Canh bạc mạo hiểm trong cuộc đua phát triển vaccine COVID-19

Thanh Hà |

Trong cuộc đua phát triển vaccine nhằm giúp chấm dứt đại dịch COVID-19, chính phủ, các tổ chức từ thiện và các hãng dược lớn đang dốc nhiều tỉ USD đặt cược cho một tỉ lệ thành công cực kỳ thấp, Reuters nhận định.

Mạo hiểm tối đa

Theo Reuters, các đơn vị này đẩy nhanh kiểm tra và xem xét quy định về vaccine mà không có đảm bảo nào cho thấy loại vaccine được thử nghiệm sẽ có tác dụng. Họ xây dựng và chuyển đổi các nhà máy dụng cụ để phục vụ phát triển vaccine với khả năng được phê duyệt thấp. Họ cũng đặt hàng những vaccine mà sau cùng có thể không có khả năng được sản xuất. Hãng tin của Anh gọi đây là một “kiểu đại dịch mới, tập trung vào tốc độ và đầy rủi ro”.

“Cuộc khủng hoảng trên thế giới lớn đến mức mỗi người chúng ta vào lúc này sẽ phải mạo hiểm tối đa để chấm dứt dịch bệnh này” - ông Paul Stoffels  giám đốc khoa học tại Johnson & Johnson - đơn vị đang hợp tác với chính phủ Mỹ trong dự án 1 tỉ USD để đẩy nhanh tốc độ phát triển và sản xuất vaccine.

Trước đây, chỉ có 6% trong số các vaccine ứng viên được ra thị trường, thường là sau một quá trình kéo dài nhiều năm mà không có khoản đầu tư lớn nào cho tới khi xét nghiệm cho thấy sản phẩm này có khả năng hiệu quả.

Tuy nhiên, những quy tắc truyền thống trong phát triển thuốc và vaccine đang bị gạt sang một bên khi đối mặt với đại dịch đã lây nhiễm cho khoảng 3 triệu người, cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người, đồng thời gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Với COVID-19, mục tiêu là có một loại vaccine được xác định, thử nghiệm và sẵn sàng có hàng trăm triệu liều chỉ trong khoảng thời gian từ 12-18 tháng. Reuters cho hay, điều này cho thấy, các hãng dược, các chính phủ các nhà đầu tư tài trợ để thúc đẩy một khoản chi tiêu mạo hiểm theo cách thức chưa từng có.

Được ăn cả, ngã về không?

Các khoản đầu tư từ các chính phủ, các nhóm y tế toàn cầu và tổ chức từ thiện chủ yếu dồn vào các sản phẩm hứa hẹn nhất trong số hơn 100 vaccine ứng viên đang phát triển trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ một số ít trong số này tiến tới thử nghiệm trên người - chỉ số thực sự để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine. Lưu ý trong giai đoạn này, phần lớn vaccine ứng viên bị loại. Thậm chí, kể cả khi có vaccine có triển vọng đáng kể sau giai đoạn này, cũng rất ít có khả năng thành công. Có thể sẽ có hơn 1 vaccine ứng viên hiệu quả, có thể sẽ chẳng có vaccine nào.

Theo Reuters, trong cuộc đầu tư vào phát triển vaccine với tỉ lệ thành công không lớn này, với các doanh nghiệp tham gia, có khả năng có những lợi ích nhất định. Ví dụ, cung cấp nền tảng cho công nghệ vaccine, cơ hội để quảng bá danh tiếng và tăng cổ phần. Nhiều hãng lớn, trong đó có Johnson & Johnson và GlaxoSmithKline Plc, có kế hoạch tạo ra vaccine không lợi nhuận, ít nhất là trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, tìm được một vaccine có tác dụng ngừa COVID-19 là chưa đủ nếu không đủ năng lực sản xuất và phân phối. Điều đó có nghĩa là từ bây giờ cần xây dựng các nhà máy ngay.

“Chúng tôi muốn đầu tư trước để có thể (ngay lập tức) sản xuất chúng ở quy mô hàng chục hoặc hàng trăm triệu liều dù trên thực tế là có rủi ro, ngay cả khi biết là vaccine hiệu quả” - ông Richard Hatchett - người đứng đầu Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) cho hay, CEPI là đơn vị phát triển vaccine được hỗ trợ từ các nhà tài trợ tư nhân cũng như Anh, Canada, Bỉ, Na Uy, Thụy Sĩ, Đức và Hà Lan. CEPI xác định ít nhất 115 vaccine tiềm năng đang triển khai trên toàn cầu. Đơn vị này đã huy động được hơn 915 triệu USD trong tổng số 2 tỉ USD dự kiến chi để tăng tốc thử nghiệm và xây dựng các nhà máy sản xuất chuyên biệt cho ít nhất 3 vaccine ứng viên ngừa COVID-19.

Quy mô của cuộc đua phát triển vaccine COVID-19 là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, theo Reuters. Cuộc đua phát triển những vaccine này đang phá vỡ các thông lệ về tốc độ và an toàn trong phát triển thuốc và vaccine. Một số nhà phát triển đang điều chỉnh cách thức triển khai thử nghiệm độ an toàn và hiệu quả liên tiếp nhau, thay vì theo trình tự như thông lệ và rút ngắn các giao thức thử nghiệm truyền thống.

Đảm bảo tiếp cận toàn cầu

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, bài học được lưu ý từ cuộc chiến chống virus cúm lợn H1N1 cách đây 1 thập kỷ được đề cập. Năm 2009, virus cúm lợn H1N1 xuất hiện ở Mỹ và Mexico và lan rộng trên toàn thế giới và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch đầu tiên kể từ năm 1968. Theo báo cáo của CEPI và nhiều đơn vị toàn cầu khác, chính phủ nhiều nước giàu vốn có hợp đồng tạm thời với các nhà sản xuất vaccine đã độc quyền một cách hiệu quả nguồn cung vaccine toàn cầu. Dưới sức ép của WHO, những quốc gia này cuối cùng đã cam kết chia sẻ 10% kho dự trữ với các quốc gia nghèo hơn. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 77 triệu liều được xuất xưởng - ít hơn nhiều so với mức cần thiết - và chỉ sau khi dịch bệnh lên đến đỉnh điểm ở nhiều khu vực.

Nếu có một loại vaccine hiệu quả với COVID-19 xuất hiện, kịch bản này có khả năng tái diễn, các chuyên gia về ứng phó đại dịch nhận định. Tuần trước, WHO đã công bố một hợp tác mang tính bước ngoặt trong cộng đồng quốc tế để huy động 8 tỉ USD thúc đẩy phát triển vaccine COVID-19 và đảm bảo quyền tiếp cận công bằng trên toàn thế giới đối với bất kỳ vaccine thành công nào. Các quốc gia trên khắp Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ đã tuyên bố tham gia, nhưng Mỹ và Trung Quốc, hai trong số các lực lượng dược phẩm lớn nhất thế giới thì không. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Gửi con về quê tránh dịch COVID-19: “Con là con của ông bà ngoại”

Bảo Hân |

“Con là con của ông bà ngoại chứ không phải con của bố mẹ”... Dù biết là lời của con trẻ, nhưng chị Nguyễn Thị Ngọc Anh (xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội) không khỏi nặng lòng. Vợ chồng chị đã phải gửi con về quê tránh dịch COVID-19 đến nay đã gần 3 tháng….

Hàn Quốc cam kết viện trợ cho các quốc gia mới nổi chống dịch COVID-19

Lê Thanh Hà |

Hàn Quốc sẽ viện trợ hơn 400 triệu USD cho các quốc gia mới nổi trong năm nay để giúp các nước này thúc đẩy các dự án y tế ứng phó với dịch COVID-19.

Hàng triệu người Ấn Độ đối mặt với nạn đói trong dịch COVID-19

Bảo Châu |

Hàng triệu người Ấn Độ bị thất nghiệp trong nhiều tuần đang phải đối mặt với nạn đói khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn bùng phát dịch bệnh COVID-19.

Mới nhất dịch COVID-19: Cập nhật tình hình 215 hành khách về từ Singapore

Đức Thiện - Nguyễn Kiên |

215 hành khách về từ Singapore đều âm tính, cách điều trị COVID-19 cho kết quả nhanh, cập nhật tình trạng bệnh nhân 91... tất cả sẽ được cập nhật trong Bản tin Mới nhất dịch COVID-19 của Báo Lao Động.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Gửi con về quê tránh dịch COVID-19: “Con là con của ông bà ngoại”

Bảo Hân |

“Con là con của ông bà ngoại chứ không phải con của bố mẹ”... Dù biết là lời của con trẻ, nhưng chị Nguyễn Thị Ngọc Anh (xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội) không khỏi nặng lòng. Vợ chồng chị đã phải gửi con về quê tránh dịch COVID-19 đến nay đã gần 3 tháng….

Hàn Quốc cam kết viện trợ cho các quốc gia mới nổi chống dịch COVID-19

Lê Thanh Hà |

Hàn Quốc sẽ viện trợ hơn 400 triệu USD cho các quốc gia mới nổi trong năm nay để giúp các nước này thúc đẩy các dự án y tế ứng phó với dịch COVID-19.

Hàng triệu người Ấn Độ đối mặt với nạn đói trong dịch COVID-19

Bảo Châu |

Hàng triệu người Ấn Độ bị thất nghiệp trong nhiều tuần đang phải đối mặt với nạn đói khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn bùng phát dịch bệnh COVID-19.

Mới nhất dịch COVID-19: Cập nhật tình hình 215 hành khách về từ Singapore

Đức Thiện - Nguyễn Kiên |

215 hành khách về từ Singapore đều âm tính, cách điều trị COVID-19 cho kết quả nhanh, cập nhật tình trạng bệnh nhân 91... tất cả sẽ được cập nhật trong Bản tin Mới nhất dịch COVID-19 của Báo Lao Động.