Chăm sóc và theo dõi F0 tại nhà theo hướng dẫn của WHO

Phương Linh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi người mắc COVID-19 tình trạng nhẹ tại nhà.

Theo thông tin trên website của WHO, các triệu chứng điển hình để nhận biết một người đã mắc COVID-19 gồm: Sốt, ho, đau họng, mất vị giác hoặc khứu giác, đau đầu, đau cơ. Nếu có các triệu chứng trên, hãy gọi điện cho nhân viên y tế để được tư vấn, xét nghiệm.

Để giảm tải áp lực cho hệ thống y tế, các F0 có tình trạng bệnh nhẹ có thể tự theo dõi và chăm sóc tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn của WHO về các lưu ý chăm sóc F0 tại nhà.

1. Tự chăm sóc bản thân

Người bệnh cần nghỉ ngơi trong phòng riêng, thoáng khí, mở cửa sổ để đón khí trời nếu có thể. Luôn đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét với người khác, thường xuyên rửa tay. Uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước. Đảm bảo ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Cố gắp tập luyện, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.

Dùng paracetamol khi bị sốt, đau mỏi cơ, đau đầu, với điều kiện tham vấn nhân viên y tế về liều lượng và khoảng cách giữa các liều. Không tự ý sử dụng các loại thuốc khác nếu không có chỉ định của nhân viên y tế. Có thể dùng phương pháp chườm mát, lau người bằng nước ấm để hạ sốt.

Theo dõi nồng độ ôxy trong cơ thể. Và nếu xuất hiện triệu chứng khó thở, thở gấp, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau ngực hoặc hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ, tim đập nhanh... hãy gọi ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

2. Bảo vệ những người sống cùng

Luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với người khác. Nếu phải tiếp xúc ở khoảng cách 1 mét, người bệnh hãy đeo khẩu trang trong khi người chăm sóc mặc thêm đồ bảo hộ PPE, rửa tay thường xuyên. Sử dụng riêng các đồ dùng sinh hoạt ăn uống.

Cho rác thải cá nhân vào trong thùng rác có nắp đậy và loại bỏ đúng cách. Người chăm sóc cần đeo khẩu trang y tế, rửa sạch tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, giữ nhà cửa thông thoáng.

3. Theo dõi nồng độ ôxy trong máu (SpO2) và lưu ý cần thiết

Sử dụng máy đo để theo dõi chỉ số nồng độ ôxy trong máu. Kiểm tra 3 lần một ngày hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bất kể chỉ số SpO2 của bạn là bao nhiêu, nếu bạn thấy khó thở, không thể ra khỏi giường hoặc tự chăm sóc bản thân, đau tức ngực, hoặc cảm thấy hoa mắt chóng mặt, hãy gọi ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Nếu chỉ số SpO2 trên 94%, hãy tiếp tục theo dõi.

Chỉ số SpO2 từ 90% - 94%, hãy gọi tham vấn nhân viên y tế vì đây có thể là dấu hiệu sớm cho thấy giảm nồng độ ôxy máu.

Chỉ số SpO2 dưới 90%, hay gọi cho nhân viên y tế ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.

4. Những bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ cao tiến triển bệnh nặng

Những người có nguy cơ cao tiến triển tình trạng bệnh nặng khi mắc COVID-19 gồm: Người trên 60 tuổi; Người mắc bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thận mãn tính, phổi mãn tính, ung thư, béo phì, bệnh mạch máu não, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần; Suy giảm miễn dịch ví dụ HIV; Thai phụ cao tuổi hoặc có chỉ số BMI cao; Các tình trạng mãn tính khác...

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

WHO nghiên cứu đột biến có thể nguy hiểm hơn biến thể Delta

Song Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nghiên cứu khả năng lây lan của Lambda - đột biến được cho là có khả năng nguy hiểm hơn biến thể Delta.

WHO kêu gọi nước giàu hoãn tiêm liều vaccine nhắc lại tới hết tháng 9

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi tạm ngừng tiêm vaccine COVID-19 liều nhắc lại ở các quốc gia giàu ít nhất là đến cuối tháng 9 khi các quốc gia nghèo gặp khó khăn trong tiếp cận vaccine.

Các quốc gia thế giới cách ly F0 và F1 để ngăn lây lan COVID-19 ra sao?

Bảo Châu |

Trên thế giới, các quốc gia đều có các quy định về cách ly đối tượng F0 và F1 để ngăn chặn lây lan COVID-19.

Hải Phòng: Nước sinh hoạt của 2 xã đục như nước ruộng vì sự cố đường ống

Thiên Hà |

Hải Phòng - Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân xã Tự Cường và xã Tiên Cường (huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) về việc nước sinh hoạt của hầu hết hộ dân có tình trạng đục ngầu, chuyển sang màu nâu trong ngày 8.2, khiến họ bất an.

Trung Quốc bất ngờ lên tiếng về vụ Nord Stream

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bất ngờ bình luận về vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Nga.

Dự án chăn nuôi bò Bình Hà: Lãnh đạo bị bắt, dân ào vào chiếm đất trồng keo

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà kém hiệu quả, bỏ hoang đất nên nhiều người dân đã kéo nhau lên phát quang, cắm mốc chiếm đất để trồng keo.

"Ma trận" trung tâm luyện thi đánh giá năng lực khiến thí sinh bối rối

NHÓM PV |

Hiện nay, hàng loạt trung tâm luyện thi đánh giá năng lực mở ra với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, để tránh mất tiền oan, học sinh chỉ cần ôn luyện và học kĩ bài tập trên lớp là có thể đạt được điểm cao.

Dịch vụ cho thuê người yêu ngày Valentine: Nở rộ nhưng cũng đầy hiểm họa

Minh Ánh - Hà Chi |

Càng gần ngày Valentine, dịch vụ cho thuê người yêu càng nở rộ. Nhiều người đã tìm đến dịch vụ này với mong muốn có người bầu bạn. Tuy nhiên, người sử dụng dịch vụ này cần hết sức tỉnh táo với những hiểm họa khó lường của một nghề chưa được công nhận là một nghề hợp pháp ở Việt Nam.


WHO nghiên cứu đột biến có thể nguy hiểm hơn biến thể Delta

Song Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nghiên cứu khả năng lây lan của Lambda - đột biến được cho là có khả năng nguy hiểm hơn biến thể Delta.

WHO kêu gọi nước giàu hoãn tiêm liều vaccine nhắc lại tới hết tháng 9

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi tạm ngừng tiêm vaccine COVID-19 liều nhắc lại ở các quốc gia giàu ít nhất là đến cuối tháng 9 khi các quốc gia nghèo gặp khó khăn trong tiếp cận vaccine.

Các quốc gia thế giới cách ly F0 và F1 để ngăn lây lan COVID-19 ra sao?

Bảo Châu |

Trên thế giới, các quốc gia đều có các quy định về cách ly đối tượng F0 và F1 để ngăn chặn lây lan COVID-19.