Biển Đông trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi

Hải Anh |

Các học giả khu vực và quốc tế tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn” ngày 18-19.11 nhận định, Biển Đông là yếu tố chủ chốt liên quan tới an ninh khu vực, là tài sản chung của mọi quốc gia. 

Tài sản chung của mọi quốc gia

Phó đô đốc Yoji Koda - nguyên Tư lệnh Hạm đội Phòng vệ Nhật Bản - khẳng định: “Biển Đông là chìa khóa, yếu tố chủ chốt liên quan tới an ninh khu vực”. Nhấn mạnh Biển Đông là tài sản chung của mọi quốc gia, Phó đô đốc Yoji Koda lưu ý: “Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ... không ngoài cuộc với vấn đề Biển Đông. Biển Đông không phải là vấn đề của các quốc gia duyên hải hoặc Trung Quốc bởi đó là vùng biển cho cả thế giới”.Theo ông, quyền tự do trên những vùng biển quốc tế như vậy cần phải được các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khối ASEAN và Trung Quốc, công nhận và duy trì. Trong quá trình ASEAN và Trung Quốc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC), nguyên tắc cần được xem xét là COC phải tuân thủ toàn diện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Nói về giải pháp tăng cường hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế, Giáo sư Stephen R.Nagy - Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế (ICU), Nhật Bản, cũng cho rằng, những bên liên quan, bên có quyền lợi trong khu vực không chỉ có Trung Quốc các nước ven biển ASEAN mà còn nhiều quốc gia khác có hoạt động, có lợi ích trong khu vực như: Mỹ, Nhật  Bản, Australia, Anh, Liên minh Châu Âu.

Giáo sư cho biết, do những quốc gia này đều có lợi ích, mối quan tâm với duy trì hòa bình, ổn định, an ninh ở khu vực Biển Đông nên rất hy vọng sẽ đẩy mạnh tăng cường hợp tác để đưa ra tiếng nói tập thể chung, đặc biệt trong ASEAN, về vấn đề Biển Đông. "Tôi tin tưởng rằng, chia rẽ hay phân cách những quốc gia liên quan trong khu vực sẽ chỉ làm yếu đi tiếng nói của mình trong đàm phán với Trung Quốc" - ông nói.

Ông lưu ý, cạnh tranh trong khu vực là vấn đề đa phương và cần phải giải quyết theo cách tiếp cận đa phương, với sự tham gia của các nước ngoài khu vực như: Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ… "Tôi nghĩ, chiến lược giải quyết tất cả các vấn đề ở Biển Đông phải dựa trên nguyên tắc pháp quyền và luật pháp quốc tế chứ không phải giải quyết bằng dọa nạt, cưỡng ép. Chúng ta cần có cách tiếp cận giải quyết các vấn đề đảm bảo hòa bình, an ninh của khu vực thông qua cách tiếp cận mang tính thể chế, ngoại giao. Để làm được điều đó cần xây dựng và tăng cường hơn nữa đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, đảm bảo các vấn đề ở Biển Đông giải quyết thông qua luật pháp quốc tế" - ông nói thêm.

Tăng cường đối thoại trong, ngoài khu vực

Ông Vannarith Chheang - Viện trưởng Viện Tầm nhìn Châu Á, Campuchia, nhận định, tình hình Biển Đông hiện tại rất bất ổn và khó đoán định. Bởi vậy, rất khó đưa ra đáp án cho dự đoán về địa chính trị ở khu vực. Trước xu thế hình thành “tuyến đầu về địa chính trị” ở khu vực, ông cho rằng cần hợp tác khu vực để đạt mối quan tâm chung, lợi ích chung. Ông lưu ý, vai trò của ASEAN trong vấn đề Biển Đông là một bên liên quan chứ không phải pháp nhân có đầy đủ quyền lực định hình “cuộc chơi”. “ASEAN cần đạt được sự đoàn kết của mình. Sự đoàn kết bảo vệ chủ quyền này phải do ASEAN phải tự giành lấy" - ông nói.

Trước đó, trong phát biểu dẫn đề hội thảo, nói về ASEAN, ông Marty M.Natalegawa - cựu Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, nhận định, việc ASEAN giải quyết vấn đề Biển Đông nên nhìn trong bối cảnh rộng hơn. Để tăng cường tiếng nói của ASEAN trong bối cảnh Trung Quốc vươn lên ở Châu Á - Thái Bình Dương, ông Marty nhận định, rất cần tái cấu trúc lại hoạt động của ASEAN, "biến những thể chế, cơ chế đã xây dựng trở nên hữu ích hơn, hiệu quả hơn, phát triển được nhiều hơn".

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia chỉ ra, ASEAN có lịch sử lâu dài trong quan tâm, giải quyết vấn đề Biển Đông. "Nhưng chúng ta không thể mặc nhiên ASEAN sẽ đoàn kết, thống nhất với nhau để cùng giải quyết vấn đề này. Hiện có thể thấy không phải tất cả thành viên ASEAN đều có sự quan tâm lớn tới vấn đề Biển Đông" - ông lưu ý.

"Điều quan trọng là ASEAN phải duy trì được tinh thần đoàn kết thống nhất trong giải quyết vấn đề về Biển Đông. Khu vực Biển Đông vẫn nhiều lúc có diễn biến rất phức tạp. Trong khi đó, vẫn có sự khác biệt giữa cam kết trên giấy tờ và động thái trên thực tế nên rất cần đoàn kết thống nhất tiếng nói chung của ASEAN trong kêu gọi các nước thực hiện các cam kết của mình" - ông nói thêm.

Ông Derek Grossman - nhà phân tích quốc phòng cao cấp tại RAND Corporation, Mỹ, cho rằng, trong năm 2022, ASEAN chắc chắn cần thảo luận trọng tâm về các giải pháp ở Biển Đông, đặc biệt giải quyết các vấn đề ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Ông cho hay, dù tình hình Biển Đông đã thay đổi với cách tiếp cận mang tính ngoại giao hơn nhưng vẫn chưa giải quyết được những vấn đề cốt lõi liên quan tới hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực.

"Tôi nghĩ, trong thời gian tới, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải thắt chặt hơn nữa hợp tác của các quốc gia trong khu vực, đồng thời tăng cường đối thoại giữa các nước trong và ngoài khu vực có mối quan tâm với Biển Đông" - ông nói.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam tái khẳng định lập trường nguyên tắc về Biển Đông

Khánh Minh |

Việt Nam khẳng định lại lập trường nguyên tắc, nhấn mạnh lợi ích, trách nhiệm của các nước trong việc phấn đấu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và ổn định.

Tình hình Biển Đông vẫn tiềm ẩn những mối lo ngại mới

Thanh Hà |

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhận định, những diễn biến và phát triển ở Biển Đông sẽ dễ dàng trở thành tiền lệ được nhân lên trong toàn bộ khu vực và ở các khu vực khác trên thế giới. Trong một năm qua, tình hình Biển Đông vẫn tiềm ẩn những mối lo ngại mới.

Thủ tướng đề nghị Ấn Độ ủng hộ ASEAN duy trì hòa bình ở Biển Đông

Khánh Minh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ấn Độ tiếp tục ủng hộ và đóng góp tích cực cho nỗ lực của ASEAN duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trên Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Việt Nam tái khẳng định lập trường nguyên tắc về Biển Đông

Khánh Minh |

Việt Nam khẳng định lại lập trường nguyên tắc, nhấn mạnh lợi ích, trách nhiệm của các nước trong việc phấn đấu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và ổn định.

Tình hình Biển Đông vẫn tiềm ẩn những mối lo ngại mới

Thanh Hà |

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhận định, những diễn biến và phát triển ở Biển Đông sẽ dễ dàng trở thành tiền lệ được nhân lên trong toàn bộ khu vực và ở các khu vực khác trên thế giới. Trong một năm qua, tình hình Biển Đông vẫn tiềm ẩn những mối lo ngại mới.

Thủ tướng đề nghị Ấn Độ ủng hộ ASEAN duy trì hòa bình ở Biển Đông

Khánh Minh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ấn Độ tiếp tục ủng hộ và đóng góp tích cực cho nỗ lực của ASEAN duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trên Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.