Châu Âu đối mặt với mối lo mới về năng lượng

Hải Anh |

Sông Rhine ở Đức cạn khiến việc vận chuyển các sản phẩm năng lượng và mặt hàng công nghiệp khác dọc theo một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất của Châu Âu bị tắc nghẽn.

Nước sông Rhine tại dấu mốc Kaub, phía tây Frankfurt, được dự báo giảm xuống độ sâu tới hạn 40cm vào đầu ngày 12.8, theo Cục Đường thủy và Vận tải Liên bang Đức.

Ở mực nước này, hầu hết sà lan vận chuyển hàng hóa từ dầu diesel tới than đều không thể vận chuyển bằng đường sông.

Mực nước tại đây dự kiến tiếp tục giảm xuống 37cm vào ngày hôm sau.

Dù một số sà lan vẫn có thể điều hướng trên sông Rhine tại Kaub, mực nước giảm sâu nêu bật cách thức cuộc khủng hoảng khí hậu làm phức tạp thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của khu vực. Giá điện tiêu chuẩn của Đức đã tăng lên mức kỷ lục mới vào 10.8. Giá khí đốt và than đá giao sau của Châu Âu cũng tăng mạnh.

Sông Rhine trải dài khoảng 1.300km từ dãy Alps của Thụy Sĩ qua một số khu công nghiệp quan trọng nhất của Châu Âu trước khi đổ ra Biển Bắc gần Rotterdam. Dòng sông là một tuyến đường thủy quan trọng. Nhiều công ty, trong đó có ông lớn hóa chất BASF SE và nhà sản xuất thép Thyssenkrupp AG, dựa vào dòng sông để cung cấp nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp lớn.

“Nếu mực nước tại Kaub giảm xuống 35-55cm trong hai tuần tới, một số sà lan sẽ không thể vượt sông Rhine, trong khi những sà lan khác sẽ chở ít hàng hơn” - BASF nhận định ngày 10.8.

Nguồn nước sông Rhine là sự kết hợp của băng tan và nước mưa nhưng đóng góp từ các sông băng đã giảm dần trong những năm gần đây khi biến đổi khí hậu dẫn tới băng tan chảy vào mùa hè nhiều hơn băng hình thành vào mùa đông. Tuyết rơi dưới mức trung bình vào mùa đông năm ngoái và sự tiêu hao băng tiếp diễn có nghĩa là tuyến đường thủy đặc biệt có khả năng rơi vào mức khủng hoảng, theo cơ quan thời tiết liên bang Thụy Sĩ.

Theo Viện Thủy văn Liên bang Đức, khi mực nước tại Kaub chạm ngưỡng 40cm hoặc thấp hơn, hầu hết các sà lan sẽ không thể đi xa hơn được nữa.

Ở hạ lưu xa hơn - tại Duisburg, gần Cologne - mực nước là 172cm. Tại đây, mực nước 150cm được coi là ngưỡng khiến việc vận chuyển bằng sà lan các vật liệu như than cốc và quặng sắt không hiệu quả về chi phí.

Mực nước đo được không phải là độ sâu thực của sông mà là điểm đánh dấu khả năng di chuyển. Các chuyến hàng đã bị ảnh hưởng trong nhiều tuần, với mực nước cạn khiến lượng hàng hóa sà lan có thể chở bị ảnh hưởng. Dữ liệu từ Insights Global chỉ ra, giá vận chuyển một số nhiên liệu đến Basel ở Thụy Sĩ hiện là 276 USD/tấn, tăng vọt so với khoảng 25 USD/tấn vào đầu tháng 6.

Theo Bloomberg, mực nước sông thấp cũng gây trở ngại cho các công ty năng lượng như EnBW AG và Uniper SE - những công ty gần đây đã nhận được khoản cứu trợ trị giá 17 tỉ USD từ chính phủ Đức nhằm ngăn chặn sự sụp đổ mạng lưới năng lượng.

Grosskraftwerk Mannheim AG, công ty vận hành một trong những nhà máy nhiệt điện than lớn nhất của Đức cho hay, dù các chuyến hàng giảm nhưng công ty có đủ than dự trữ để tiếp tục phát điện trong vài ngày.

Các công ty vẫn có thể nhập than cho các nhà máy bằng đường bộ hoặc đường sắt, nhưng những phương thức vận tải đó đắt hơn đáng kể. Juergen Osterhage - giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà nhập khẩu than của Đức - chỉ ra, năng lực của đường sắt không đủ để bù đắp cho lượng chở bằng sà lan.

Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ khi Nga giảm lượng cung cấp khí đốt bởi căng thẳng khu vực lên cao do xung đột Ukraina. Giá cả tăng vọt và thúc đẩy nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều dầu và than đá hơn.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đã lan sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế, khiến chi phí nhà máy tăng cao và đe dọa đẩy một số nền kinh tế lớn nhất Châu Âu vào suy thoái.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Estonia, Phần Lan muốn Châu Âu chấm dứt thị thực du lịch với du khách Nga

Thanh Hà |

Các nhà lãnh đạo Estonia, Phần Lan muốn các nước đồng minh Châu Âu ngừng cấp thị thực du lịch cho công dân Nga trong bối cảnh đang có xung đột ở Ukraina.

Nga-Ukraina cáo buộc nhau tấn công nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu

Khánh Minh |

Nga tố Ukraina tấn công nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu ở nước này, nguy cơ gây thảm họa như Chernobyl, trong khi Kiev cáo buộc ngược lại Mátxcơva.

Cuộc chiến khí đốt ở Châu Âu chưa có hồi kết

Ngạc Ngư |

Một trong những hệ luỵ trực tiếp của cuộc chiến ở Ukraina giữa Nga và Ukraina là việc Nga không còn cung ứng khí đốt đủ mức nữa như đã thoả thuận với các nước thành viên EU và như đã cung ứng cho các nước này từ trước đến nay.

Chủ tịch Yên Bái yêu cầu xử lý nghiêm vụ khai thác khoáng sản trái phép

Văn Đức |

Chủ tịch tỉnh Yên Bái vừa ký văn bản yêu cầu xử lý nghiêm đối với trường hợp khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Vân Hội, huyện Trấn Yên.

Ớn lạnh đi trên những con đường đầy xe container ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường Nguyễn Duy Trinh, vòng xoay Mỹ Thủy, giao lộ Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư,... được người dân TPHCM ví là các "con đường tử thần", bởi thường xuyên xảy ra tai nạn chết người giữa xe container và xe máy.

Công an điều tra hoạt động đăng kiểm xe cơ giới tại Khánh Hòa

Hữu Long |

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp cung cấp hồ sơ, số liệu hoạt động đăng kiểm xe cơ giới để cơ quan công an điều tra, xác minh theo thẩm quyền.

Thu hồi những bức tượng người trong Đại Nội Huế: Thử nghiệm thừa thãi?

Tường Minh |

Việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho thu hồi số tượng người đặt trên cầu Kim Thủy dẫn vào Ngọ môn Huế sau khi có ý kiến phản đối của dư luận cho thấy trung tâm này đang hành xử với di sản theo kiểu thừa giấy vẽ voi.

Người tiêu dùng có phải bồi thường nếu thông tin sai sự thật về sản phẩm?

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 20, sáng 15.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Estonia, Phần Lan muốn Châu Âu chấm dứt thị thực du lịch với du khách Nga

Thanh Hà |

Các nhà lãnh đạo Estonia, Phần Lan muốn các nước đồng minh Châu Âu ngừng cấp thị thực du lịch cho công dân Nga trong bối cảnh đang có xung đột ở Ukraina.

Nga-Ukraina cáo buộc nhau tấn công nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu

Khánh Minh |

Nga tố Ukraina tấn công nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu ở nước này, nguy cơ gây thảm họa như Chernobyl, trong khi Kiev cáo buộc ngược lại Mátxcơva.

Cuộc chiến khí đốt ở Châu Âu chưa có hồi kết

Ngạc Ngư |

Một trong những hệ luỵ trực tiếp của cuộc chiến ở Ukraina giữa Nga và Ukraina là việc Nga không còn cung ứng khí đốt đủ mức nữa như đã thoả thuận với các nước thành viên EU và như đã cung ứng cho các nước này từ trước đến nay.