Câu chuyện thoát khỏi tử thần của bệnh nhân Trung Quốc mắc COVID-19

Lê Thanh Hà |

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CGTN) đã chia sẻ câu chuyện thoát khỏi "lưỡi hái tử thần" của 2 bệnh nhân nguy kịch mắc COVID-19.

Zhan Qingyuan là bác sĩ khoa hô hấp thuộc Bệnh viện hữu nghị Trung Quốc - Nhật Bản. Với kinh nghiệm 30 năm trong nghề, bác sĩ Zhan nhận định virus SARS-CoV-2 "tàn phá" hơn nhiều các loại virus khác từng được biết đến trước đó, bởi nó không chỉ dễ lây lan mà còn tấn công nhiều bộ phận khác trong cơ thể ngoài phổi.

Chính điều này khiến việc giành lại sự sống cho các ca nguy kịch càng khó khăn hơn. Bác sĩ Zhan đã chia sẻ trên CGTN quá trình giúp 2 bệnh nhân nguy kịch tại Vũ Hán thoát khỏi "lưỡi hái tử thần".

Kể từ tháng 2, sau khi bác sĩ và các đồng nghiệp được điều tới  Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, hầu hết bệnh nhân đã được điều trị thành công và xuất viện. Trong số các ca nặng còn lại, có 2 ca lâm vào tình trạng nguy kịch nhất.

Yi Fan và Hu Weifeng là hai ca đặc biệt nặng đã nằm tại phòng chăm sóc chuyên sâu (ICU) hơn 50 ngày. Cả hai đều là bác sĩ làm việc cho Bệnh viện Trung ương Vũ Hán và mắc COVID-19 trong quá trình khám cho bệnh nhân từ cuối tháng 1.

"Khi tôi tiếp nhận 2 ca này, họ đã mất ý thức, không thể cử động. Khó khăn lớn nhất trong việc điều trị là những thương tổn liên tiếp ở phổi không phải chỉ do virus SARS-CoV-2 gây ra. Hơn nữa, họ đã nằm trong ICU quá lâu nên virus có dấu hiệu kháng thuốc", bác sĩ Zhan chia sẻ.

Trong quá trình giành giật sự sống, 2 bệnh nhân phải dựa vào 3 thiết bị chính để duy trì gồm máy thở, máy lọc máu và máy Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) - một phương pháp hỗ trợ sự tuần hoàn và hô hấp khi tim hoặc phổi hay cả hai đều không thể hoạt động bình thường.

"Ba thiết bị trên được coi như phổi, tim và thận "nhân tạo" giúp họ chống chọi với virus SARS-CoV-2. Nếu vượt qua được khoảng thời gian nguy kịch này, bệnh nhân mới có cơ hội sống tiếp", bác sĩ Zhan nói.

Kỳ tích đã xảy ra khi cách đây 2 tuần, 2 bệnh nhân bắt đầu lấy lại ý thức. Tuần trước, bệnh nhân Yi Fan đã được chỉ định rút ECMO sau khi tình trạng sức khỏe được hội chẩn và đánh giá là ổn định. Họ đã vượt qua cơn "thập tử nhất sinh" và đang hồi phục mỗi ngày.

"Tôi đã mất đi ý thức và không hề biết trước đó đã xảy ra chuyện gì. Đầu óc tôi toàn những ảo giác mơ hồ. Sau khi tỉnh lại, tôi không muốn trở thành người vô dụng. Tôi còn vợ, còn con và sẽ tiếp tục công việc cứu chữa người bệnh", bệnh nhân Yi Fan chia sẻ.

Tuy nhiên, bác sĩ Zhan cho hay vẫn còn một chặng đường dài để 2 bệnh nhân được xuất viện bởi cơ thể họ còn yếu, chưa có khả năng vận động linh hoạt và các chức năng phổi, thận còn nhiều thương tổn do virus SARS-CoV-2.

Lê Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc công bố liệu pháp hữu hiệu cứu sống nhiều bệnh nhân COVID-19

Ngọc Vân |

Trung Quốc lưu ý tầm quan trọng của kết hợp đông tây y trong điều trị COVID-19 để cứu sống nhiều bệnh nhân hơn.

Trung Quốc ca ngợi thuốc điều trị COVID-19 của Nhật Bản hiệu nghiệm

HỒNG HẠNH |

Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ca ngợi Favipiravir - thuốc dùng để điều trị COVID-19, được công ty Fujifilm Nhật Bản phát triển - mang lại hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc.

Chuyên gia hàng đầu Trung Quốc phản bác COVID-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán

Song Minh |

Chuyên gia hô hấp nổi tiếng Trung Quốc Chung Nam Sơn nói không có bằng chứng nào cho thấy COVID-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.

Cùng ăn Tết Nguyên đán, các nước này không đón năm Quý Mão

Vân Anh |

Năm 2023 ở Việt Nam là năm Quý Mão, nhưng tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... lại là con giáp khác, với nhiều nét văn hóa thú vị.

Thói quen ăn uống ngày Tết: Làm sao để cân đối, tránh tăng cân?

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Các gia đình sẽ chuẩn bị nhiều món ăn ngon, giàu năng lượng cùng với những buổi tiệc với mật độ dày hơn những ngày thường. Do đó, thói quen ăn uống trong dịp Tết sẽ bị thay đổi, tuy chỉ vài ngày nhưng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Trung Quốc công bố liệu pháp hữu hiệu cứu sống nhiều bệnh nhân COVID-19

Ngọc Vân |

Trung Quốc lưu ý tầm quan trọng của kết hợp đông tây y trong điều trị COVID-19 để cứu sống nhiều bệnh nhân hơn.

Trung Quốc ca ngợi thuốc điều trị COVID-19 của Nhật Bản hiệu nghiệm

HỒNG HẠNH |

Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ca ngợi Favipiravir - thuốc dùng để điều trị COVID-19, được công ty Fujifilm Nhật Bản phát triển - mang lại hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc.

Chuyên gia hàng đầu Trung Quốc phản bác COVID-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán

Song Minh |

Chuyên gia hô hấp nổi tiếng Trung Quốc Chung Nam Sơn nói không có bằng chứng nào cho thấy COVID-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán.