Chủ mỏ Trung Quốc bắn hai công nhân Zimbabwe gây phẫn nộ dư luận

Song Minh |

Một chủ mỏ Trung Quốc bắn hai công nhân người Zimbabwe gây rúng động dư luận, cho thấy sự lạm dụng có hệ thống mà công nhân địa phương phải đối mặt.

Vụ chủ mỏ Trung Quốc bắn hai công nhân người Zimbabwe cho thấy sự lạm dụng "có hệ thống và phổ biến" mà người dân địa phương phải đối mặt trong các hoạt động khai thác mỏ của Trung Quốc - Hiệp hội Luật Môi trường Zimbabwe (ZELA) tuyên bố.

Theo CNN, trong bản khai tại tòa án, cảnh sát cho biết chủ mỏ người Trung Quốc Zhang Xuen đã bắn một nhân viên năm lần và làm bị thương một người khác tại khu mỏ mà ông ta quản lý ở tỉnh Gweru, miền trung Zimbabwe, trong khi tranh cãi với công nhân về việc trả lương.

Zhang bị cáo buộc tội giết người - phát ngôn viên cảnh sát Zimbabwe Paul Nyathi cho hay.

Theo truyền thông địa phương, Zhang sẽ bị giam giữ cho đến ít nhất ngày 7.7.

Vụ nổ súng xảy ra vào sáng 23.6, khi hai công nhân Wendy Chikwaira và Kennedy Tachiona đề nghị Zhang tăng lương bằng đôla như đã thoả thuận, nhưng ông ta từ chối nên dẫn đến tranh cãi.

Theo hồ sơ toà án, Tachiona lao về phía Zhang và bị ông này rút súng ra bắn ba phát vào đùi phải và hai phát vào đùi trái.

Cảnh sát cho biết Zhang cũng bắn Chikwaira làm người này bị thương.

Video về vụ việc lập tức lan truyền trên mạng xã hội ở Zimbabwe, gây ra sự phẫn nộ của công chúng và một cơ quan giám sát địa phương đã kêu gọi đánh giá lại các hoạt động khai thác của Trung Quốc tại nước này.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Zimbabwe mô tả vụ nổ súng là “sự cố cá biệt” và cho biết sẽ hỗ trợ cuộc điều tra công khai và minh bạch của chính quyền địa phương.

“Bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào và những người vi phạm luật pháp sẽ không được bao che. Trung Quốc và Zimbabwe có một tình bạn và sự hợp tác lâu dài. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan hành động thận trọng” - Đại sứ quán Trung Quốc viết trên Twitter.

Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Zimbabwe và có lợi ích đáng kể trong lĩnh vực khai thác ở nước này.

Năm ngoái, công ty Tsignchan của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận trị giá 2 tỉ USD với Bộ Mỏ của Zimbabwe để khai thác crôm, quặng sắt, niken và than, tài nguyên quan trọng cho Trung Quốc.

Ít nhất 10.000 người Trung Quốc đang ở Zimbabwe, và nhiều người đang làm việc trong các lĩnh vực khai thác, viễn thông và xây dựng của đất nước trên cơ sở hợp đồng - theo báo cáo của Viện Brookings 2016.

Nhưng sự hiện diện của Trung Quốc đôi khi đã gây tranh cãi.

Các mỏ do Trung Quốc khai thác và cả công ty khai thác mỏ của Zimbabwe bị vướng vào các cáo buộc vi phạm nhân quyền và các biện pháp an toàn tồi tệ cho công nhân.

Vào tháng hai, một nhóm công nhân khai thác ở tỉnh Matabeleland South đã kiện lên tòa án lao động phản đối việc họ bị ông chủ Trung Quốc sa thải.

Tháng 4 năm ngoái, công nhân tại một mỏ khai thác khác của Trung Quốc tại tỉnh này khiếu nại về việc bị trả lương thấp và làm việc mà không có quần áo bảo hộ.

“Điều đó đã trở thành hệ thống. Chúng tôi có những trường hợp công nhân bị lạm dụng, đánh đập và phân biệt đối xử bởi những ông chủ mỏ Trung Quốc" - phó chủ tịch ZELA, ông Shamiso Mutisi nói.

Trong một tuyên bố hôm 24.6, ZELA cho biết người dân địa phương ở một số mỏ thuộc sở hữu của Trung Quốc phải chịu đựng những điều kiện "nguy hiểm, khắc nghiệt và đe dọa đến tính mạng”, trong khi được trả lương thấp.

“Vụ nổ súng hôm 23.6 là một lý do khác để chính phủ suy nghĩ lại về các cam kết chính trị và kinh tế với Trung Quốc” - Hiệp hội Luật Môi trường Zimbabwe cho hay.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

13 sự thật về đập Tam Hiệp khổng lồ gây tranh cãi của Trung Quốc

Ngọc Vân |

Đập Tam Hiệp - đập thuỷ điện lớn nhất thế giới - là một trong những dự án đầy tham vọng và gây tranh cãi nhất của Trung Quốc.

Tỉ phú từng giàu nhất Trung Quốc vừa ra tù, cổ phiếu công ty tăng vọt

Hồng Hạnh |

Cổ phiếu công ty của tỉ phú Trung Quốc Huang Guangyu tăng vọt sau khi ông vừa ra tù.

Dự án đường sắt Trung Quốc ở Kenya bị phán quyết phi pháp

Khánh Minh |

Hợp đồng xây dựng đường sắt giữa Tập đoàn Đường sắt Kenya và Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc bị toà phúc thẩm Kenya phán quyết là phi pháp.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

13 sự thật về đập Tam Hiệp khổng lồ gây tranh cãi của Trung Quốc

Ngọc Vân |

Đập Tam Hiệp - đập thuỷ điện lớn nhất thế giới - là một trong những dự án đầy tham vọng và gây tranh cãi nhất của Trung Quốc.

Tỉ phú từng giàu nhất Trung Quốc vừa ra tù, cổ phiếu công ty tăng vọt

Hồng Hạnh |

Cổ phiếu công ty của tỉ phú Trung Quốc Huang Guangyu tăng vọt sau khi ông vừa ra tù.

Dự án đường sắt Trung Quốc ở Kenya bị phán quyết phi pháp

Khánh Minh |

Hợp đồng xây dựng đường sắt giữa Tập đoàn Đường sắt Kenya và Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc bị toà phúc thẩm Kenya phán quyết là phi pháp.