Bộ xương 13.000 tuổi hé lộ chiến trường cổ xưa nhất trên trái đất

Phương Linh |

Phân tích các bộ xương gần 13.000 năm tuổi hé lộ địa điểm diễn ra cuộc chiến tranh chủng tộc lâu đời nhất, từ thời tiền sử.

Theo tạp chí Scientific Reports, ban đầu, các nhà khoa học tin rằng người thời kỳ săn bắt hái lượm đã bị giết trong những cuộc xung đột vũ trang riêng rẽ - ví dụ sớm nhất về bạo lực cộng đồng giữa các nhóm người thời tiền sử.

Tuy nhiên, thông qua các kỹ thuật hiển vi mới để phân tích lại các bộ xương thu thập từ nghĩa địa Jebel Sahaba của Sudan hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Anh ở London, các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp và Đại học Toulouse đã phát hiện ra đó thực sự là một chuỗi liên tiếp các đợt bạo lực, có thể trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu.

Cụ thể, họ đã xác định được 106 chấn thương và thương tổn chưa từng được ghi nhận trước đây, đồng thời có thể phân biệt giữa vết thương do bị bắn (từ mũi tên hoặc giáo), chấn thương (do cận chiến) và dấu vết liên quan đến phân hủy tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu phát hiện 41 cá nhân, chiếm khoảng 67%, có ít nhất một loại thương tích đã được chữa lành hoặc chưa lành.

Một trong số các hài cốt khai quật tại nghĩa địa Jebel Sahaba ở Sudan với các vết thương trên hộp sọ. Ảnh:
Một trong số các hài cốt khai quật tại nghĩa địa Jebel Sahaba ở Sudan với các vết thương trên hộp sọ. Ảnh: Isabelle Crevecoeur/Bảo tàng Anh

Các nhà khoa học cho rằng số lượng vết thương được chữa lành khớp là kết quả của các hành động bạo lực thường xuyên và không thường xuyên, nhưng không phải lúc nào cũng gây chết người, giữa các nhóm người ở thung lũng sông Nile vào cuối thời kỳ Pleistocen muộn (khoảng 126.000 đến 11.700 năm trước).

Nghiên cứu cho thấy đây có thể là những cuộc giao tranh hoặc đột kích lặp đi lặp lại giữa các nhóm người khác nhau.

Ít nhất một nửa số thương tích được xác định là vết thương do bị giáo và mũi tên bắn. Điều này ủng hộ giả thuyết rằng nó xảy ra khi các nhóm tấn công từ xa, chứ không phải trong các cuộc xung đột nội bộ.

Một vết thương được cho là do bị bắn bởi giáo mác hoặc mũi tên. Ảnh: Isabelle Crevecoeur/Bảo tàng Anh
Một vết thương được cho là do bị bắn bởi giáo mác hoặc mũi tên. Ảnh: Isabelle Crevecoeur/Bảo tàng Anh

Nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu Isabelle Crevecoeur cho biết: ''Chúng tôi bác bỏ giả thuyết rằng nghĩa địa Jebel Sahaba phản ánh một sự kiện chiến tranh đơn lẻ, nhờ có các dữ liệu mới cho thấy các đợt bạo lực giữa các cá nhân xảy ra riêng lẻ và lặp đi lặp lại''.

Các chuyên gia cho rằng có lẽ thảm họa môi trường trong Kỷ Băng hà đã khiến những kẻ tấn công và nạn nhân phải sống cùng nhau trong một khu vực nhỏ hơn, do đó bùng nổ giao tranh.

Các sông băng trong Kỷ băng hà bao phủ phần lớn Châu Âu và Bắc Mỹ khiến khí hậu ở Ai Cập và Sudan trở nên lạnh giá và khô cằn, buộc con người thời đó phải sống gần sông Nile.

Tuy nhiên, dòng sông này vừa hoang vu, trũng thấp và lởm chởm nên có rất ít đất để con người có thể sinh sống an toàn trong khi các nguồn tài nguyên thì khan hiếm.

Cạnh tranh về thức ăn có thể là lý do dẫn đến bạo lực khi ngày càng có nhiều nhóm người tranh chấp các điểm đánh bắt cá và địa điểm tốt nhất để sinh sống.

Hai nghĩa trang khác được tìm thấy gần địa điểm chính cho thấy còn có các nhóm cộng đồng xã hội khác, hoặc các bộ lạc nhỏ, họ cũng coi khu vực là nhà và điều này có thể đã gây ra tranh chấp. Tuy nhiên, những bộ hài cốt được chôn trong các nghĩa địa khác không có dấu hiệu của bạo lực.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Nhẫn vàng cổ hé lộ hoạt động buôn bán đồ xa xỉ thuở sơ khai loài người

Phương Linh |

Chiếc nhẫn vàng tìm thấy trong ngôi mộ thời kỳ đồ đồng sớm ở Đức là ''bằng chứng ban đầu'' về việc buôn bán đồ xa xỉ ở Châu Âu.

Khảo cổ 350.000 tuổi hé lộ nơi cư trú lâu đời nhất của người cổ đại ở Arab

Khánh Minh |

Saudi Arabia vừa khai quật khảo cổ khu di chỉ 350.000 năm tuổi hé lộ một trong những nơi cứ trú lâu đời nhất của người cổ đại ở Bán đảo Arab.

Bí mật thảm kịch cổ xưa hé lộ từ bộ xương người lính La Mã 2.000 tuổi

Thanh Hà |

Bộ xương người lính La Mã chết do núi lửa Vesuvius phun trào cách đây 2.000 năm được xác định là người hùng hi sinh trong nỗ lực cứu công dân Herculaneum.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nhẫn vàng cổ hé lộ hoạt động buôn bán đồ xa xỉ thuở sơ khai loài người

Phương Linh |

Chiếc nhẫn vàng tìm thấy trong ngôi mộ thời kỳ đồ đồng sớm ở Đức là ''bằng chứng ban đầu'' về việc buôn bán đồ xa xỉ ở Châu Âu.

Khảo cổ 350.000 tuổi hé lộ nơi cư trú lâu đời nhất của người cổ đại ở Arab

Khánh Minh |

Saudi Arabia vừa khai quật khảo cổ khu di chỉ 350.000 năm tuổi hé lộ một trong những nơi cứ trú lâu đời nhất của người cổ đại ở Bán đảo Arab.

Bí mật thảm kịch cổ xưa hé lộ từ bộ xương người lính La Mã 2.000 tuổi

Thanh Hà |

Bộ xương người lính La Mã chết do núi lửa Vesuvius phun trào cách đây 2.000 năm được xác định là người hùng hi sinh trong nỗ lực cứu công dân Herculaneum.