Cánh tay robot có xúc giác - bước đột phá cho người khuyết tật

Nguyễn Hạnh |

Một người đàn ông bị liệt ở Mỹ đã trở thành người đầu tiên được cấy các điện cực vào vỏ não cảm giác, cho phép anh cảm nhận được cánh tay robot của mình khi nó điều khiển đồ vật.

Theo Daily Mail, anh Nathan Copeland, 23 tuổi, bị liệt sau vụ tai nạn xe hơi vào năm 2016, đã được các nhà kỹ thuật sinh học đề nghị cấy ghép các điện cực vào vỏ não vận động và cảm giác để cung cấp cho anh một số khả năng di chuyển đồ vật thông qua cánh tay robot.

Thử nghiệm cánh tay robot khi có sự kích thích cảm giác (trái) và không có sự kích thích cảm giác. Video: University of Pittburgh Medical Center

David Putrino - trưởng khoa đổi mới phục hồi chức năng tại Trường Y Icahn Mount Sinai - nói với Health Day: "Phần cảm nhận của những gì chúng ta làm với tư cách là con người thực sự quan trọng. Nếu không hiểu bàn tay của bạn đang ở đâu trong không gian, có thể rất khó để biết bạn đang nắm vật gì đó quá chặt hay quá lỏng lẻo. Đó là khả năng của cơ thể con người, nhưng đối với một người máy, đó là một trở ngại lớn".

Thông tin đầu vào của giác quan rất quan trọng đối với các thao tác cơ bản như cầm cốc cà phê hoặc điện thoại. Nếu không có nó, rất khó để biết bạn đang nắm chặt vật gì đó hay bạn đã nắm trượt. Ảnh: University of Pittsburgh Medical Center
Thông tin đầu vào của giác quan rất quan trọng đối với các thao tác cơ bản như cầm cốc cà phê hoặc điện thoại. Nếu không có nó, rất khó để biết bạn đang nắm chặt vật gì đó hay bạn đã nắm trượt. Ảnh: University of Pittsburgh Medical Center

Copeland cho biết: "Trước đây, khi không có sự kích thích cảm giác, tôi sẽ phải nhìn để biết bàn tay robot của mình đã chạm vào vật thể hay chưa, tôi sẽ chỉ có thể cầm nó lên một cách vụng về, thỉnh thoảng nó sẽ rơi xuống. Đặc biệt, tôi mất nhiều thời gian để đảm bảo rằng tôi thực sự đã nắm giữ được vật thể trước khi bắt đầu chuyển nó đi".

Giờ đây, các nhà kỹ thuật sinh học đang kích thích vỏ não cảm giác của Copeland, cho phép hệ thống cung cấp thông tin cho anh về cảm giác của bàn tay robot. Khi cầm một đồ vật lên, việc dựa vào tín hiệu xúc giác sẽ đảm bảo rằng đồ vật đã được nắm chắc.

Theo Jennifer Collinger - kỹ sư thuộc Khoa Y học Vật lý và Phục hồi chức năng của Đại học Pittsburgh, Mỹ: "Phản hồi cảm giác từ bàn tay là cực kỳ quan trọng để thực hiện những hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày, khi thiếu phản hồi đó, hiệu suất của con người sẽ bị suy giảm".

Trong một loạt các bài kiểm tra, Nathan Copeland được giao nhiệm vụ nhặt các hình khối rồi đặt chúng lên một chiếc hộp. Ảnh: UPMC/Pitt Health Sciences/ AFP
Trong một loạt bài kiểm tra, Nathan Copeland được giao nhiệm vụ nhặt các hình khối rồi đặt chúng lên một chiếc hộp. Ảnh: UPMC/Pitt Health Sciences/ AFP

Các kỹ sư cho biết, Copeland có thể khéo léo hướng cánh tay robot đến mục tiêu nhanh hơn đáng kể với phản hồi giác quan. Trung bình, anh đã giảm một nửa thời gian thực hiện nhiệm vụ, từ khoảng 20 giây xuống còn 10 giây.

Copeland nói rằng, sự tổng hợp của chuyển động và cảm giác diễn ra khá trơn tru. Anh cảm thấy như thể đang di chuyển cánh tay của mình.

Nhóm nghiên cứu thừa nhận vẫn còn một chặng đường dài trước khi công nghệ của họ được triển khai như một trợ giúp thiết thực cho người khuyết tật.

"Đây là bước đầu tiên trong công nghệ xâm lấn. Nó đòi hỏi phải phẫu thuật mở não và cấy các điện cực có tuổi thọ hạn chế vào mô não" - Putrino nói.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

GS Mỹ: Tránh thảm họa vũ trụ, cần hiệp ước với nền văn minh ngoài Trái đất

Song Minh |

Giáo sư của Đại học Harvard cho rằng, Trái đất cần hiệp ước với các nền văn minh ngoài hành tinh để tránh một "thảm họa vũ trụ".

NASA hé lộ điểm đặc biệt của robot tìm nước trên Mặt trăng

Thanh Hà |

NASA có kế hoạch gửi robot di động đầu tiên lên Mặt trăng vào cuối năm 2023 trong khuôn khổ chương trình Artemis.

Mỹ giới thiệu robot "mù" bất chấp mọi điều kiện ánh sáng

Nguyễn Hạnh |

Các kỹ sư ở Mỹ đã phát minh ra một loại robot không đầu có thể dễ dàng leo cầu thang trong bóng tối, theo Daily Mail.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

GS Mỹ: Tránh thảm họa vũ trụ, cần hiệp ước với nền văn minh ngoài Trái đất

Song Minh |

Giáo sư của Đại học Harvard cho rằng, Trái đất cần hiệp ước với các nền văn minh ngoài hành tinh để tránh một "thảm họa vũ trụ".

NASA hé lộ điểm đặc biệt của robot tìm nước trên Mặt trăng

Thanh Hà |

NASA có kế hoạch gửi robot di động đầu tiên lên Mặt trăng vào cuối năm 2023 trong khuôn khổ chương trình Artemis.

Mỹ giới thiệu robot "mù" bất chấp mọi điều kiện ánh sáng

Nguyễn Hạnh |

Các kỹ sư ở Mỹ đã phát minh ra một loại robot không đầu có thể dễ dàng leo cầu thang trong bóng tối, theo Daily Mail.