Các nhà khoa học phát hiện bộ phận mới của cơ thể người

Song Minh |

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện một bộ phận mới của cơ thể người, chưa từng được mô tả trước đây.

Bộ phận cơ thể chưa từng được mô tả trước đây là một lớp cơ nằm sâu trong cơ cắn (masseter), giúp nâng cao hàm dưới và rất quan trọng để nhai - tờ Live Science đưa tin.

Sách giáo khoa giải phẫu học hiện đại mô tả cơ cắn có hai lớp, một lớp sâu và một lớp bề mặt. "Tuy nhiên, một số sách cũng đề cập đến sự tồn tại có thể có của lớp thứ ba, nhưng cực kỳ không nhất quán về vị trí của nó" - các tác giả nghiên cứu viết trong một báo cáo mới, được công bố hôm 2.12 trên ấn bản trực tuyến của tạp chí Biên niên sử về giải phẫu học (Annals of Anatomy). Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã quyết định kiểm tra xem liệu cơ hàm có thể có một lớp ẩn, siêu sâu như đề cập trong các sách này hay không.

Để làm như vậy, họ đã mổ xẻ 12 đầu tử thi người được bảo quản trong formaldehyde; chụp CT 16 tử thi "tươi" và xem xét hình ảnh MRI của một người còn sống. Thông qua những cuộc kiểm tra này, các nhà nghiên cứu đã xác định được lớp thứ ba "khác biệt về mặt giải phẫu" của cơ cắn. Lớp cơ sâu này chạy từ xương gò má đến cơ trước của hàm dưới.

Tác giả chính của nghiên cứu, Szilvia Mezey - giảng viên cao cấp Khoa Y sinh, Đại học Basel ở Thụy Sĩ - cho biết: “Phần sâu này của cơ cắn có thể phân biệt rõ ràng với hai lớp cơ khác về chức năng. Dựa trên sự sắp xếp của các sợi cơ, lớp cơ có khả năng giúp ổn định hàm dưới. Và trên thực tế, lớp cơ mới phát hiện này là phần duy nhất của cơ cắn có thể kéo xương hàm về phía sau".

"Mặc dù người ta thường cho rằng nghiên cứu giải phẫu trong 100 năm qua đã tìm ra tất cả, nhưng phát hiện của chúng tôi giống như việc các nhà động vật học phát hiện ra một loài động vật có xương sống mới" - tác giả cao cấp, Tiến sĩ Jens Christoph Türp, giáo sư và nhà lâm sàng tại Trung tâm Đại học cho Nha khoa Basel, cho hay.

Các nhà nghiên cứu lưu ý, phát hiện này có thể quan trọng trong bối cảnh lâm sàng, bởi vì hiểu biết về lớp cơ có thể giúp các bác sĩ thực hiện tốt hơn những ca phẫu thuật ở vùng đó của hàm và điều trị tốt hơn các tình trạng liên quan đến khớp nối xương hàm với hộp sọ.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Sự dai dẳng của SARS-CoV-2 trong cơ thể người

Nguyễn Hạnh |

SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong nhiều tháng sau khi đi qua toàn bộ cơ thể.

Nghiên cứu tiết lộ bộ phận cơ thể bị biến thể Omicron tấn công mạnh nhất

Bảo Châu |

Khác với Delta, biến thể Omicron phát triển mạnh trong đường thở, không phải phổi, theo nghiên cứu mới.

Phát hiện yếu tố trong cơ thể giúp tăng cường hiệu quả vaccine COVID-19

Phương Linh |

Hiệu quả của vaccine COVID-19 có thể tăng cường nhờ vào một loại vi khuẩn probiotic trong đường ruột, theo kết quả nghiên cứu mới ở Trung Quốc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sự dai dẳng của SARS-CoV-2 trong cơ thể người

Nguyễn Hạnh |

SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong nhiều tháng sau khi đi qua toàn bộ cơ thể.

Nghiên cứu tiết lộ bộ phận cơ thể bị biến thể Omicron tấn công mạnh nhất

Bảo Châu |

Khác với Delta, biến thể Omicron phát triển mạnh trong đường thở, không phải phổi, theo nghiên cứu mới.

Phát hiện yếu tố trong cơ thể giúp tăng cường hiệu quả vaccine COVID-19

Phương Linh |

Hiệu quả của vaccine COVID-19 có thể tăng cường nhờ vào một loại vi khuẩn probiotic trong đường ruột, theo kết quả nghiên cứu mới ở Trung Quốc.