Các nước học cách chung sống với COVID-19

Thanh Hà |

Nhiều nước đang khuyến khích mọi người quay trở lại nhịp sống hằng ngày và chuyển sang cuộc sống bình thường mới. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo, còn quá sớm để vạch ra các chiến lược thoát khỏi đại dịch.

Học cách chung sống với COVID-19

Hơn một năm sau khi COVID-19 xuất hiện, các chính phủ ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đang khuyến khích người dân quay trở lại nhịp sống hằng ngày và chuyển sang cuộc sống bình thường mới với lời kêu gọi ngày càng giống nhau: Chúng ta phải học cách chung sống với virus.

Anh, quốc gia đã tiêm phòng cho gần như tất cả cư dân dễ bị tổn thương nhất, có cách tiếp cận quyết liệt. Từ tháng 7, Anh dỡ bỏ hầu như tất cả các hạn chế COVID-19. Những người Đức đã tiêm chủng đầy đủ trong 6 tháng qua có thể dùng bữa trong nhà tại các nhà hàng mà không cần chứng minh kết quả xét nghiệm nhanh âm tính. Họ được phép gặp gỡ riêng mà không có bất kỳ giới hạn nào và được đi du lịch mà không bị cách ly 14 ngày. Ở Italia, khẩu trang chỉ được yêu cầu khi bước vào các cửa hàng hoặc không gian đông đúc.

Singapore, quốc gia tiêm chủng đầy đủ cho 80% dân số tính đến 28.8, đã công bố kế hoạch giảm dần các hạn chế và vạch ra con đường sau đại dịch. Kế hoạch bao gồm chuyển sang theo dõi số người mắc bệnh nặng, số người cần chăm sóc đặc biệt và số người cần đặt nội khí quản, thay vì số ca lây nhiễm. Những biện pháp này đã được đưa vào thử nghiệm.

Tương tự Israel, quốc gia thành công về tỉ lệ tiêm chủng cao đang tập trung vào các ca bệnh nặng theo chiến thuật mà giới chức gọi là "đàn áp mềm". Dù vậy, đất nước này cũng đang phải đối diện với đợt bùng phát và đã phải áp đặt lại quy định về đeo khẩu trang trong không gian công cộng kín. Một số quốc gia có tham vọng không có ca COVID-19 nào cũng đang suy nghĩ lại về chính sách này như Australia.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, các chiến lược thoát khỏi đại dịch có thể còn quá sớm. Sự xuất hiện của nhiều biến thể dễ lây lan hơn có nghĩa là cả những quốc gia có vaccine dồi dào như Mỹ vẫn rất dễ bị tổn thương. New York Times lưu ý, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về "long Covid" - các triệu chứng kéo dài mà hàng trăm nghìn người từng mắc COVID-19 đang phải đối phó. Họ cho rằng COVID-19 không nên được điều trị như bệnh cúm, vì nó nguy hiểm hơn nhiều. Họ cũng không chắc chắn về thời gian miễn dịch mà vaccine cung cấp và mức độ bảo vệ của vaccine trước các biến thể.

Thích nghi với "endemic"

COVID-19 đã thay đổi hầu hết cách thức sống hằng ngày của mọi người trong thời gian qua. Câu hỏi đặt ra cho giai đoạn tiếp theo là phần nào trong số những biện pháp thích nghi đó sẽ tiếp tục và làm thế nào để điều chỉnh khi COVID-19 trở thành endemic (dịch lưu hành địa phương).

Wall Street Journal nhận định, biến thể Delta có thể không phải là thứ tồi tệ nhất mà COVID-19 mang tới. Các biến thể trong tương lai thậm chí có thể lây nhiễm, gây tử vong nhiều hơn hoặc kháng vaccine tốt hơn. Với tốc độ hiện tại, phần lớn thế giới chưa được tiêm chủng và sự ổn định toàn cầu nằm ngoài tầm với cho đến năm 2023. Dù vậy, 2 công cụ bảo vệ cơ bản và mạnh nhất là tiêm chủng và đeo khẩu trang vẫn có thể giúp kiểm soát được đại dịch nếu được triển khai linh hoạt.

Cây viết Tom Frieden của Wall Street Journal cho rằng, chúng ta cần tối đa hóa việc kiểm soát dịch bệnh đồng thời giảm thiểu tác hại mà các biện pháp kiểm soát có thể gây ra với nền kinh tế và xã hội. Một cách để đạt được điều này là áp dụng các biện pháp bảo vệ cụ thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào mức độ lây lan của virus. Giống như điều chỉnh hành vi khi có nhiều khói hoặc nguy cơ cháy rừng cao, chúng ta có thể đeo khẩu trang hoặc tăng làm việc từ xa khi nhận thấy đang đối mặt với một cơn bão COVID-19 đe dọa.

Để các trường học mở cửa an toàn trong giai đoạn mới, sắp xếp lớp học cũng cần hướng tới các biện pháp giảm thiểu dịch bệnh: Tiêm chủng, đeo khẩu trang, giãn cách, đảm bảo thông gió, cách ly người nhiễm bệnh, người bị phơi nhiễm và chưa tiêm chủng. Quản lý các tòa nhà, bao gồm cả bệnh viện và trường học, sẽ ý thức hơn nhiều về hệ thống thông gió, chuyển nhiều hoạt động ra ngoài trời hơn và mang nhiều không gian ngoài trời vào bên trong qua việc mở cửa sổ, tăng cường trao đổi không khí...

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nóng nhất hôm nay: Nước đầu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em 2 tuổi

DUNG HÀ |

Malaysia xem COVID-19 là bệnh đặc hữu từ tháng 10; Quốc gia đầu tiên tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em 2 tuổi; Mực nước đập Tam Hiệp dâng cao, Trung Quốc báo động lũ lụt... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Singapore triển khai biện pháp mới làm chậm lây lan COVID-19 cộng đồng

Ngọc Vân |

Ngày 6.9, Singapore công bố loạt biện pháp mới để làm chậm sự lây lan COVID-19 trong cộng đồng, trong bối cảnh số ca mắc mới hàng tuần tăng gấp đôi.

Ấn Độ chạy đua ngăn bùng dịch virus nguy hiểm hơn COVID-19

Hải Anh |

Giới chức bang Kerala, miền nam Ấn Độ đang chạy đua để kiểm soát đợt bùng phát virus Nipah. Virus Nipah không liên quan đến virus SARS-CoV-2 gây đại dịch toàn cầu hiện nay và nguy hiểm hơn nhiều.

Xuất hiện thêm không khí lạnh tăng cường, miền Bắc trở mưa rét

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết hiện nay phía bắc có một bộ phận không khí lạnh tăng cường đang di chuyển xuống phía nam.

Giá cam sành vẫn thấp kỷ lục, nông dân chịu lỗ bán trái để cứu cây

Hoàng Lộc |

Trong 2 ngày qua, sức mua cam sành tại Vĩnh Long bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại nhưng giá vẫn còn rất thấp, chỉ dao động từ 1.500 - 5.500 đồng/kg.

Quảng Ninh xây dựng bệnh viện tầm cỡ khu vực bên bờ vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Một bệnh viện hiện đại, tầm cỡ khu vực vừa nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, vừa phục vụ cho phát triển du lịch dự kiến sẽ được tỉnh Quảng Ninh đầu tư xây dựng trên khu đất “vàng” bên bờ vịnh Hạ Long.

Chật vật gửi xe khi đi viện, loay hoay tìm lời giải

Nhóm PV |

Vỉa hè chật kín xe máy, ô tô, người dân loay hoay tìm chỗ gửi xe, đỗ xe là những hình ảnh không còn quá xa lạ trước nhiều cổng bệnh viện lớn tại Hà Nội. Kể cả mới đầu sáng sớm hay buổi chiều muộn, các bãi đỗ xe tại bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải, khiến người dân đi khám bệnh đã mệt mỏi, nay lại phải đèo bòng thêm 1 nỗi trăn trở mang tên - tìm chỗ gửi xe.

Doanh nghiệp TPHCM đuối sức, nguy cơ bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm

MINH QUÂN |

TPHCM – Hiện có tình trạng doanh nghiệp vừa và lớn đã có thương hiệu ở TPHCM nhưng đang quá khó khăn về tài chính, có nguy cơ bị thâu tóm bởi các quỹ đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

Nóng nhất hôm nay: Nước đầu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em 2 tuổi

DUNG HÀ |

Malaysia xem COVID-19 là bệnh đặc hữu từ tháng 10; Quốc gia đầu tiên tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em 2 tuổi; Mực nước đập Tam Hiệp dâng cao, Trung Quốc báo động lũ lụt... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Singapore triển khai biện pháp mới làm chậm lây lan COVID-19 cộng đồng

Ngọc Vân |

Ngày 6.9, Singapore công bố loạt biện pháp mới để làm chậm sự lây lan COVID-19 trong cộng đồng, trong bối cảnh số ca mắc mới hàng tuần tăng gấp đôi.

Ấn Độ chạy đua ngăn bùng dịch virus nguy hiểm hơn COVID-19

Hải Anh |

Giới chức bang Kerala, miền nam Ấn Độ đang chạy đua để kiểm soát đợt bùng phát virus Nipah. Virus Nipah không liên quan đến virus SARS-CoV-2 gây đại dịch toàn cầu hiện nay và nguy hiểm hơn nhiều.