Cảnh báo mới: Cả thế giới chưa chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo

Khánh Minh |

Cả thế giới vẫn chưa chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo và hầu hết các quốc gia đều chưa chuẩn bị sẵn sàng cho những đợt bùng phát dịch bệnh nhỏ - theo nghiên cứu công bố hôm 8.12.

Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu thấp

CNN cho hay, không một quốc gia nào đạt điểm cao trong chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu GHS - một thước đo về sự chuẩn bị sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp và vấn đề sức khỏe khác nhau do Sáng kiến ​​Mối đe doạ Hạt nhân và Trung tâm Johns Hopkins về An ninh Y tế tại Trường Y tế Công cộng Bloomberg đưa ra.

"Chỉ số GHS năm 2021 tiếp tục cho thấy tất cả các quốc gia vẫn còn thiếu một số năng lực quan trọng, điều này cản trở khả năng đáp ứng hiệu quả với COVID-19 và làm giảm khả năng sẵn sàng đối phó với dịch bệnh và các mối đe dọa đại dịch trong tương lai. Điểm trung bình của quốc gia trong năm 2021 là 38,9 trên 100, về cơ bản không thay đổi so với năm 2019", báo cáo viết. Tổng điểm cao nhất chỉ là dưới 76 - chỉ số của Mỹ.

Lĩnh vực có mức độ sẵn sàng tồi tệ nhất là ngăn chặn sự xuất hiện của các mầm bệnh mới như virus đã gây ra đại dịch hiện nay. Báo cáo viết, mức trung bình toàn cầu để ngăn chặn sự xuất hiện hoặc phát tán mầm bệnh là 28,4 trên 100 - là điểm số thấp nhất trong Chỉ số GHS. Báo cáo cho thấy 113 quốc gia "ít để ý đến" các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Tiến sĩ Jennifer Nuzzo, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins nói: “Các nhà lãnh đạo hiện có quyền lựa chọn. Họ có thể đầu tư chuyên sâu, bền vững vào những năng lực mới được tạo ra trong quá trình ứng phó COVID-19 để chuẩn bị cho quốc gia của họ trong dài hạn, hoặc họ có thể quay trở lại chu kỳ hoảng loạn và bỏ bê kéo dài hàng thập kỷ khiến thế giới đối mặt nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng không thể tránh khỏi trong tương lai".

Báo cáo cho thấy 155/195 quốc gia trong cuộc khảo sát đã không đầu tư vào việc chuẩn bị cho đại dịch hoặc dịch bệnh trong vòng ba năm qua và 70% đã không đầu tư vào các phòng khám, bệnh viện và trung tâm y tế cộng đồng.

Theo báo cáo, rủi ro chính trị và an ninh đã gia tăng ở gần như tất cả các quốc gia, và những quốc gia có ít nguồn lực nhất có rủi ro cao nhất và khoảng cách chuẩn bị sẵn sàng lớn nhất. Dân số của 161 quốc gia có mức độ tin tưởng vào chính phủ của họ từ thấp đến trung bình.

Một địa điểm tiêm vaccine COVID-19 ở Mỹ. Ảnh: AFP
Một địa điểm tiêm vaccine COVID-19 ở Mỹ. Ảnh: AFP

Quốc gia giàu có ứng phó với đại dịch

Báo cáo cho thấy Mỹ là ví dụ số 1 về điều này. "Với nhiều ca nhiễm được báo cáo hơn và nhiều ca tử vong hơn bất kỳ quốc gia nào khác, phản ứng kém của Mỹ đối với đại dịch COVID-19 đã gây chấn động thế giới. Làm thế nào mà một quốc gia với rất nhiều năng lực khi bắt đầu đại dịch lại có phản ứng sai lầm như vậy?" - báo cáo đặt câu hỏi.

Báo cáo cũng tìm thấy một số lý do. "Điều quan trọng nhất là Mỹ có điểm số thấp nhất có thể về lòng tin của công chúng đối với chính phủ - yếu tố được xác định là then chốt trong số các quốc gia có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao. Sự thiếu lòng tin như vậy có thể làm suy yếu sự tuân thủ của công chúng đối với các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như đeo khẩu trang, thực hiện khuyến cáo ở nhà hoặc tiêm vaccine" - báo cáo cho hay.

Những điểm yếu khác của Mỹ bao gồm hạn chế tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà không có rào cản chi phí, số lượng nhân viên chăm sóc sức khỏe và số giường bệnh trên đầu người thấp hơn nhiều quốc gia có thu nhập cao khác.

Kết quả cho thấy ngay cả những quốc gia giàu có và dường như đã chuẩn bị sẵn sàng vẫn có thể không ngăn chặn được đại dịch. "Công chúng phải tin tưởng lời khuyên từ các quan chức y tế và không phải đối mặt với những trở ngại, chẳng hạn như mất thu nhập, nếu các khuyến nghị bảo vệ phải được tuân theo" - báo cáo viết.

Bên cạnh đó, báo cáo cho rằng năng lực của hệ thống y tế và sức khỏe cộng đồng phải đi đôi với các chính sách và chương trình cho phép tất cả mọi người tuân thủ các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng. Bảo hiểm y tế toàn dân, nghỉ ốm có lương, chăm sóc trẻ em có trợ cấp, hỗ trợ thu nhập, hỗ trợ lương thực và nhà ở là những ví dụ về các chính sách đã giúp người dân tuân thủ các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong đại dịch COVID-19.

Báo cáo đưa ra ví dụ Ghana và Ukraina đều cung cấp các dịch vụ trọn gói, chẳng hạn như hỗ trợ kinh tế hoặc y tế cho bệnh nhân bị nhiễm bệnh và những người tiếp xúc với họ để tự cách ly hoặc cách ly. New Zealand đã tăng lương tối thiểu và bắt đầu cung cấp trợ cấp hàng tuần để hỗ trợ việc tham gia các biện pháp y tế công cộng trong cộng đồng.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

WHO: Vaccine nhắc lại chưa là giải pháp với biến thể Omicron

Ngọc Vân |

WHO cho rằng biến thể Omicron có thể có tác động lớn đến đại dịch và liều vaccine tăng cường có thể chưa phải là giải pháp.

Hai cập nhật quan trọng về biến thể Omicron: Một tốt, một xấu

Ngọc Vân |

Biến thể Omicron không phải là thứ có thể bị bỏ qua nhưng nó cũng không hẳn là biến thể của ngày tận thế.

Đại dịch COVID-19 suy yếu và kết thúc khi bước vào năm thứ 3?

Song Minh |

Thế giới có những công cụ để chấm dứt COVID-19 khi đại dịch có thể sẽ tiếp tục suy yếu và dần kết thúc khi bước sang năm thứ ba, theo nhận định của các chuyên gia.

Vụ Thuduc House: Đề nghị truy tố thêm 7 cán bộ hải quan

Việt Dũng |

Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Thuduc House, ngoài số cựu cán bộ Cục thuế TP.HCM, có thêm 7 người thuộc Cục Hải quan, nâng tổng số có 67 bị can bị đề nghị truy tố

Tổng thống Ukraina Zelensky bất ngờ công du nước ngoài

Ngọc Vân |

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky bất ngờ có chuyến thăm Vương quốc Anh, chuyến công du nước ngoài thứ hai kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự.

Chị lấy thân mình che cho em suốt 36 tiếng bị kẹt vì động đất ở Syria

Khánh Minh |

Hai chị em bị kẹt giữa đống đổ nát trong động đất ở Syria đã được giải cứu sau 36 giờ.

Tội phạm mua bán bộ phận cơ thể người hoạt động tinh vi qua các nhóm kín

Việt Dũng |

Bộ Công an cho rằng, tội phạm mua bán bộ phận cơ thể người hoạt động ngày càng tinh vi, chủ yếu qua các nhóm kín trên mạng xã hội.

Thanh Hóa: "Điểm mặt" những doanh nghiệp nợ BHXH hàng chục tỉ đồng

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Tính đến đầu tháng 1.2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng nghìn doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền hơn 466 tỉ đồng. Thậm chí có những doanh nghiệp nợ BHXH hơn 6 năm, với số tiền hàng chục tỉ đồng.

WHO: Vaccine nhắc lại chưa là giải pháp với biến thể Omicron

Ngọc Vân |

WHO cho rằng biến thể Omicron có thể có tác động lớn đến đại dịch và liều vaccine tăng cường có thể chưa phải là giải pháp.

Hai cập nhật quan trọng về biến thể Omicron: Một tốt, một xấu

Ngọc Vân |

Biến thể Omicron không phải là thứ có thể bị bỏ qua nhưng nó cũng không hẳn là biến thể của ngày tận thế.

Đại dịch COVID-19 suy yếu và kết thúc khi bước vào năm thứ 3?

Song Minh |

Thế giới có những công cụ để chấm dứt COVID-19 khi đại dịch có thể sẽ tiếp tục suy yếu và dần kết thúc khi bước sang năm thứ ba, theo nhận định của các chuyên gia.