Biến đổi khí hậu làm suy giảm nền kinh tế gấp 2 lần so với COVID-19

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu mới cho thấy, biến đổi khí hậu làm suy giảm nền kinh tế các nước G7 gấp 2 lần so với đại dịch COVID-19

Theo The Guardian, nền kinh tế của các nước giàu sẽ suy giảm gấp đôi so với thời kỳ khủng hoảng COVID-19 nếu họ không giải quyết được lượng phát thải khí nhà kính đang gia tăng.

Theo nghiên cứu, nền kinh tế của các quốc gia G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Đức, Italia, Nhật) - những nền kinh tế công nghiệp phát triển lớn nhất thế giới - suy giảm trung bình khoảng 4,2% GDP trong thời kì đại dịch COVID-19.

Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 2,6 độ C, các nước này sẽ mất 8,5% GDP mỗi năm - tương đương gần 5 tỉ USD - trong vòng 30 năm.

Bên cạnh đó, có một số quốc gia thậm chí sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Nền kinh tế Ấn Độ sẽ suy giảm 1/4, Australia sẽ bị mất 12,5% sản lượng và Hàn Quốc sẽ mất gần 1/10 tiềm năng kinh tế.

Theo dự đoán, biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp đến năng suất nông nghiệp do khí hậu khắc nghiệt như hạn hán và lũ lụt, nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây căng thẳng nhiệt (kiệt sức vì nóng, đau cơ, co thắt, đột quỵ,...).

Nhà kinh tế học Jerome Haegeli cho hay: "Biến đổi khí hậu là rủi ro dài hạn số một đối với nền kinh tế toàn cầu và chúng ta cần G7 tiến bộ hơn nữa. Có nghĩa là không chỉ có nghĩa vụ cắt giảm khí carbon mà còn phải giúp đỡ các nước đang phát triển, điều đó cực kỳ quan trọng".

Ông Haegeli cho rằng, cung cấp vaccine COVID-19 cũng là một cách hữu ích để giúp các nước đang phát triển, khi nền kinh tế của họ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Các nhà lãnh đạo của các nước G7 và EU sẽ gặp nhau tại Cornwall vào ngày 11.6 để thảo luận về nền kinh tế toàn cầu, vaccine COVID-19, thuế kinh doanh và cuộc khủng hoảng khí hậu.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo biến đổi khí hậu dựa trên nghiên cứu khí hậu cổ xưa của Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học đã xem xét lịch sử cổ đại của Trái đất và nhận thấy con người cần phải có hành động nghiêm túc trong việc giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, để ngăn khí hậu của chúng ta ấm lên như mức của thời tiền sử khiến nhiều sinh vật tuyệt chủng.

Giới khoa học tìm cách ngăn chặn thảm họa do biến đổi khí hậu

Song Minh |

Thảm họa không thể tránh khỏi trên Trái đất đã được các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Potsdam cảnh báo.

Hình vẽ cổ nhất thế giới ở Indonesia bị phá hủy do biến đổi khí hậu

Khánh Ly |

Một số tác phẩm 40.000 năm tuổi trên đá ở Indonesia từ thời các nền văn minh cổ đại ở Nam Sulawesi, bị bong tróc nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Cảnh báo biến đổi khí hậu dựa trên nghiên cứu khí hậu cổ xưa của Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học đã xem xét lịch sử cổ đại của Trái đất và nhận thấy con người cần phải có hành động nghiêm túc trong việc giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, để ngăn khí hậu của chúng ta ấm lên như mức của thời tiền sử khiến nhiều sinh vật tuyệt chủng.

Giới khoa học tìm cách ngăn chặn thảm họa do biến đổi khí hậu

Song Minh |

Thảm họa không thể tránh khỏi trên Trái đất đã được các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Potsdam cảnh báo.

Hình vẽ cổ nhất thế giới ở Indonesia bị phá hủy do biến đổi khí hậu

Khánh Ly |

Một số tác phẩm 40.000 năm tuổi trên đá ở Indonesia từ thời các nền văn minh cổ đại ở Nam Sulawesi, bị bong tróc nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.