Biến thể Omicron: Chỉ người ngạo mạn mới tin COVID-19 hết mánh đột biến

Khánh Minh |

Virus luôn tìm kiếm động thái tiếp theo của nó và chỉ những người ngạo mạn mới tin COVID-19 hết mánh khoé đột biến, điển hình như biến thể Omicron.

SARS-CoV-2 đã thử tất cả các mánh khóe đột biến chưa?

“SARS-CoV-2 đã thử tất cả các mánh khóe đột biến của nó chưa? Phải là một người rất ngạo mạn mới tin vào điều đó” - Gavin Screaton, nhà miễn dịch học và là người đứng đầu Bộ phận Khoa học Y tế của trường đại học Oxford cho biết.

Các nhà nghiên cứu theo dõi các đột biến của COVID-19 đã dành cả tuần để nghiên cứu chi tiết của biến thể B.1.1.529 được Tổ chức Y tế Thế giới WHO đặt tên là Omicron vào ngày 26.11. Đây là biến thể mới nhất trong số hơn 1.500 biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Tâm lý lo lắng trước mối đe dọa từ biến thể Omicron khiến EU, Anh và các nước khác đã tiến hành áp đặt hạn chế đi lại đối với một nhóm các quốc gia ở miền nam Châu Phi để đối phó với số lượng đột biến đột biến cao bất thường trong chủng B.1.1.529 mới.

Câu hỏi về việc liệu một chủng virus có khả năng lây lan cao hơn, gây chết người hơn hoặc thậm chí kháng vaccine có thể thay thế biến thể Delta đang áp đảo hiện nay hay không đã xuất hiện ở Ấn Độ vào cuối năm ngoái, trở thành một trong những điều khiến các nhà khoa học và quan chức y tế luôn cảnh giác cao độ.

“SARS-CoV-2 đã thử tất cả các mánh khóe đột biến của nó chưa? Phải là một người rất ngạo mạn mới tin vào điều đó” - Gavin Screaton, nhà miễn dịch học và là người đứng đầu Bộ phận Khoa học Y tế của trường đại học Oxford cho biết.

Virus luôn thay đổi theo thời gian, mỗi lần sao chép lại mang đến những đột biến mới trên chuỗi 30.000 nucleotide tạo nên bộ gene của nó.

Thông thường, những đột biến này sẽ mất dần đi, nhưng mỗi đột biến đều đi kèm với khả năng virus trở nên mạnh hơn, có thể cho phép nó tạo ra tải lượng virus cao hơn, liên kết dễ dàng hơn với các tế bào trong đường hô hấp hoặc né tránh được hệ miễn dịch của cơ thể.

Trước biến thể Delta, mối đe dọa lớn nhất đến từ biến thể Alpha lây lan nhanh ở Anh. Hơn 10 biến thể đã được WHO phân loại là các biến thể "đáng lo ngại" hoặc "đáng quan tâm" và được đặt tên chính thức trong bảng chữ cái Hy Lạp.

Tháng trước, các nhà chức trách Anh đã bắt đầu giám sát một nhánh phụ của biến thể Delta có thể lây lan cao hơn khoảng 10%. Hai nhánh khác được tìm thấy gần đây ở Canada và Indonesia, có những điểm tương đồng với chủng này.

Emma Hodcroft, nhà di truyền học tiến hóa tại Đại học Basel và là một trong những người đầu tiên theo dõi các đột biến cho biết: “Mọi chuyện hầu như không có gì bất thường kể từ khi Alpha và Delta xuất hiện vào cuối năm ngoái. Nhưng virus luôn tìm kiếm động thái tiếp theo của nó". Tuy nhiên, các chuyên gia đồng ý rằng chiến dịch tiêm chủng toàn cầu đã giúp làm chậm các đột biến.

Lo ngại về sự đột biến bất ngờ

Trước khi triển khai tiêm vaccine, virus phải đối mặt với “bối cảnh miễn dịch đơn giản hơn”, trong đó hầu hết mọi người đều dễ mắc bệnh và “khả năng lây lan là cách chiến thắng dễ dàng nhất” - Hodcroft giải thích.

Giờ đây, với mức độ bao phủ liều đầu tiên trên toàn cầu là hơn 53% và khoảng 30 triệu liều được tiêm mỗi ngày, động thái tiếp theo của virus đơn giản hơn. "Nó có thể trở nên dễ lây lan hơn hoặc tìm cách né tránh phản ứng miễn dịch của chúng ta, hoặc cả hai” - bà Hodcroft nói.

Một số người cho rằng khả năng lây lan của COVID-19 đã đạt đến đỉnh điểm với biến thể Delta. Francois Balloux, giám đốc Viện Di truyền Đại học London, cho biết hệ số lây nhiễm cơ bản R0 của các coronavirus đặc hữu lưu hành trước khi SARS-CoV-2 xuất hiện là 7, sau nhiều thập kỷ chọn lọc tự nhiên.

Do biến thể Delta có R0 nằm trong khoảng từ 6 đến 7 - cao hơn gấp đôi so với chủng ban đầu xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Quốc - biến thể lấn át này có thể không có "nhiều cơ hội để trở nên dễ lây lan hơn trong thời gian ngắn" - ông Balloux nói.

Balloux dự đoán SARS-CoV-2 sẽ rơi vào một mô hình mà nó phát triển từ từ nhắm đến hệ miễn dịch trong suốt một thập kỷ chứ không phải là nhắm đến khả năng lây lan liên tục. Sự tiến hóa kéo dài tương tự có thể được quan sát thấy ở bệnh cúm và coronavirus theo mùa.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn lo ngại về sự đột biến bất ngờ, khiến nỗ lực ứng phó đại dịch toàn cầu và việc tiêm chủng đi chệch hướng.

Biến thể Omicron, đang lan rộng ở Nam Phi và các nước, đã làm dấy lên những lo ngại vì lý do này, vì nó có tới 32 đột biến trong protein gai - phần cấu tạo giúp virus xâm nhập tế bào - dẫn đến khả năng nó có thể né hệ miễn dịch và lây lan nhanh hơn.

Tulio de Oliveira, giám đốc Trung tâm Đổi mới và Ứng phó Dịch tễ ở Nam Phi, cho biết ông “lo lắng” về biến thể này và đó là nguyên nhân của khoảng 90% trong số 1.100 ca mắc mới được ghi nhận ở tỉnh Gauteng của Nam Phi hôm 24.11. Ông cho biết, điều bất thường là chủng này có thể được phát hiện bằng cách phân tích kết quả của các xét nghiệm PCR thông thường mà không cần sử dụng giải trình tự gene.

Ông nói thêm: “Câu hỏi quan trọng cần được trả lời là tác dụng vaccine đối với biến thể này".

Xuất hiện những biến thể mới

Slawomir Kubik, một chuyên gia nghiên cứu về bộ gene tại công ty công nghệ sinh học Sophia Genetics có trụ sở tại Geneva, nhấn mạnh rằng, "sức khỏe" của một biến thể chỉ có thể được đánh giá bằng cách nó "lây lan trong thế giới thực".

Ngay cả khi biến thể Omicron mất dần đi, những biến thể khác sẽ xuất hiện. Venky Soundararajan, nhà khoa học trưởng tại công ty phân tích dữ liệu Nference, lo lắng rằng chiến dịch tiêm chủng có thể khiến virus bị dồn vào bước đường cùng và không còn cách nào khác là sinh ra biến thể có khả năng né tránh hệ miễn dịch.

Ông nói: “Vaccine là món quà trời cho có khả năng ngăn chặn nhiễm bệnh và bệnh nặng, nhưng nghịch lý là chúng cũng làm tăng nhu cầu giám sát của chúng ta đối với những đột biến rất cụ thể này".

Mặc dù không ai có thể chắc chắn nơi nào và khi nào một biến thể thống trị sẽ xuất hiện, nhưng có sự đồng thuận trong giới khoa học rằng biến thể Delta sẽ không tồn tại mãi mãi.

Kevin McCarthy, giáo sư vi sinh vật học và vi sinh vật học tại Đại học Pittsburgh, cho biết quá trình tiến hóa của virus đã "gần đến điểm đỉnh", sau đó lo ngại sẽ dồn về một biến thể có khả năng thoát được hệ miễn dịch.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia tự tin biến thể Omicron không tác động lớn tới Trung Quốc

Song Minh |

Chuyên gia hàng đầu Trung Quốc cho rằng biến thể Omicron sẽ không tác động lớn đến Trung Quốc vào thời điểm này.

WHO nói gì về siêu biến thể Omicron lây hơn 500% so với Delta

Song Minh |

Đại diện WHO trấn an về siêu biến thể Omicron - siêu biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh hơn 500% so với biến thể Delta.

Nhiễm siêu biến thể Omicron có các triệu chứng bất thường nào?

Song Minh |

Các triệu chứng nhiễm siêu biến thể Omicron "bất thường nhưng nhẹ" - theo bác sĩ Nam Phi đầu tiên gióng hồi chuông báo động về biến thể mới này.

Vụ Thuduc House: Đề nghị truy tố thêm 7 cán bộ hải quan

Việt Dũng |

Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Thuduc House, ngoài số cựu cán bộ Cục thuế TP.HCM, có thêm 7 người thuộc Cục Hải quan, nâng tổng số có 67 bị can bị đề nghị truy tố

Tổng thống Ukraina Zelensky bất ngờ công du nước ngoài

Ngọc Vân |

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky bất ngờ có chuyến thăm Vương quốc Anh, chuyến công du nước ngoài thứ hai kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự.

Chị lấy thân mình che cho em suốt 36 tiếng bị kẹt vì động đất ở Syria

Khánh Minh |

Hai chị em bị kẹt giữa đống đổ nát trong động đất ở Syria đã được giải cứu sau 36 giờ.

Tội phạm mua bán bộ phận cơ thể người hoạt động tinh vi qua các nhóm kín

Việt Dũng |

Bộ Công an cho rằng, tội phạm mua bán bộ phận cơ thể người hoạt động ngày càng tinh vi, chủ yếu qua các nhóm kín trên mạng xã hội.

Thanh Hóa: "Điểm mặt" những doanh nghiệp nợ BHXH hàng chục tỉ đồng

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Tính đến đầu tháng 1.2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng nghìn doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền hơn 466 tỉ đồng. Thậm chí có những doanh nghiệp nợ BHXH hơn 6 năm, với số tiền hàng chục tỉ đồng.

Chuyên gia tự tin biến thể Omicron không tác động lớn tới Trung Quốc

Song Minh |

Chuyên gia hàng đầu Trung Quốc cho rằng biến thể Omicron sẽ không tác động lớn đến Trung Quốc vào thời điểm này.

WHO nói gì về siêu biến thể Omicron lây hơn 500% so với Delta

Song Minh |

Đại diện WHO trấn an về siêu biến thể Omicron - siêu biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh hơn 500% so với biến thể Delta.

Nhiễm siêu biến thể Omicron có các triệu chứng bất thường nào?

Song Minh |

Các triệu chứng nhiễm siêu biến thể Omicron "bất thường nhưng nhẹ" - theo bác sĩ Nam Phi đầu tiên gióng hồi chuông báo động về biến thể mới này.