Biển Đông phải là vùng biển hoà bình, hữu nghị, thịnh vượng

NGỌC VÂN |

Thủ tướng Mahathir Mohamad hôm 18.9 công bố khung hướng dẫn mới đối với chính sách đối ngoại của Malaysia, trong đó đề xuất phi quân sự hoá Biển Đông và biến vùng biển này thành một khu vực hoà bình, hữu nghị và thịnh vượng.

Phi quân sự hoá Biển Đông

Thủ tướng Mahathir nhấn mạnh, chính phủ Malaysia sẽ tiếp tục lập trường không liên kết với các cường quốc và thông báo kế hoạch đi đầu trong thúc đẩy hợp tác trong thế giới Hồi giáo. Theo ông Mahathir, mặc dù những yếu tố cơ bản trong chính sách đối ngoại của Malaysia vẫn giữ nguyên, nhưng cách tiếp cận của Malaysia với các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích trong nước sẽ thay đổi.

“Chúng ta sống trong một thế giới đang diễn ra những thay đổi với tốc độ chóng mặt. Những thay đổi này mang lại cả thách thức lẫn cơ hội. Do đó, điều hợp lý duy nhất là Malaysia không gắn chặt vào những phương thức truyền thống mà thay vào đó chủ động tìm cách khám phá những phương pháp mới” - tờ The Star của Malaysia dẫn lời ông Mahathir phát biểu khi công bố về chính sách đối ngoại.

Với chủ đề “Thay đổi liên tục”, khung hướng dẫn mới cho thấy Malaysia duy trì quan hệ hữu nghị với tất cả các nước và tìm cách giải quyết tranh chấp hoà bình dựa trên luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Malaysia cũng bảo lưu “quyền bày tỏ ý kiến, và nếu cần thì phản đối chống lại sự bất công, áp bức và các tội ác chống lại loài người được cam kết bởi bất kỳ quốc gia nào”.

Về vấn đề Biển Đông, tài liệu khung hướng dẫn dài 80 trang nói rằng, ông Mahathir đề xuất phi quân sự hoá tuyến đường hàng hải đang có tranh chấp gay gắt này và biến nó thành một khu vực hoà bình, hữu nghị và thịnh vượng. “Về cơ bản, Biển Đông phải là vùng biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, chứ không phải là nơi đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy tầm nhìn này trong ASEAN” - tài liệu cho biết.

Tuyên bố ZOPFAN, khẳng định “quyết tâm duy trì khu vực Đông Nam Á khỏi bất kỳ hình thức hay cách thức can thiệp nào của cường quốc bên ngoài” đã được Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore ký năm 1971.

Biển Đông, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, đang là “điểm nóng” cho sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở Châu Á. Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp trái phép đảo nhân tạo ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế và quân sự hoá các tiền đồn ở những đảo nhân tạo này. Trong khi đó, Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ diện tích vùng biển này.

ASEAN và Trung Quốc vẫn đang đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông và chính phủ Malaysia sẽ tăng cường nỗ lực hợp tác với các bên liên quan nhằm chống lại các mối đe doạ an ninh phi truyền thống, trấn áp nạn buôn người và khủng bố.

Hợp tác Nam-Nam

Khung hướng dẫn cũng nhắc lại cam kết của quốc gia có đa số dân Hồi giáo nhằm cải thiện điều kiện sống của các cộng đồng, và tuyên bố Malaysia có ý định đóng vai trò nổi bật trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

Hợp tác Nam-Nam, một dấu ấn trong thời kỳ lãnh đạo của ông Mahathir trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên từ năm 1981 đến 2003 - sẽ được một lần nữa nhấn mạnh, theo đó Malaysia sẽ thúc đẩy và đi đầu trong hợp tác với các quốc gia phía nam, đặc biệt là tại các cơ quan quốc tế như Liên Hợp Quốc.

“Malaysia mới” sẽ có nhiều tiếng nói hơn về quyền của các quốc gia nhỏ và kém phát triển hơn ở phía nam - khung hướng dẫn cho biết. Malaysia cũng sẽ sửa đổi những chương trình hỗ trợ hiện tại để tối ưu hoá đầy đủ tiềm năng. Bên cạnh đó, khung hướng dẫn nhấn mạnh, Malaysia tìm kiếm mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với tất cả các nước, kể cả các cường quốc, và sẽ hợp tác với tất cả các quốc gia có chung cách tiếp cận không liên kết, nhằm đảm bảo rằng các nước có thể tham gia trên cơ sở bình đẳng mà không phải chịu áp lực từ bất kỳ cường quốc nào.

NGỌC VÂN
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc đưa máy bay không người lái giám sát Biển Đông là bất hợp pháp

Hải Anh |

Mọi hoạt động của các bên tại Biển Đông nếu không có sự cho phép của Việt Nam thì đều bất hợp pháp và không có giá trị.

Cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông là vi phạm luật quốc tế

Hải Anh |

Các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình là sự vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Tôn trọng luật pháp: Ưu tiên hàng đầu về hoà bình ở Biển Đông

KHÁNH MINH |

Trong những ngày qua, báo chí thế giới tiếp tục có những bài viết về tình hình căng thẳng ở Biển Đông khi nhóm tàu Trung Quốc vẫn hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Dự báo thời tiết 18.1: 27 Tết miền Bắc vẫn sương mù bao phủ kèm rét sâu

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 18.1.2023, miền Bắc sáng sớm có sương mù, ngày hửng nắng nhưng trời vẫn rét sâu. Nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng khoảng 10 - 13 độ C. Nam Bộ sáng sớm có sương mù, ngày trở nắng.

Trung Quốc đưa máy bay không người lái giám sát Biển Đông là bất hợp pháp

Hải Anh |

Mọi hoạt động của các bên tại Biển Đông nếu không có sự cho phép của Việt Nam thì đều bất hợp pháp và không có giá trị.

Cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông là vi phạm luật quốc tế

Hải Anh |

Các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình là sự vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Tôn trọng luật pháp: Ưu tiên hàng đầu về hoà bình ở Biển Đông

KHÁNH MINH |

Trong những ngày qua, báo chí thế giới tiếp tục có những bài viết về tình hình căng thẳng ở Biển Đông khi nhóm tàu Trung Quốc vẫn hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.