Các thách thức chờ đón những du khách đầu tiên đến sao Hỏa

Ngọc Vân |

Du hành đến sao Hỏa từng có vẻ giống như chuyện khoa học viễn tưởng, song các chính phủ, doanh nghiệp, giới khoa học, và các cơ quan vũ trụ trên khắp thế giới giờ đây đã công nhận nó là một thực tế trong tương lai.

Nhưng vẫn còn nhiều thách thức phía trước trước khi con người thực hiện chuyến đi đầu tiên lên sao Hỏa. Dưới đây là một số trở ngại lớn nhất cần vượt qua, theo MSN.

Sự bức xạ

Việc bảo vệ những người du hành trên sao Hỏa khỏi bức xạ không chỉ là điều cần thiết mà còn vô cùng khó khăn. Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) phải chịu từ 12 đến 28,8 mili bức xạ mỗi ngày, đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tia vũ trụ thiên hà, tia vũ trụ mặt trời và bức xạ bị mắc kẹt trong từ trường. Điều này có nghĩa là trong một tuần trên ISS, các phi hành gia tiếp xúc với lượng bức xạ tương đương với lượng phóng xạ trong cả năm trên Trái đất.

Đưa con người lên sao Hỏa là tham vọng của nhiều quốc gia. Ảnh: NASA
Đưa con người lên sao Hỏa là tham vọng của nhiều quốc gia. Ảnh: NASA

Do sao Hỏa không có từ quyển bảo vệ, mức độ bức xạ cao hơn khoảng 2,5 lần so với trên ISS. Vì mục tiêu của NASA là đưa con người lên sao Hỏa vào những năm 2030 nên công nghệ, bao gồm các lá chắn bức xạ tốt hơn và các biện pháp đối phó y sinh, đang được nghiên cứu.

Giao tiếp với Trái đất

Một cuộc gọi giữa Trái đất và sao Hỏa có thể mất từ ​​4,3 đến 21 phút để kết nối, nghĩa là gửi một liên lạc ban đầu và nhận phản hồi, có thể mất tới 42 phút. Ngoài vai trò giao tiếp xã hội trong quá trình du hành vũ trụ, điều cần thiết là các phi hành gia phải giữ liên lạc để được hỗ trợ kỹ thuật và an toàn.

Yếu cơ

Theo một nghiên cứu năm 2010 công bố trên Tạp chí Sinh lý học, các phi hành gia trên các chuyến bay không gian kéo dài có thể bị mất cơ nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng cơ của người 30-50 tuổi trở nên tồi tệ hơn người 80 tuổi. Sự mất cơ này được nhìn thấy chỉ sau vài ngày trong không gian, nhưng một chuyến đi kéo dài nhiều tháng đến sao Hỏa có thể dẫn đến suy giảm cơ bắp đến mức du khách thậm chí không thể thực hiện các nhiệm vụ thể chất đơn giản.

Nước

Việc gửi một lượng lớn nước cùng với các phi hành gia vừa tốn kém vừa không thực tế, nếu xét đến trọng lượng của nó và không gian cần thiết để chứa. Trên ISS, nước được tái chế thông qua một hệ thống chiết xuất nước từ hơi thở của con người, mồ hôi, nước tắm, rửa tay và thậm chí cả nước tiểu để có thể sử dụng lại được. Trong khi một hệ thống tương tự có thể hiệu quả cho một cuộc hành trình đến hành tinh đỏ, thì cư dân sẽ làm gì để có nước? Có những khu vực trên sao Hỏa có băng, là nơi các phi hành gia về mặt lý thuyết có thể đào và sử dụng.

Nước trên sao Hỏa là một trong những thách thức. Ảnh: NASA
Nước trên sao Hỏa là một trong những thách thức. Ảnh: NASA

Thức ăn

Thực phẩm dành cho phi hành gia thường bao gồm các mặt hàng đông khô, vô trùng và bổ dưỡng có thể được bù nước trong không gian. Nhưng việc gửi đủ lương thực để cung cấp cho phi hành đoàn trong chuyến hành trình dài tới sao Hỏa, cũng như nuôi dưỡng họ trong suốt thời gian ở lại, sẽ là điều không thể. Nhưng công nghệ cũng đang được phát triển và thử nghiệm trên ISS, cho phép các phi hành gia trồng thực phẩm tươi với nguồn cung cấp đất và nước hạn chế.

Tiền bạc

Trong khi cả NASA và các doanh nghiệp đều tin rằng việc du hành và sinh sống trên sao Hỏa sẽ có thể thực hiện được trong tương lai, chi phí của chuyến đi vẫn là một thách thức lớn. Với ước tính cho thấy một sứ mệnh do chính phủ tài trợ sẽ tiêu tốn ít nhất 400 tỉ USD và NASA có ngân sách khám phá không gian nhỏ hơn đáng kể so với những sứ mệnh trên Mặt trăng của những năm 1960, quan hệ đối tác với các công ty như SpaceX có thể là cách duy nhất để đủ tài chính cho du lịch lên sao Hỏa.

Hạ cánh nguy hiểm

Giả sử rằng hành trình đến sao Hỏa diễn ra thành công, thì hạ cánh xuống hành tinh đỏ có thể là bước khó khăn nhất. Khi mô tả cảm giác hạ cánh xuống sao Hỏa, một quan chức NASA đã gọi đó là “sáu phút kinh hoàng”. Các tàu thăm dò như Spirit và Opportunity đi vào quỹ đạo sao Hỏa với vận tốc 19.300km/h - quá nhanh để hạ cánh an toàn. Để cố gắng hạ cánh một con tàu lớn hơn chở được người sẽ đặt ra những thách thức và nguy hiểm lớn hơn và cần những máy đẩy và chân chống chuyên dụng.

Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Ảnh: NASA
Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Ảnh: NASA

Cấp cứu y tế

Các phi hành gia, chẳng hạn như những người sống và làm việc trên ISS, được đào tạo về mặt y tế, giảm nhu cầu phải có bác sĩ y tế trong mỗi phi hành đoàn. Nhưng một sự cố y tế nhỏ hoàn toàn khác so với một trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật hoặc các biện pháp can thiệp cứu sống khác. Cuộc hành trình dài và nguy hiểm đến sao Hỏa cũng có nguy cơ xảy ra các trường hợp khẩn cấp y tế đòi hỏi thiết bị chuyên dụng và chuyên môn. Công nghệ y tế sẽ phải tiến tới một nơi vừa có thể di chuyển vừa thân thiện với người dùng để những người du hành trên sao Hỏa được trang bị để đối phó với các trường hợp khẩn cấp.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Sứ mệnh vũ trụ tiếp theo đưa thiên văn học bước vào kỷ nguyên mới

Ngọc Vân |

Tàu vũ trụ thiên văn thương mại đầu tiên Twinkle chuẩn bị phóng vào năm 2024 sẽ đưa ngành thiên văn học bước vào kỷ nguyên mới.

Hôm nay, trực thăng sao Hỏa của NASA có tiếp tục làm nên lịch sử?

Ngọc Vân |

Trực thăng sao Hỏa Ingenuity của NASA sẽ cất cánh trở lại vào ngày 6.6 nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch.

Hiện tượng thiên văn kỳ thú: Cách xem nhật thực "vòng lửa" tuần tới

Khánh Minh |

Trong lần nhật thực đầu tiên trong năm, Mặt trăng sẽ gần như chắn hoàn toàn Mặt trời, chỉ để lại một vòng tròn rực lửa của ngôi sao Trái đất có thể nhìn thấy vào sáng 10.6.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Sứ mệnh vũ trụ tiếp theo đưa thiên văn học bước vào kỷ nguyên mới

Ngọc Vân |

Tàu vũ trụ thiên văn thương mại đầu tiên Twinkle chuẩn bị phóng vào năm 2024 sẽ đưa ngành thiên văn học bước vào kỷ nguyên mới.

Hôm nay, trực thăng sao Hỏa của NASA có tiếp tục làm nên lịch sử?

Ngọc Vân |

Trực thăng sao Hỏa Ingenuity của NASA sẽ cất cánh trở lại vào ngày 6.6 nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch.

Hiện tượng thiên văn kỳ thú: Cách xem nhật thực "vòng lửa" tuần tới

Khánh Minh |

Trong lần nhật thực đầu tiên trong năm, Mặt trăng sẽ gần như chắn hoàn toàn Mặt trời, chỉ để lại một vòng tròn rực lửa của ngôi sao Trái đất có thể nhìn thấy vào sáng 10.6.