Chính sách tuyển sinh mới gây ra nhiều tranh cãi ở Trung Quốc

Yến Nhi |

Trung Quốc lên kế hoạch đưa cân nặng và cận thị trở thành tiêu chí để vượt qua kỳ thi tuyển sinh trung học.

Mới đây, thành phố Changzhi ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) đang có kế hoạch đưa cận thị và béo phì trở thành tiêu chí để vượt qua kỳ thi tuyển sinh trung học.

Minh họa chính sách tuyển sinh đối với học sinh Trung Quốc. Ảnh: Fortune.
Minh họa chính sách tuyển sinh đối với học sinh Trung Quốc. Ảnh: Fortune.

Trong chính sách này mới này, những học sinh có thị lực hoàn hảo sẽ được năm điểm, những học sinh cận thị ở mức độ trung bình sẽ được bốn điểm và những học sinh cận thị cấp tính sẽ được ba điểm. Tương tự, những học sinh có chỉ số cơ thể thấp hơn sẽ được nhiều điểm hơn so với những học sinh có chỉ số cao hơn. Chính quyền địa phương cho biết họ làm điều này với mục đích khuyến khích các em học sinh cấp 2 cũng như phụ huynh của các em chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Mặc dù đây là ý định tốt, nhưng liệu nó có đạt được kết quả như mong muốn hay không thì vẫn là điều còn nhiều tranh cãi.

Các chuyên gia cho rằng cận thị và béo phì không phải lúc nào cũng liên quan đến thói quen của trẻ; gen cũng đóng một phần không kém quan trọng. Hai học sinh học trong cùng một khoảng thời gian, trong cùng một điều kiện ánh sáng như nhau mỗi ngày, nhưng chỉ một trong số họ có thể bị cận thị. Trong khoảng 3-5 điểm đó có thể khiến một bạn học sinh bị cận thị mất chỗ ngồi ở ngôi trường bạn ấy yêu thích. Các nhà chức trách ở Changzhi nói rằng họ sẽ xem xét vấn đề cận thị do bẩm sinh, nhưng điều đó có thể là chưa đủ.

Hơn nữa, các bác sĩ nhãn khoa cũng đồng thuận rằng thiếu hoạt động ngoài trời là một trong những yếu tố chính gây ra cận thị ở người trẻ tuổi, vì mắt dễ mỏi khi nhìn vào khoảng cách ngắn, cộng thêm việc thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dẫn đến thiếu vitamin D, rất hại cho con mắt.

Ngoài ra, quá nhiều bài tập về nhà và lạm dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh và máy tính bảng cũng đẩy tỷ lệ cận thị ở trẻ em lên cao. Trường học có thể giải quyết hai trong ba nguyên nhân này bằng cách sắp xếp các lớp tập thể dục nhiều hơn và cho ít bài tập về nhà hơn. Ở nhà, phụ huynh có thể khuyến khích học sinh ngủ sớm và không dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử.

Các cơ quan quản lý giáo dục nên xem xét việc yêu cầu các trường học hạn chế bài tập về nhà và tăng thời gian học sinh dành cho hoạt động ngoài trời, thay vì giao trách nhiệm cho phụ huynh.

Yến Nhi
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24/7: 5 trường đại học đang tuyển sinh bổ sung đợt 2

Tuấn Anh - Nhật Huy |

Những tin tức mới nhất trong Bản tin Giáo dục 24/7: 5 trường đại học đang tuyển sinh bổ sung đợt 2; Thưởng 200 triệu đồng cho nữ sinh thi Olympic Toán; Ninh Bình: Chấn chỉnh các khoản thu năm học 2020-2021;...

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa cao kỷ lục: Có áp lực tuyển sinh năm tới?

Linh Chi - Tạ Quang |

Năm nay, ngành Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính của trường Đại học Bách khoa Hà Nội lấy điểm chuẩn lên tới 29,04 điểm. Đây được coi là mức điểm chuẩn cao nhất của trường từ trước tới nay.

“Vỡ trận” tuyển sinh tại Trường ĐH Thăng Long, Bộ GDĐT chỉ đạo "khẩn"

Đặng Chung |

Phá rào xét tuyển bổ sung sớm, khiến hơn 2.500 thí sinh phải xếp hàng từ đêm nộp hồ sơ, nhưng sau đó đột ngột thông báo rời ngày xét tuyển. Việc vi phạm quy chế tuyển sinh này của Trường ĐH Thăng Long đã bị Bộ GDĐT “tuýt còi”, yêu cầu chấn chỉnh.

Đại học Bách Khoa Hà Nội có bài kiểm tra tư duy trong kỳ tuyển sinh 2021?

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị duy nhất tổ chức kiểm tra tư duy trong kỳ tuyển sinh năm 2020. Liệu đến năm 2021, trường có còn duy trì hình thức tuyển sinh này?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Giáo dục 24/7: 5 trường đại học đang tuyển sinh bổ sung đợt 2

Tuấn Anh - Nhật Huy |

Những tin tức mới nhất trong Bản tin Giáo dục 24/7: 5 trường đại học đang tuyển sinh bổ sung đợt 2; Thưởng 200 triệu đồng cho nữ sinh thi Olympic Toán; Ninh Bình: Chấn chỉnh các khoản thu năm học 2020-2021;...

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa cao kỷ lục: Có áp lực tuyển sinh năm tới?

Linh Chi - Tạ Quang |

Năm nay, ngành Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính của trường Đại học Bách khoa Hà Nội lấy điểm chuẩn lên tới 29,04 điểm. Đây được coi là mức điểm chuẩn cao nhất của trường từ trước tới nay.

“Vỡ trận” tuyển sinh tại Trường ĐH Thăng Long, Bộ GDĐT chỉ đạo "khẩn"

Đặng Chung |

Phá rào xét tuyển bổ sung sớm, khiến hơn 2.500 thí sinh phải xếp hàng từ đêm nộp hồ sơ, nhưng sau đó đột ngột thông báo rời ngày xét tuyển. Việc vi phạm quy chế tuyển sinh này của Trường ĐH Thăng Long đã bị Bộ GDĐT “tuýt còi”, yêu cầu chấn chỉnh.

Đại học Bách Khoa Hà Nội có bài kiểm tra tư duy trong kỳ tuyển sinh 2021?

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị duy nhất tổ chức kiểm tra tư duy trong kỳ tuyển sinh năm 2020. Liệu đến năm 2021, trường có còn duy trì hình thức tuyển sinh này?