Cần làm gì để ngăn chặn biến thể Delta?

Ngọc Vân |

Các chuyên gia y tế công cộng nhấn mạnh rằng, ngăn ngừa biến thể Delta sẽ đòi hỏi nhiều chiến lược.

1. Tại sao biến thể Delta khó ngăn chặn hơn các chủng khác?

Biến thể Delta vừa dễ lây nhiễm hơn vừa có nhiều khả năng tránh được khả năng miễn dịch do tiêm chủng hoặc nhiễm trùng tự nhiên trước đó.

Theo Bloomberg, không biết chính xác lý do tại sao, nhưng các nhà khoa học tin rằng, nó có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: Biến thể Delta tái tạo nhanh hơn và đạt nồng độ cao hơn đáng kể trong đường hô hấp trên; Các hạt virus của biến thể Delta bám vào thụ thể ACE2 tốt hơn (ACE2 là một loại enzym được tìm thấy trên bề mặt của nhiều tế bào mà virus sử dụng để lây nhiễm chúng); Biến thể Delta có thể hiệu quả hơn trong việc lây lan do chỉ cần ít hạt virus hơn hoặc liều lượng lây nhiễm thấp hơn.

2. Cách phòng ngừa tốt nhất chống lại biến thể Delta là gì?

Tiêm chủng đầy đủ là cách tốt nhất. Để dập tắt mối đe dọa của biến thể Delta, cần phải cung cấp đủ vaccine trên toàn thế giới và phần lớn các cộng đồng được tiêm chủng.

Nếu không có điều đó, các cộng đồng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta, dẫn đến số lượng lớn các ca mắc, nhập viện và cuối cùng là tử vong. Virus càng lưu hành thì càng có nhiều cơ hội đột biến, khiến nó có thể né tránh khả năng miễn dịch hoặc thậm chí dễ dàng truyền bệnh hơn.

3. Vaccine có tác dụng không?

Có. Lợi ích của việc chủng ngừa là nó đào tạo hệ miễn dịch nhận biết và chống lại virus nhanh hơn, giúp ngăn ngừa lây nhiễm tiến triển, và nếu có lây nhiễm thì bệnh cũng nhẹ hơn. Các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao có tỉ lệ nhập viện thấp hơn, là bằng chứng cho thấy vaccine có tác dụng.

4. Tại sao vẫn xảy ra lây nhiễm trong số những người được chủng ngừa?

Không có vaccine COVID-19 nào cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn. Các kháng thể được đào tạo để ngăn chặn hoặc vô hiệu hóa virus là biện pháp bảo vệ chính để ngăn chặn sự lây nhiễm và ngăn chặn sự lây truyền tiếp theo. Nhưng mọi người phản ứng khác nhau với việc tiêm chủng, dẫn đến sự thay đổi lớn về số lượng và chất lượng của các kháng thể mà họ tạo ra sau khi tiêm.

Nghiên cứu cho thấy, một số cá nhân được tiêm có thể không sản xuất đủ lượng kháng thể trong đường hô hấp trên để chống lại biến thể Delta đủ sớm nhằm ngăn chặn nó tái tạo trong mũi và cổ họng.

Tuy nhiên, một người được tiêm chủng đầy đủ thường khỏi bệnh nhanh hơn so với người không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng một phần. Tiêm chủng đầy đủ không chỉ ngăn ngừa các triệu chứng tồi tệ hơn mà còn rút ngắn thời gian bị bệnh và do đó làm giảm khả năng truyền virus của họ.

5. Có thể làm gì để vaccine hiệu quả hơn?

Các cơ quan y tế ở một số quốc gia giàu có đã bắt đầu cung cấp các liều vaccine nhắc lại, tiêm vaccine mũi 3 trong trường hợp hầu hết các loại vaccine 2 liều, hoặc mũi thứ hai trong trường hợp vaccine đơn liều như Johnson & Johnson.

Các quyết định như vậy có thể dựa trên những lo ngại về hiệu quả của các mũi tiêm, mức độ miễn dịch suy giảm theo thời gian và nhu cầu bảo vệ các nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương, đặc biệt là người già và những người bị suy giảm miễn dịch khiến họ không đạt được mức độ bảo vệ.

Theo thời gian, các liều vaccine nhắc lại định kỳ có thể sẽ cần thiết cho tất cả mọi người để tăng cường và mở rộng dãy kháng thể ngăn chặn virus. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine nhắc lại đang gây tranh cãi. Một số chuyên gia y tế công cộng cho rằng, đây là việc làm phi đạo đức do các nước nghèo hơn còn chưa đủ vaccine để tiêm mũi một cho đông đảo dân số.

6. Một mình vaccine có đủ ngăn ngừa biến thể Delta?

Các chuyên gia y tế cho biết, một mình vaccine sẽ không đủ để ngăn chặn biến thể Delta trong các cộng đồng có tỷ lệ lây truyền cao. Trong trường hợp đó sẽ cần tới các biện pháp bổ sung để ngăn chặn sự lây lan của virus, bao gồm đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội, tránh tụ tập đông người. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đang kêu gọi đại tu các hệ thống thông gió giống như đại tu nguồn cung cấp nước công cộng vào những năm 1800 sau khi các đường ống dẫn nước được phát hiện là nơi chứa dịch tả.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Khoa học, 39 nhà khoa học từ 14 quốc gia đã yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mở rộng hướng dẫn về chất lượng không khí trong nhà để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh trong không khí như coronavirus, và xây dựng các tiêu chuẩn thông gió bao gồm cả tỷ lệ lưu lượng gió, lọc và khử trùng cao hơn.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Biến thể Delta né hệ miễn dịch thế nào?

Song Minh |

Một nghiên cứu mới đã giải thích vì sao biến thể Delta có thể né hệ miễn dịch của người đã tiêm vaccine COVID-19.

Tại sao biến thể Delta vừa mạnh hơn vừa dễ lây lan hơn?

Khánh Minh |

Biến thể Delta, được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10, đang thúc đẩy sự gia tăng các ca COVID-19 mới trên toàn cầu do khả năng lây lan cao hơn các biến thể khác.

WHO nghiên cứu đột biến có thể nguy hiểm hơn biến thể Delta

Song Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nghiên cứu khả năng lây lan của Lambda - đột biến được cho là có khả năng nguy hiểm hơn biến thể Delta.

Bàng hoàng khi nghe tin người thân mất tích trên tàu cá bị chìm ở Hàn Quốc

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Khi nhận được thông tin người thân mất tích trên tàu cá bị chìm tại Hàn Quốc, ở quê nhà, nhiều người bàng hoàng, lo lắng, xót xa.

Bắt 6 nguyên cảnh sát giao thông ở Hải Dương tội lợi dụng chức vụ

Đặng Luân |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 6 đối tượng nguyên là cán bộ thuộc Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an TP.Chí Linh về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra ngày 4.2.2023 tại TP.Chí Linh.

Phạt cô đồng bổ cau "đúng nhận, sai cãi" ở Hải Dương 7,5 triệu đồng

Mai Dung |

Ngày 9.2, đại diện Công an thị xã Kinh Môn (Hải Dương) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với T.T.H (sinh năm 1986, trú tại phường Hiến Thành, thị xã Kinh Môn) - cô đồng "đúng nhận, sai cãi" được dư luận quan tâm thời gian qua.

Giờ thứ 9: Yêu người lớn tuổi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Chương trình hôm nay sẽ là những dòng tâm sự của một người phụ nữ. Chị có một cuộc sống đầy đủ vật chất với người chồng thành đạt và những đứa con ngoan. Nhưng chị đã không thể vượt qua nổi những xúc cảm trước một người đàn ông lớn tuổi. Liệu chị có dám đánh đổi một gia đình hạnh phúc để chạy theo những đam mê và cảm xúc của mình?

Sai phạm ở Sở Y tế Cần Thơ: Cấp dưới khai làm theo chỉ đạo cựu giám đốc sở

Anh Tú |

TPHCM - Trình bày tại phiên tòa chiều 9.2, chuyên viên Ban Quản lý dự án Sở Y tế Cần Thơ và nhân viên công ty NSJ Group cho rằng, mình không hưởng lợi từ các việc đã làm mà chỉ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên.

Biến thể Delta né hệ miễn dịch thế nào?

Song Minh |

Một nghiên cứu mới đã giải thích vì sao biến thể Delta có thể né hệ miễn dịch của người đã tiêm vaccine COVID-19.

Tại sao biến thể Delta vừa mạnh hơn vừa dễ lây lan hơn?

Khánh Minh |

Biến thể Delta, được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10, đang thúc đẩy sự gia tăng các ca COVID-19 mới trên toàn cầu do khả năng lây lan cao hơn các biến thể khác.

WHO nghiên cứu đột biến có thể nguy hiểm hơn biến thể Delta

Song Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nghiên cứu khả năng lây lan của Lambda - đột biến được cho là có khả năng nguy hiểm hơn biến thể Delta.