CEO Pfizer chỉ ra điểm đáng lo nhất từ biến thể Omicron

Thanh Hà |

Biến thể Omicron dường như nhẹ hơn so với các chủng trước nhưng dường như lây lan nhanh hơn và có thể dẫn đến nhiều đột biến hơn trong tương lai, Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cảnh báo.

Nguy cơ thêm đột biến từ biến thể Omicron

CEO Pfizer chia sẻ với The Wall Street Journal ngày 7.12 trong cuộc phỏng vấn tại Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng CEO rằng: "Tôi không nghĩ có biến thể lây lan nhanh là một tin tốt. Lây lan nhanh có nghĩa là nó sẽ có ở hàng tỉ người và một đột biến khác có thể xảy ra. Không ai muốn điều đó".

Cố vấn y tế chính của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci cho hay, các báo cáo cuối tuần qua từ Nam Phi cho thấy, Omicron không nghiêm trọng như lo ngại ban đầu. Ông đồng thời lưu ý rằng, cần thêm dữ liệu để đánh giá đầy đủ rủi ro do biến thể Omicron gây ra.

Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi công bố báo cáo ngày 4.12 lưu ý rằng, hầu hết bệnh nhân nhiễm biến thể SARS-CoV-2 mới nhập viện ở Pretoria không cần ôxy bổ sung. Báo cáo cũng cho hay, nhiều bệnh nhân nhập viện vì các lý do y tế khác và sau đó được phát hiện mắc COVID-19.

CEO Bourla cảnh báo, rất khó để đưa ra kết luận chính xác về làn sóng lây nhiễm ở Nam Phi vào thời điểm hiện tại. Chỉ 5% người Nam Phi trên 60 tuổi và những người trẻ hơn thường mắc COVID-19 nhẹ hơn. Tuy nhiên, nhiều người ở Nam Phi cũng dương tính với HIV - điều có thể dẫn tới mắc COVID-19 nặng hơn.

CEO Pfizer dự kiến số ca nhiễm Omicron được xác nhận sẽ tăng từ hàng chục lên hàng triệu trong vài tuần tới. “Chúng ta sẽ hiểu rõ về ý nghĩa chính xác của nó với biểu hiện lâm sàng trước khi hết năm" - ông nói.

Theo CEO Bourla, Pfizer có thể phát triển một loại vaccine chuyên biệt với Omicron vào tháng 3.2022, nhưng vẫn chưa rõ liệu có cần thiết phải tiêm một mũi mới hay không. Cần vài tuần để xác định các vaccine hiện hành có cung cấp đủ khả năng bảo vệ chống lại biến thể này hay không.

Ông cũng chia sẻ rằng, Pfizer tự tin thuốc kháng virus Paxlovid dạng uống của hãng sẽ chống lại Omicron và mọi biến thể khác đã xuất hiện tới thời điểm hiện tại.

Thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer ức chế một loại enzyme mà virus SARS-CoV-2 cần để tái tạo, được gọi là protease.

Đến nay, hầu hết đột biến của virus đều xảy ra trên protein gai, cơ chế mà virus dùng để gắn vào tế bào người, ông Bourla nói. Theo ông, vaccine và phương pháp điều trị bằng kháng thể nhắm vào protein gai có thể cần cập nhật khi các đột biến xảy ra trên phần đó của virus.

Tuy nhiên, virus khó có thể đột biến theo cách để sống mà không có enzyme protease mà Paxlovid nhắm đến, ông chỉ ra. "Rất khó để virus tạo ra một chủng virus có thể sống mà không có protease này. Nó không phải là không thể mà là rất khó" - ông nói. 

CEO Bourla không cho rằng, sẽ sớm kết thúc đại dịch COVID-19 nhưng xã hội sẽ bắt đầu xem loại virus này giống như cúm mùa và các phương pháp điều trị COVID-19 mạnh hơn sẽ được đưa ra thị trường.

Ông cũng đồng thời lưu ý rằng, xã hội sẽ không bao giờ đạt được 100% tiêm chủng. “Đó là lý do cần đến các phương pháp điều trị. Nhưng chúng ta có thể sống cuộc sống bình thường. Cuộc sống bình thường có nghĩa là bạn có thể đến nhà hàng và không cần phải đeo khẩu trang và khó thở hàng ngày” - ông nói.

Ông Bourla mong đợi năm sau bình thường hơn với việc "vắng bóng một biến thể có thể thay đổi mọi thứ". “Tôi nghĩ rằng, chúng ta ở trong xu hướng tốt vào giữa năm sau khi kiểm soát được mọi thứ" - ông nói thêm.

Vaccine Pfizer giảm hiệu quả với Omicron 40 lần

Trong diễn biến khác, theo dữ liệu ban đầu từ Nam Phi công bố ngày 7.12, vaccine Pfizer-BioNTech dường như kém hiệu quả hơn với biến thể Omicron.  Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Y tế Châu Phi phát hiện ra lượng kháng thể do vaccine tạo ra có thể vô hiệu hóa biến thể mới đã giảm khoảng 40 lần.

Theo các nhà nghiên cứu, so với biến thể Beta, biến thể Omicron thậm chí còn có khả năng né kháng thể do vaccine Pfizer tạo ra hơn. Nghiên cứu cho thấy, lượng kháng thể do vaccine tạo ra có thể vô hiệu hóa biến thể Beta, cũng được phát hiện lần đầu ở Nam Phi, chỉ giảm khoảng 3 lần.

Tiến sĩ Ugur Sahin - CEO BioNTech - cho hay, ngày 7.12 rằng, hãng sẽ có dữ liệu trong ngày 8 hoặc 9.12 liên quan đến biến thể mới. “Tôi sẽ lạc quan hơn" - ông nói.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Nam Phi chỉ dựa trên mẫu máu của 12 bệnh nhân đã được tiêm vaccine Pfizer nhưng chưa tiêm nhắc lại. Việc giảm các kháng thể trung hòa trong các mẫu máu có thể không phản ánh cách biến thể có thể hoạt động như thế nào trong môi trường thực tế, NBC lưu ý.

Tác giả chính của nghiên cứu - nhà virus học Alex Sigal - chia sẻ trên Twitter rằng, kết quả có thể thay đổi khi các nhà nghiên cứu tiến hành nhiều thí nghiệm hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nhà khoa học hàng đầu khác đã cảnh báo rằng, biến thể Omicron, có 50 đột biến, có thể né bảo vệ do tiêm chủng hoặc lây nhiễm tự nhiên.

Các nhà sản xuất vaccine cũng đang phát triển vaccine đặc hiệu với biến thể Omicron nếu cần thiết. Pfizer-BioNTech thông báo có thể phát triển một loại vaccine nhằm vào biến thể cụ thể trong vòng 6 tuần và xuất xưởng lô ban đầu trong vòng 100 ngày, trong khi Moderna có thể đưa một vaccine ứng viên mới vào thử nghiệm trong vòng 90 ngày. Johnson & Johnson cũng theo đuổi vaccine được sửa đổi và sẽ cải tiến nó khi cần thiết.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Biến thể Omicron có thể tự hủy diệt, báo hiệu COVID-19 kết thúc?

Khánh Minh |

Chuyên gia y tế hàng đầu Nam Phi tin rằng biến thể Omicron có thể tự suy yếu, báo hiệu sự kết thúc của COVID-19.

Biến thể Omicron lan tới 38 quốc gia, đe dọa tăng trưởng toàn cầu

Hải Anh |

Biến thể Omicron được phát hiện ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2 quốc gia ở Đông Nam Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, Omicron có thể làm chậm lại phục hồi kinh tế toàn cầu tương tự như biến chủng Delta.

Tên biến chủng Omicron có ý nghĩa gì?

Thanh Hà |

Biến thể Omicron được Tổ chức Y tế Thế giới đặt tên chính thức, thay cho tên gọi B.1.1.529. Đây là một biến thể đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 và đang gây báo động toàn cầu.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Đi khám bệnh, chỉ cần mang căn cước công dân

NHẬT HỒ - PHÚC DUY |

Cà Mau - Ngày 13.2, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau cho biết đã hoàn thiện dữ liệu, số hoá để quản lý quá trình tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Người dân đi đến các cơ sở y tế chỉ cần trình căn cước công dân là có thể  khám chữa bệnh, không cần đem thẻ BHYT giấy như trước đây.

Biến thể Omicron có thể tự hủy diệt, báo hiệu COVID-19 kết thúc?

Khánh Minh |

Chuyên gia y tế hàng đầu Nam Phi tin rằng biến thể Omicron có thể tự suy yếu, báo hiệu sự kết thúc của COVID-19.

Biến thể Omicron lan tới 38 quốc gia, đe dọa tăng trưởng toàn cầu

Hải Anh |

Biến thể Omicron được phát hiện ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2 quốc gia ở Đông Nam Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, Omicron có thể làm chậm lại phục hồi kinh tế toàn cầu tương tự như biến chủng Delta.

Tên biến chủng Omicron có ý nghĩa gì?

Thanh Hà |

Biến thể Omicron được Tổ chức Y tế Thế giới đặt tên chính thức, thay cho tên gọi B.1.1.529. Đây là một biến thể đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 và đang gây báo động toàn cầu.