Các nhà khoa học làm thế nào để chụp được hố đen vũ trụ?

Văn Thắng |

Các nhà khoa học đã phải tổng hợp một lượng dữ liệu khổng lồ từ 8 trạm thiên văn trên thế giới mới có thể cho ra bức ảnh quý giá về hố đen. Đây là lần đầu tiên con người có thể chụp được hố đen trong vũ trụ.

Ngày 10.4, cả thế giới đã chứng kiến một trong những sự kiện lớn nhất năm của ngành khoa học và thiên văn: Chụp ảnh thành công hố đen vũ trụ đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là bằng chứng hình ảnh duy nhất về sự tồn tại của hố đen vũ trụ.

 

Năm 2009 mục tiêu chụp ảnh hố đen lần đầu được đặt ra. Qua 10 năm, dù các kính viễn vọng ngày nay đã được cải tiến rất nhiều, nhưng chúng vẫn không thể nào có đủ khả năng chụp ảnh hố đen một cách trực tiếp. Về lý thuyết, một chiếc kính chụp hố đen phải to bằng cả Trái Đất mới có cơ may thành công. Tuy nhiên, đó cũng là lúc các nhà khoa học nghĩ ra cách kết hợp cùng lúc nhiều trạm kính viễn vọng với nhau để cho ra kết quả khả thi nhất.

 

8 trạm đặt kính viễn vọng khác nhau trên toàn thế giới đã được chọn để thực hiện sứ mệnh này. Ngay từ năm 2017, cả 8 trạm viễn vọng (được gọi chung là Kính thiên văn Chân trời Sự kiện EHT) đều đã được chỉnh sửa chính xác hướng về cùng một tọa độ tạo thành một "con mắt" nhìn lên trời có kích cỡ tương đương với cả hành tinh. Trạm ALMA ở Chile được kỳ vọng cao nhất vì nó có thiết kế lòng chảo thu phát tín hiệu to bằng cả một sân vận động.

 

Để làm được điều không tưởng, Kính thiên văn Chân trời Sự kiện EHT không nhìn thẳng vào hố đen mà chụp những quầng sáng xung quanh miệng hố đen – vùng chân trời sự kiện, ánh sáng phát ra khi vật chất vượt qua vùng ranh giới chết người, chỉ đi không trở lại. Khí gas tại vùng chân trời sự kiện nóng lên hàng tỉ độ, tạo ra một quầng có tên "bóng của hố đen". Thuyết tương đối của Einstein đã dự đoán sự tồn tại của khu vực này.

Dù vậy, xử lý cùng lúc dữ liệu của 8 kính viễn vọng chụp về là điều không hề đơn giản. Họ ước tính nguyên bức ảnh này có thể nặng bằng tất cả những lần selfie của 40.000 người trong suốt cuộc đời. Các nhà khoa học đã phải sử dụng một lượng ổ cứng lên tới 5 PB (petabyte), tương đương 5.000.000 GB.

 

Cuối cùng, vào năm 2016, Bouman đã viết nên một thuật toán đầy tinh xảo, giúp phát hiện những sự chênh lệch sóng radio giữa các vệ tinh để siêu máy tính ở nhà chuyển hóa thành định dạng ảnh. Bằng sự kết hợp của một loạt đài thiên văn đặt khắp thế giới và đội ngũ hơn 200 người, ta đã có được kết quả:

Hố đen nằm tại trung tâm thiên hà Messier 87 – gọi tắt là M87, cách ta tới 53 triệu năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 6,5 tỉ lần Mặt Trời, kích cỡ xấp xỉ Dải Ngân hà của chúng ta. Theo ước tính, nó rộng 1,5 ngày ánh sáng, tức 38 tỉ km. Đây là một trong những hố đen "nặng" nhất ta từng quan sát.

 

Hình ảnh được tạo thành bằng công nghệ thiên văn vô tuyến. Dữ liệu được tổng hợp lại, tạo nên một trong những hình ảnh quan trọng nhất lịch sử ngành thiên văn học. 

Văn Thắng
TIN LIÊN QUAN

Cô gái 29 tuổi tạo thuật toán chụp ảnh hố đen vũ trụ lịch sử là ai?

NH (T/H) |

Sinh năm 1989, Katie Bouman tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts là người tham gia phát triển thuật toán được sử dụng cho Kính thiên văn Event Horizon, hệ thống chụp được hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ.

Hố đen vũ trụ rộng 38 tỉ km được các nhà khoa học chụp như thế nào?

Nguồn The Sun |

Các nhà khoa học thuộc dự án Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (Event Horizon Telescope - EHT) ngày 10.4 đã công bố hình ảnh đầu tiên được con người ghi lại của một hố đen vũ trụ. Bức ảnh là thành quả phối hợp giữa 8 đài quan sát trên khắp thế giới và hơn 200 chuyên gia thiên văn học.

Hình ảnh đầu tiên về hố đen: 4 điều không thể bỏ qua về bức ảnh này

P.Minh |

Hình ảnh đầu tiên của hố đen được các nhà thiên văn học ghi lại, làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về một trong những vật thể bí ẩn nhất vũ trụ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Cô gái 29 tuổi tạo thuật toán chụp ảnh hố đen vũ trụ lịch sử là ai?

NH (T/H) |

Sinh năm 1989, Katie Bouman tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts là người tham gia phát triển thuật toán được sử dụng cho Kính thiên văn Event Horizon, hệ thống chụp được hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ.

Hố đen vũ trụ rộng 38 tỉ km được các nhà khoa học chụp như thế nào?

Nguồn The Sun |

Các nhà khoa học thuộc dự án Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (Event Horizon Telescope - EHT) ngày 10.4 đã công bố hình ảnh đầu tiên được con người ghi lại của một hố đen vũ trụ. Bức ảnh là thành quả phối hợp giữa 8 đài quan sát trên khắp thế giới và hơn 200 chuyên gia thiên văn học.

Hình ảnh đầu tiên về hố đen: 4 điều không thể bỏ qua về bức ảnh này

P.Minh |

Hình ảnh đầu tiên của hố đen được các nhà thiên văn học ghi lại, làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về một trong những vật thể bí ẩn nhất vũ trụ.