tới, có thể là năm rưỡi, hai năm. Có quá nhiều sự tập trung vào biến thể này hoặc biến thể kia, nhưng đừng quên rằng mọi biến thể đều có thể được ngăn chặn bằng một chiếc khẩu trang tốt.

Thứ hai, hãy tiêm phòng. Đừng lo lắng về việc liệu hiệu quả của vaccine là 60%, 70% hay 90%. Có thể dễ dàng tiêm bất cứ loại vaccine nào.

Bài học thứ ba liên quan đến chính sách công, với chính sách y tế quốc tế: Thế giới cần phân cấp sản xuất vaccine. Không thể chỉ phụ thuộc vào ba hoặc bốn quốc gia để sản xuất vaccine cho tất cả mọi người.

Hồi đầu tháng Ba, tờ The Economist dự đoán rằng, vào mùa hè năm 2021, Viện Huyết thanh của Ấn Độ sẽ cung cấp 50% số lượng vaccine COVID-19 của thế giới. Mọi người nên hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Ấn Độ đóng cửa?

Bên cạnh đó, thực sự cần phải có một mô hình tài trợ khác cho một số việc này. Tôi không phải là một nhà kinh tế học, nhưng tôi có thể thấy rằng công bằng vaccine là một thách thức. Một số quốc gia đã dự trữ đủ để tiêm chủng gấp 5 lần dân số của họ, trong khi những quốc gia khác chỉ có thể đủ tiêm cho 20% dân số. Nhưng với bệnh truyền nhiễm, nếu bất cứ ai, ở bất cứ đâu, không được bảo vệ, thì không ai ở bất cứ đâu được bảo vệ.

Và bài học cuối cùng: Đừng đặt mình ở chế độ phản ứng, mà hãy lập kế hoạch cho tương lai. Điều đó có nghĩa là phải giải quyết những lý do cốt lõi khiến loại virus này lây nhiễm cho người và lây lan. Và câu trả lời nằm ở những gì chúng ta đang làm đối với môi trường của chúng ta.

Tất cả những loại virus này đều đến từ động vật hoang dã. Chúng ta đang phá hủy môi trường sống của động vật và đưa chúng ngày càng gần hơn với môi trường sống của con người, đó là lý do tại sao sự lây lan diễn ra thường xuyên hơn.

Trong toàn bộ thế kỷ 20, chúng ta có ba trận đại dịch - bùng phát vào các năm 1918, 1957 và 1968. Nhưng chỉ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, chúng ta đã có hai trận đại dịch - cúm lợn năm 2009 và bây giờ là COVID-19.

- Với tình hình ở Ấn Độ bây giờ, ông có ủng hộ ý tưởng về một cuộc phong toả khác không?

- Không phải là đóng cửa toàn quốc, mà chắc chắn là phong tỏa theo khu vực, phong toả toàn thành phố, đóng cửa cục bộ. Đó là cách duy nhất để phá vỡ con đường lây lan. Và có thể đóng cửa trong thời gian ngắn, để chúng không ảnh hưởng đến sinh kế.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Lý giải nguyên nhân thảm kịch "sóng thần" COVID-19 ở Ấn Độ

Ngọc Vân |

Giới chuyên gia tin rằng thảm kịch "sóng thần" COVID-19 ở Ấn Độ hiện nay xuất phát từ một loạt nguyên nhân.

WHO lên tiếng về "sóng thần" COVID-19 quá đau lòng ở Ấn Độ

Song Minh |

Tổng giám đốc WHO nói tình hình COVID-19 ở Ấn Độ "quá đau lòng" và WHO đang gấp rút giúp giải quyết cuộc khủng hoảng.

Giới siêu giàu Ấn Độ tháo chạy khỏi "sóng thần" COVID-19

Khánh Minh |

Giới siêu giàu Ấn Độ đang trả hàng chục nghìn USD để tháo chạy khỏi đợt "sóng thần" COVID-19 đang tàn phá nước này, theo Business Insider.

Lốc xoáy ở Lâm Đồng, nhiều cây xanh ngã đổ, 4 ngôi nhà bị tốc mái

Phan Tuấn |

Mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm ngã đổ nhiều cây xanh cổ thụ và tốc mái nhiều ngôi nhà của người dân ở xã Quảng Ngãi và thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 14.2 đến 24.2 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 14.2.2023 - 24.2.2023) ở các khu vực trên cả nước. 

Cố tình không nộp lại ngân sách Nhà nước, HEPCO giữ lại 3,6 tỉ đồng suốt 5 năm dùng vào việc gì?

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Qua kết luận thanh tra, hết nhiệm vụ chi nhưng Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) chậm nộp hơn 3,6 tỉ đồng cho nhà nước theo quy định.

Khải Hoàn Land (KHG): Vì sao lãi lớn, nợ thuế ngày càng phình to?

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, trong khi các doanh nghiệp môi giới bất động sản như DXG, CRE, AGG... lỗ nặng, Khải Hoàn Land (KHG) trở thành điểm sáng khi báo lãi hơn 400 tỉ đồng. Tuy nhiên, nợ thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước của KHG lại càng phình to.

Nguyên nhân cam sành Vĩnh Long rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg

Tạ Quang |

Vĩnh Long - Đến thời điểm hiện tại, số lượng cam cần tiêu thụ ở tỉnh Vĩnh Long là 80.000 tấn. Và nguyên nhân là do quy luật cung cầu của thị trường, tức cung đã vượt cầu.

Lý giải nguyên nhân thảm kịch "sóng thần" COVID-19 ở Ấn Độ

Ngọc Vân |

Giới chuyên gia tin rằng thảm kịch "sóng thần" COVID-19 ở Ấn Độ hiện nay xuất phát từ một loạt nguyên nhân.

WHO lên tiếng về "sóng thần" COVID-19 quá đau lòng ở Ấn Độ

Song Minh |

Tổng giám đốc WHO nói tình hình COVID-19 ở Ấn Độ "quá đau lòng" và WHO đang gấp rút giúp giải quyết cuộc khủng hoảng.

Giới siêu giàu Ấn Độ tháo chạy khỏi "sóng thần" COVID-19

Khánh Minh |

Giới siêu giàu Ấn Độ đang trả hàng chục nghìn USD để tháo chạy khỏi đợt "sóng thần" COVID-19 đang tàn phá nước này, theo Business Insider.