Chiến lược đối phó COVID-19 thay đổi ra sao sau khi WHO công bố đại dịch

Ngọc Vân |

WHO hôm 11.3 tuyên bố COVID-19 là đại dịch, báo động rằng các nước phản ứng chưa đủ nhanh và quyết liệt để chống lại căn bệnh mà COVID-19 gây ra.

"Chúng tôi quan ngại sâu sắc về mức độ lây lan, mức độ nghiêm trọng và mức độ đáng báo động của việc thiếu hành động" - tờ Washington Post dẫn lời Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

Trong nhiều tuần qua, WHO đã ngần ngại đưa ra tuyên bố đại dịch vì sợ kích động sự hoảng loạn, mặc dù nhiều nhà dịch tễ học tin rằng COVID-19 đã đạt đến mức độ đại dịch.

Nhưng ngày 11.3, ông Tedros ghi nhận quy mô lan rộng của dịch bệnh. Hiện tại, có hơn 126.000 ca mắc COVID-19 tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 4.600 người tử vong. "Trong những ngày và tuần tới, chúng ta sẽ thấy số ca mắc, số ca tử vong và số quốc gia bị ảnh hưởng còn tăng cao hơn nữa" - ông Tedros nói.

Ông Tedros cảnh báo rằng "đại dịch" không phải là một từ để sử dụng nhẹ nhàng hay bất cẩn. Đó là một từ mà nếu sử dụng sai, có thể gây ra nỗi sợ hãi vô lý, hoặc chấp nhận một cách vô lý rằng cuộc chiến đã kết thúc, dẫn đến đau khổ và chết chóc không cần thiết.

Thông báo của WHO không kích hoạt bất kỳ nguồn tài trợ, giao thức hoặc quy định mới nào, mà đó là một sự thừa nhận về căn bệnh lây lan trên nhiều lục địa.

Đại dịch là gì và do ai xác định?

Các chuyên gia về dịch bệnh sử dụng thuật ngữ "đại dịch" để mô tả khi một dịch bệnh lan tràn ở nhiều quốc gia và lục địa cùng một lúc. (Thuật ngữ này xuất phát từ chữ "pan" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "tất cả" và "demos" nghĩa là "người dân").

Mặc dù "đại dịch" có thể gợi lên nỗi sợ hãi, nhưng nó mô tả mức độ lan rộng của dịch bệnh, chứ không phải là sự nguy hiểm của nó.

"Tôi nghĩ rằng một trong những điều mọi người hiểu sai khi nói về đại dịch là về mức độ nghiêm trọng hoặc có bao nhiêu trường hợp hoặc thậm chí chúng ta cần phải lo lắng như thế nào. Đại dịch nói về địa lý theo nghĩa đen" - Caitlin Rivers, nhà dịch tễ học tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, Mỹ, cho biết.

WHO - cơ quan toàn cầu có thẩm quyền tuyên bố chính thức về đại dịch - định nghĩa đại dịch "là sự lây lan trên toàn thế giới của một căn bệnh mới". Còn Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) định nghĩa: "Đại dịch dịch đề cập đến một dịch bệnh lan rộng trên một số quốc gia hoặc lục địa, thường ảnh hưởng đến một số lượng người lớn".

Tại sao đến bây giờ WHO mới công bố COVID-19 là đại dịch?

Các quan chức WHO hôm 11.3 dường như cho thấy việc tuyên bố đại dịch được thúc đẩy bởi sự thất vọng với phản ứng chậm chạp và không thỏa đáng của một số quốc gia khi COVID-19 lan rộng.

"Mỗi ngày chúng tôi đều kêu gọi các nước có hành động khẩn cấp và tích cực. Chúng tôi đã rung chuông cảnh báo to và rõ ràng - ông Tedros nói - Chúng ta không thể nói đủ lớn hoặc đủ rõ ràng hoặc đủ thường xuyên rằng tất cả các quốc gia vẫn có thể thay đổi tiến trình của đại dịch này".

Michael Ryan, Giám đốc chương trình các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe của WHO cho biết "không có công thức toán học, không có thuật toán để đưa ra tuyên bố về đại dịch". Ông nói rằng quyết định được đưa ra sau khi tham vấn nghiêm túc ý kiến ​​bên trong và bên ngoài WHO vì "chúng tôi hiểu hàm ý của từ này".

Ryan cho biết tuyên bố này nhằm "thúc giục toàn thế giới chiến đấu" chứ không phải là lý do để các chính phủ "từ bỏ hoặc tăng sợ hãi".

Các quan chức của WHO cũng lưu ý, các quốc gia như Hàn Quốc và Trung Quốc đã chứng minh rằng sự bùng phát của virus có thể được ngăn chặn và kiểm soát thông qua các biện pháp y tế công cộng truyền thống, ráo riết cách ly, hạn chế các hoạt động, tiếp xúc xã hội và khuyến cáo công chúng tăng cường vệ sinh để ngăn ngừa lây nhiễm.

Đại dịch có nghĩa là các quốc gia nên thay đổi cách chống lại virus?

Trước đây, các chuyên gia y tế đã sử dụng tuyên bố về đại dịch như một tín hiệu cho thấy những nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát lây lan đã thất bại và các quốc gia nên tập trung nỗ lực nhiều hơn vào việc giảm thiểu tác động của nó thông qua các hành động như giúp các bệnh viện sẵn sàng xử lý bệnh nhân, tích trữ vật dụng và ban hành các chính sách hạn chế đi lại, tiếp xúc.

Tuy nhiên, với COVID-19 lần này, WHO đã nhấn mạnh trong những tuần gần đây rằng tất cả các quốc gia nên tập trung vào việc ngăn chặn, để có thêm thời gian cho các chiến lược giảm thiểu tác động của dịch bệnh.

"Sẽ là một sai lầm nếu từ bỏ chiến lược phòng ngừa và ngăn chặn. Trước đây chúng ta chưa bao giờ thấy một đại dịch gây ra bởi một virus Corona. Và chúng ta cũng chưa bao giờ thấy một đại dịch có thể được kiểm soát cùng một lúc" - ông Tedros nói.

Lần cuối cùng WHO tuyên bố đại dịch là khi nào?

Lần cuối cùng WHO tuyên bố đại dịch là đại dịch cúm H1N1 năm 2009, dẫn đến các hành động quyết liệt, chẳng hạn như chi hàng triệu USD để mua vaccine. Nhưng hóa ra H1N1 không gây chết người và đáng sợ như người ta tưởng. Rất nhiều chính phủ đã thất vọng về việc mua vaccine mà cuối cùng họ không sử dụng và quay sang chỉ trích gay gắt về tuyên bố của WHO.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

WHO: Tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu sẽ thúc đẩy sản xuất vaccine

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch trong bối cảnh dịch bệnh lây lan khắp hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời có nguy cơ lây lan toàn cầu.

WHO công bố COVID-19 là đại dịch

Thanh Hà |

Ngày 11.3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra là đại dịch, nhấn mạnh các ca nhiễm virus bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã tăng gấp 3.

WHO: Ngay cả khi COVID-19 là đại dịch, chúng ta vẫn có thể kiềm chế được

Ngọc Vân |

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, ngay cả khi COVID-19 trở thành đại dịch, chúng ta vẫn có thể kiềm chế và kiểm soát được nó.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

WHO: Tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu sẽ thúc đẩy sản xuất vaccine

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch trong bối cảnh dịch bệnh lây lan khắp hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời có nguy cơ lây lan toàn cầu.

WHO công bố COVID-19 là đại dịch

Thanh Hà |

Ngày 11.3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra là đại dịch, nhấn mạnh các ca nhiễm virus bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã tăng gấp 3.

WHO: Ngay cả khi COVID-19 là đại dịch, chúng ta vẫn có thể kiềm chế được

Ngọc Vân |

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, ngay cả khi COVID-19 trở thành đại dịch, chúng ta vẫn có thể kiềm chế và kiểm soát được nó.