Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát lũ lụt sông Dương Tử

Song Minh |

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thị sát lũ lụt sông Dương Tử, tới tỉnh An Huy bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt trong thời gian qua.

Trong chuyến thăm thành phố Mã An Sơn ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, hôm 19.8, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm công viên sinh thái Xuejiawa.

Tại đây, ông Tập Cận Bình đã kiểm tra tình hình lũ lụt ở sông Dương Tử, kiểm tra việc cải tạo toàn diện các bờ sông, cũng như việc bảo vệ, phục hồi sinh thái và môi trường.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải sống hòa hợp với thiên nhiên, kêu gọi mọi người không tranh giành không gian phát triển với thiên nhiên.

Đài truyền hình Trung Quốc CGTN cho hay, trong hàng nghìn năm, sông Dương Tử đã đóng vai trò quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc coi việc bảo vệ sinh thái và phát triển chất lượng cao của lưu vực sông Hoàng Hà và phát triển vành đai kinh tế sông Dương Tử là các chiến lược quốc gia.

Vị thế và vai trò của sông Dương Tử và vành đai kinh tế đồng nghĩa với việc phát triển dọc bên sông phải ưu tiên sinh thái và "phát triển xanh để tôn trọng các quy luật tự nhiên, kinh tế và xã hội" - ông Tập Cận Bình phát biểu khi chủ trì một hội nghị chuyên đề về cải thiện sự phát triển của Vành đai kinh tế sông Dương Tử vào tháng 1.2016.

Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 19.8. Ảnh: CGNT
Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 19.8. Ảnh: CGNT

Theo tờ Nhân dân Nhật báo, tính đến cuối tháng 11.2019, ngân sách trung ương đã dành 123,7 tỉ nhân dân tệ (17,67 tỉ USD) để hỗ trợ phục hồi môi trường ở Vành đai kinh tế sông Dương Tử.

Chuyến công tác của ông Tập Cận Bình diễn ra vào thời điểm Trung Quốc đang nỗ lực phục hồi kinh tế trong bối cảnh thách thức kép về cứu trợ lũ lụt và kiểm soát dịch bệnh thường xuyên. Ông đã thị sát thành phố Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy vào chiều 19.8.

Lượng mưa liên tục trong mùa lũ đã nâng mực nước ở hồ Sào, một trong năm hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc ở phía đông nam Hợp Phì. Chính quyền địa phương đã điều động 3.000 binh sĩ trong nỗ lực cứu trợ lũ lụt vào tháng Bảy. Hơn 600.000 người ở thành phố Hợp Phì đã được huy động để chống chọi với lũ lụt.

Khi thị sát Hợp Phì, ông Tập Cận Bình đã trò chuyện với các binh sĩ và quan chức địa phương cũng như các đảng viên đã giúp chiến đấu với lũ lụt, động viên những người chống lũ trên tuyến đầu.

Ông Tập Cận Bình kiểm tra tình hình ở hồ Sào ngày 19.8. Ảnh: Tân Hoa Xã
Ông Tập Cận Bình kiểm tra tình hình ở hồ Sào ngày 19.8. Ảnh: Tân Hoa Xã

Chủ tịch Trung Quốc cũng an ủi gia đình của những người thiệt mạng vì lũ lụt khi ông đến thăm khu vực phân lũ ở huyện Phì Đông của Hợp Phì. Ông nói với họ rằng những người thân yêu đã mất của họ là những anh hùng và đáng được mọi người tôn trọng.

"Mỗi khi thiên tai xảy ra, các anh hùng đều ra tuyến đầu. Điều này thể hiện tinh thần vĩ đại của đất nước Trung Quốc" - ông Tập Cận Bình nói và động viên các thành viên trong gia đình chăm sóc bản thân thật tốt.

Sông Dương Tử đang trải qua đợt lũ thứ 5 trong năm nay. Sáng ngày 20.8, mực nước trên sông Dương Tử được ghi nhận ở mức kỷ lục tại Trùng Khánh, lên tới 191,55 mét, cao hơn 0,14 mét so với trận lũ kinh hoàng năm 1981 khiến 1,5 triệu người dân Trung Quốc mất nhà cửa.

Trong khi đó, đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử đã trải qua đỉnh lũ lớn chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu tích nước vào năm 2003. Vào lúc 8h sáng 20.8 (giờ địa phương), lưu lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp lên tới 75.000 mét khối/giây.

Đập Tam Hiệp đã phải mở 10 cửa xả lũ với lưu lượng nước lũ lên tới 49.200 mét khối/giây. Dự báo, đập Tam Hiệp sẽ còn tiếp tục phải gánh chịu lượng nước lũ trên 50.000 mét khối/giây liên tiếp trong khoảng 5 ngày tới.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc: Đâm tàu trên sông Dương Tử, hàng chục người mất tích

Khánh Minh |

Vụ va chạm giữa hai tàu trên sông Dương Tử ở Trung Quốc khiến 14 người mất tích, 1 tàu bốc cháy, 1 tàu bị chìm.

Nước lũ đổ về đập Tam Hiệp lập đỉnh mới, Trung Quốc tăng cấp ứng phó

Thanh Hà |

Đập Tam Hiệp sẽ chứng kiến lưu lượng nước vào lên tới 76.000 mét khối mỗi giây. Trung Quốc nâng ứng phó kiểm soát lũ lụt lên cấp 2.

Lũ lụt Trung Quốc mới nhất 20.8: Đập Tam Hiệp cận kề đỉnh lũ lịch sử

Khánh Minh |

Đập Tam Hiệp đối mặt đỉnh lũ lớn nhất kể từ khi xây dựng vào năm 2003, nhưng các chuyên gia cho rằng, bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Trung Quốc đã chuẩn bị tốt hơn để giảm thiểu tác động của bất kỳ thiên tai nào.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trung Quốc: Đâm tàu trên sông Dương Tử, hàng chục người mất tích

Khánh Minh |

Vụ va chạm giữa hai tàu trên sông Dương Tử ở Trung Quốc khiến 14 người mất tích, 1 tàu bốc cháy, 1 tàu bị chìm.

Nước lũ đổ về đập Tam Hiệp lập đỉnh mới, Trung Quốc tăng cấp ứng phó

Thanh Hà |

Đập Tam Hiệp sẽ chứng kiến lưu lượng nước vào lên tới 76.000 mét khối mỗi giây. Trung Quốc nâng ứng phó kiểm soát lũ lụt lên cấp 2.

Lũ lụt Trung Quốc mới nhất 20.8: Đập Tam Hiệp cận kề đỉnh lũ lịch sử

Khánh Minh |

Đập Tam Hiệp đối mặt đỉnh lũ lớn nhất kể từ khi xây dựng vào năm 2003, nhưng các chuyên gia cho rằng, bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Trung Quốc đã chuẩn bị tốt hơn để giảm thiểu tác động của bất kỳ thiên tai nào.