Câu chuyện của cặp vợ chồng tỉ phú đi đầu trong nghiên cứu vaccine COVID-19

Hoàng Hà |

Cặp vợ chồng nhà khoa học người Đức, sở hữu công ty BioNTech trị giá 21,9 tỉ USD, đã tạo ra loại vaccine đầu tiên chủng ngừa COVID-19, góp phần chấm dứt đại dịch đã làm đảo lộn đời sống và nền kinh tế trên toàn cầu.

Tháng 11.2020, khi cả thế giới thở phào nhẹ nhõm trước thông tin quá trình thử nghiệm vaccine do Công ty Công nghệ Sinh học BioNTech của Đức và Công ty Dược phẩm Pfizer của Mỹ phát triển, cho kết quả khả quan trong các thử nghiệm giai đoạn 3, thì ông Ugur Sahin và bà Ozlem Tureci thể hiện sự khiêm tốn vốn có của họ.

Giám đốc điều hành BioNTech Ugur Sahin vẫn hàng ngày đạp xe đến trụ sở của một công ty hiện có giá trị 21,9 tỉ USD và nói rằng kết quả thử nghiệm là “chiến thắng của sự đổi mới, của khoa học và nỗ lực hợp tác toàn cầu” và ông mong muốn vaccine của BioNTech có thể giúp thế giới “sớm trở lại cuộc sống bình thường”.

Câu chuyện giản dị của nhà khoa học tỉ phú

Cả hai nhà khoa học đều là con của những người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư vào Đức những năm 1960. Ông Sahin, 56 tuổi, sinh ra ở Iskenderun trên bờ biển Địa Trung Hải nhưng chuyển đến Đức khi mới 4 tuổi. Bà Tureci, cùng 56 tuổi, giám đốc y tế của BioNTech, lớn lên ở Lastrup, Lower Saxony, có cha là bác sĩ phẫu thuật tại một bệnh viện Công giáo nhỏ.

Từ năm 2001, Sahin và Tureci đặt trụ sở công ty tại Mainz. Tại Bệnh viện Đại học Mainz, cặp đôi đã lên kế hoạch thành lập một phòng nghiên cứu để điều tra cách hệ thống miễn dịch có thể được đào tạo để tấn công các tế bào ung thư.

“Khi khó có thể tìm được các quỹ tài trợ nghiên cứu, chúng tôi đành thành lập công ty của riêng mình" - bà Sahin nói với cổng thông tin Heise.

Công ty của họ đi tiên phong trong các liệu pháp kháng thể chính xác chống lại bệnh ung thư, đã được bán cho công ty dược phẩm Astellas của Nhật Bản với giá 1,4 tỉ euro vào năm 2016.

Họ thành lập công ty thứ hai BioNTech vào năm 2008 cùng với bác sĩ ung thư người Áo Christoph Huber. Với BioNTech, hiện có khoảng 1.300 nhân viên, cặp đôi lần đầu tiên bắt đầu phát triển các phương pháp điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch, sử dụng vật liệu di truyền được gọi là mRNA để huấn luyện cơ thể con người sản xuất kháng gene của chính mình.

Nhiều năm kinh nghiệm với phương pháp mRNA trở nên hữu ích khi tin tức về loại virus corona chủng mới đến với cặp vợ chồng nhà khoa học vào đầu năm 2020.

Từ thuốc chống ung thư đến vaccine ngừa COVID-19

Sahin cho biết lần đầu tiên ông đọc về COVID-19 trên tờ Lancet vào thứ Sáu ngày 24.1.2020. Tiến sĩ Sahin bắt tay vào làm việc trên máy tính của mình, thiết kế mẫu cho 10 loại vaccine virus corona, một trong số đó sau này trở thành BNT162b2, vaccine được cấp phép tại Anh vào cuối năm 2020. Ngay ngày thứ Hai tuần sau đó, ngày 27.1.2020, ông triệu tập các nhân viên và thông báo công ty sẽ xoay trục để tìm ra vaccine chống virus corona.

Vào tháng 2.2020, Tiến sĩ Sahin đang quan sát phản ứng qua kính hiển vi. Ông chụp ảnh tự sướng cùng hai nhân viên có mặt. “Tôi nghĩ đây là sự ra đời của ứng cử viên vaccine của chúng tôi” - ông tuyên bố.

Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer, trước đây đã hợp tác với BioNTech về vaccine cúm, đã nhanh chóng được thuyết phục để hỗ trợ chi phí phát triển và phân phối. Vào thời điểm đó, đây được đánh giá là một cách tiếp cận rủi ro cao nếu thất bại.

Đến tháng 3, khi Đức bước vào đợt phong toả đầu tiên, BioNTech đã phát triển 20 “ứng viên” cho một loại vaccine, trong đó họ sẽ tiếp tục thử nghiệm 5 loại miễn dịch trong một chương trình nghiên cứu có sự tham gia của 500 nhà khoa học có tên Lightspeed.

Bước đột phá xảy ra vào đầu tháng 11.2020, sau khi một phân tích tạm thời cho thấy một loại vaccine của họ có hiệu quả 90% trong việc bảo vệ con người khỏi sự lây truyền của virus trong các thử nghiệm toàn cầu. Kết quả này tốt hơn nhiều so với điều mà hầu hết chuyên gia đã hy vọng.

Thứ quý hơn cả tiền

Morgan Stanley ước tính rằng vaccine này có thể mang lại cho Pfizer và BioNTech doanh thu hơn 13 tỉ USD. Nếu chỉ nói về sự giàu có, chỉ riêng giá trị thị trường của BioNtech do Nasdaq niêm yết đã tăng lên 21 tỉ USD trong tuần sau đó. Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả. Và việc nghiên cứu vaccine không chỉ là vì tiền bạc. Nó mang ý nghĩa nhiều hơn thế.

Nhiều nhà khoa học vẫn nghi ngờ việc chế tạo vaccine trong thời gian ngắn như vậy có thể thực hiện được hay không, tuy nhiên, tiến sĩ Sahin vẫn kiên trì, nói rằng việc cấp phép vaccine sẽ xác thực công nghệ của ông và “mở ra một loại vaccine hoàn toàn mới”.

BioNTech đã nhanh chóng chỉ định khoảng 500 nhân viên chuẩn bị bước vào chiến dịch với “tốc độ ánh sáng” và đến tháng 7, Pfizer và BioNTech đã bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối về vaccine COVID-19. Một nửa số người được chủng ngừa, trong khi nửa còn lại được tiêm giả dược. Sau đó, công ty chờ đợi những người mắc bệnh để xác định xem liệu vaccine có mang lại sự bảo vệ nào hay không.

Đến tháng 11.2020, một hội đồng chuyên gia độc lập đã đánh giá kết quả. Phân tích ban đầu cho thấy vaccine có hiệu quả hơn 90%, từ đó cho thấy rất ít người đã được tiêm vaccine bị nhiễm COVID-19.

Để thấy những kết quả này tốt như thế nào, có thể nhìn vào vaccine cúm, có hiệu quả tốt nhất là 40-60%. Vì vậy, vaccine COVID-19 của Sahin và Tuereci có vẻ khá tốt. Sau đó, vaccine của BioNTech/Pfizer lần lượt được Anh, châu Âu và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp đến phê duyệt đầy đủ.

Khi tin tức tốt lành về hy vọng tốt nhất về vaccine được công bố, thị trường chứng khoán đã tăng vọt - tinh thần của hàng triệu người cũng vậy. Họ là những người đã mất việc làm, đảo lộn cuộc sống và mất hy vọng, đã lạc quan trở lại. Cho đến nay, hàng trăm triệu liều vaccine của BioNTech/Pfizer đã được sản xuất và phân phối đi khắp thế giới, mang đến cơ hội xoá sổ đại dịch cho nhiều quốc gia.

Hoàng Hà
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đề nghị Anh hỗ trợ tiếp cận nguồn cung vaccine COVID-19

Song Minh |

Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đề nghị Anh tiếp tục ưu tiên hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung vaccine để giúp Việt Nam sớm vượt qua đợt bùng phát của dịch COVID-19.

Nga sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam

Ngọc Vân |

Đại sứ Bezdetko cho biết Nga sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, sẵn sàng cung cấp và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine của Nga cho Việt Nam.

Việt Nam nhận 3 triệu liều vaccine Moderna của Mỹ vào cuối tuần này

Phương Linh |

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, ba triệu liều vaccine Moderna do Mỹ cung cấp qua cơ chế COVAX sẽ đến Việt Nam vào ngày 25.7 tới.

Vaccine Pfizer, AstraZeneca hiệu quả cao với biến thể Delta khi tiêm 2 liều

Bảo Châu |

Vaccine COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả cao đối với biến thể Delta khi tiêm đủ 2 liều.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Việt Nam đề nghị Anh hỗ trợ tiếp cận nguồn cung vaccine COVID-19

Song Minh |

Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đề nghị Anh tiếp tục ưu tiên hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung vaccine để giúp Việt Nam sớm vượt qua đợt bùng phát của dịch COVID-19.

Nga sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam

Ngọc Vân |

Đại sứ Bezdetko cho biết Nga sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, sẵn sàng cung cấp và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine của Nga cho Việt Nam.

Việt Nam nhận 3 triệu liều vaccine Moderna của Mỹ vào cuối tuần này

Phương Linh |

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, ba triệu liều vaccine Moderna do Mỹ cung cấp qua cơ chế COVAX sẽ đến Việt Nam vào ngày 25.7 tới.

Vaccine Pfizer, AstraZeneca hiệu quả cao với biến thể Delta khi tiêm 2 liều

Bảo Châu |

Vaccine COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả cao đối với biến thể Delta khi tiêm đủ 2 liều.