Châu Âu và Mỹ học được gì từ kinh nghiệm chống dịch COVID-19 ở Vũ Hán

Thanh Hà |

Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc), tình trạng hiếu hụt thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đã sớm xuất hiện.

Bác sĩ Jiang Rongmeng - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm bệnh viện Địa Đàn ở Bắc Kinh, đã tận mắt chứng kiến cách các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch COVID-19 bị ảnh hưởng ra sao bởi tình trạng thiếu các thiết bị này ở giai đoạn đầu trước khi nguồn cung dồi dào trở lại, theo SCMP.

Ông là thành viên hội đồng chuyên gia được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc điều tới tỉnh Hồ Bắc khi dịch bùng phát mạnh ở đây. Ông đã hướng dẫn đội ngũ nhân viên y tế cách thức tự bảo vệ mình trong khi điều trị cho các ca nặng và tin tưởng rằng những điều này có giá trị với các đồng nghiệp ở nước ngoài.

"Bạn không thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu không thể bảo vệ bản thân một cách hiệu quả bằng PPE. Bạn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm trong bệnh viện nếu không có khu vực cách ly hoặc giao thức phù hợp" - ông nói.

Hơn 1.500 nhân viên y tế ở Hồ Bắc đã bị nhiễm bệnh tại nơi làm việc tính tới giữa tháng 2, một phần do chưa có nhiều thông tin về virus SARS-CoV-2 vào thời điểm đó nhưng cũng có một phần bởi không được bảo vệ đúng cách.

Theo các quan chức y tế Trung Quốc, khoảng 3.000 nhân viên y tế đã bị nhiễm virus từ khi dịch bắt đầu bùng phát tháng 12 năm ngoái nhưng tất cả 42.600 nhân viên y tế từ khắp Trung Quốc được điều tới Hồ Bắc để tăng cường đều không bị nhiễm virus.

Đào tạo kỹ lưỡng và tuân thủ các giao thức - từ đặc điểm của dịch bệnh tới tự bảo vệ trong đội ngũ nhân viên y tế, trong đó có sử dụng và xử lý PPE đúng cách - góp phần vào kết quả số ca mắc COVID-19 bằng 0 trong đội ngũ nhân viên y tế, ông Jang cho hay.

"Có những nhân viên y tế chưa từng nhìn thấy đồ bảo hộ trước đó nên việc hướng dẫn là rất quan trọng. Mọi người phải trải qua các đợt tập huấn trước khi có thể bắt đầu vào việc và chăm sóc bệnh nhân. Cần có những người có trách nhiệm giúp đỡ người khác trong việc sử dụng PPE" - ông nói.

Ông Jiang cho biết, điều quan trọng không kém là thiết lập các khu vực được chỉ định trong bệnh viện, mỗi nơi có giao thức cụ thể riêng. Ông và các cộng sự đã thị sát từng bệnh viện ở Vũ Hán để đảm bảo các khu cách ly cho bệnh nhân COVID-19 được thiết lập đúng cách. Chỉ định các khu vực sạch, các khu vực có nguy cơ lây nhiễm và khu vực lây nhiễm cũng như lối đi riêng cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Tất cả cần phải được triển khai trước khi các khu vực này sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, ông nói.

Nhân viên y tế được yêu cầu tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt để xử lý dụng cụ và rửa tay ở từng khu vực.

Các giao thức và khu vực cách ly tương tự đã được thiết lập ở các bệnh viện dã chiến được chuyển đổi từ các địa điểm công cộng như trung tâm triển lãm, sân vận động.

Các biện pháp bảo vệ cũng được áp dụng cho các thao tác có nguy cơ lây nhiễm cao như đặt nội khí quản. "Mỗi đội y tế có ít nhất một nhân sự có chuyên môn về kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện. Một số đội đeo thêm thiết bị, như ba hoặc bốn đôi găng tay, vì sợ  lây nhiễm và chúng tôi tôn trọng điều đó. Bảo vệ quá mức tốt hơn là không bảo vệ kỹ" - ông nói. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc đã xử lý chất thải y tế trong dịch COVID-19 tại Vũ Hán thế nào?

Lê Thanh Hà |

Đại dịch COVID-19 làm tăng đáng kể chất thải y tế tại Trung Quốc, đặc biệt là Vũ Hán. Sau khoảng thời gian đầu quá tải, việc xử lý rác thải y tế tại thành phố này đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây.

Hình ảnh Vũ Hán sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19

Lê Thanh Hà |

Ngày 8.4, thành phố Vũ Hán - nơi bùng phát dịch COVID-19, đã chính thức dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 76 ngày qua.

Vũ Hán ngày đầu dỡ phong tỏa: 65.000 người rời thành phố

Thanh Hà |

Trong vòng vài giờ kể từ khi Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa tại tâm dịch COVID-19 Vũ Hán, vào sáng 8.4, khoảng 65.000 người đã rời thành phố, chỉ tính riêng tàu hỏa và máy bay, theo truyền thông địa phương.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Trung Quốc đã xử lý chất thải y tế trong dịch COVID-19 tại Vũ Hán thế nào?

Lê Thanh Hà |

Đại dịch COVID-19 làm tăng đáng kể chất thải y tế tại Trung Quốc, đặc biệt là Vũ Hán. Sau khoảng thời gian đầu quá tải, việc xử lý rác thải y tế tại thành phố này đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây.

Hình ảnh Vũ Hán sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19

Lê Thanh Hà |

Ngày 8.4, thành phố Vũ Hán - nơi bùng phát dịch COVID-19, đã chính thức dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 76 ngày qua.

Vũ Hán ngày đầu dỡ phong tỏa: 65.000 người rời thành phố

Thanh Hà |

Trong vòng vài giờ kể từ khi Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa tại tâm dịch COVID-19 Vũ Hán, vào sáng 8.4, khoảng 65.000 người đã rời thành phố, chỉ tính riêng tàu hỏa và máy bay, theo truyền thông địa phương.