Bí ẩn không lời giải ở thành cổ 900 tuổi làm bối rối giới khoa học

Bảo Châu |

Tàn tích thành cổ Nan Madol ở phía tây Thái Bình Dương xa xôi là một địa điểm chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được giải đáp.

Theo Stars Insider, nằm cạnh bờ biển phía đông đảo Pohnpei của Liên bang Micronesia thuộc Thái Bình Dương, thành phố Nan Madol vĩ đại một thời bao gồm 92 đảo đá nhân tạo và là thành phố cổ đại duy nhất được xây dựng trên đỉnh một rạn san hô, kết nối với nhau bởi hệ thống kênh đào. Đó là lý do nơi đây còn được mệnh danh là ''Venice của Thái Bình Dương''.

Hệ thống kênh đào liên kết các đảo nhỏ. Ảnh: AFP

Không ai chắc chắn về nguồn gốc của thành phố bí ẩn này, cũng như lý do ai đó muốn xây dựng một thành phố xa thực phẩm, nước và những nền văn minh đã biết khác.

Thành phố Nan Madol thực sự là một kỳ quan đáng kinh ngạc, được xây dựng hoàn toàn từ các phiến đá bazan khổng lồ ở thời điểm chưa hề có các công cụ hỗ trợ như thời hiện đại. Quy mô của các bức tường đá ấn tượng không kém với chiều cao tới 7,6m và dày 5m ở một số nơi.

Các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi các phiến đá lớn với tổng trọng lượng ước tính 750.000 tấn đã được vận chuyển đến địa điểm xây dựng như thế nào khi họ cho rằng nỗ lực để hoàn thành công trình này sánh ngang với các kim tự tháp Ai Cập.

Các tảng đá bazan lớn xếp chồng lên nhau nhưng chưa rõ bằng cách nào. Ảnh: AFP
Các tảng đá bazan lớn xếp chồng lên nhau nhưng chưa rõ bằng cách gì. Ảnh: AFP

Quy mô, hình dạng các hòn đảo cũng là một câu hỏi lớn chưa lời đáp.

Bí ẩn về thành phố Nan Madol đã truyền cảm hứng cho nhiều câu chuyện ly kỳ và ma quái. Truyền thuyết Pohnpei nói rằng, thành phố được xây nên bởi hai anh em phù thủy sinh đôi Olisihpa và Olosohpa, với mục đích làm nơi thờ phụng, họ đã thực hiện các phép thuật và nhờ sự giúp đỡ của một con rồng để vận chuyển đá và sắp xếp thành các đảo nhỏ.

Nguồn gốc, quy mô và hình dạng các hòn đảo của thành phố Nan Madol vẫn còn là một bí ẩn lớn. Ảnh: AFP

Hầu hết người Pohnpei vẫn tin rằng thành phố cổ đại là tác phẩm của phép thuật, vì không có lý thuyết khoa học khả thi nào khác để lý giải cách con người di chuyển 750.000 tấn đá bazan lên trên rạn san hô.

Xác định niên đại bằng phương pháp đo carbon cho thấy, một số cấu trúc khoảng 900 năm tuổi nhưng tại một số đảo nhỏ hơn thậm chí còn lâu đời hơn nữa, vào khoảng thế kỷ 8 và 9.

Một góc tàn tích Nan Madol. Ảnh: AFP

Người ta ước tính rằng dân số thành phố Nan Madol là khoảng hơn 1.000 người vào thời điểm mà toàn bộ dân số đảo Pohnpei chỉ 25.000 người. Người ta phải mang nước uống và thức ăn từ xa tới bởi nơi đây không có nước ngọt và không thể trồng trọt. Đây có lẽ chính là nguyên nhân khiến thành phố cổ này cuối cùng đã rơi vào quên lãng.

Năm 2016, Nan Madol được UNESCO thêm vào danh sách các di sản thế giới.

Nơi này hiện đã trở thành một địa điểm du lịch, được UNESCO thêm vào danh sách các di sản thế giới. Ảnh: AFP
Nơi này hiện trở thành một địa điểm du lịch, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ảnh: AFP
Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại nâng tầm thế giới

Ngọc Vân |

Di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại Tam Tinh Đôi đang nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Cận cảnh khai quật ngà voi ở di tích khảo cổ Trung Quốc huyền thoại

Bảo Châu |

Được mệnh danh là một trong những phát hiện khảo cổ Trung Quốc vĩ đại nhất của nhân loại thế kỷ 20, di tích Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên vừa lộ diện hơn 1.000 cổ vật quan trọng.

Bộ xương 13.000 tuổi hé lộ chiến trường cổ xưa nhất trên trái đất

Phương Linh |

Phân tích các bộ xương gần 13.000 năm tuổi hé lộ địa điểm diễn ra cuộc chiến tranh chủng tộc lâu đời nhất, từ thời tiền sử.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cơ hội di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại nâng tầm thế giới

Ngọc Vân |

Di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại Tam Tinh Đôi đang nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Cận cảnh khai quật ngà voi ở di tích khảo cổ Trung Quốc huyền thoại

Bảo Châu |

Được mệnh danh là một trong những phát hiện khảo cổ Trung Quốc vĩ đại nhất của nhân loại thế kỷ 20, di tích Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên vừa lộ diện hơn 1.000 cổ vật quan trọng.

Bộ xương 13.000 tuổi hé lộ chiến trường cổ xưa nhất trên trái đất

Phương Linh |

Phân tích các bộ xương gần 13.000 năm tuổi hé lộ địa điểm diễn ra cuộc chiến tranh chủng tộc lâu đời nhất, từ thời tiền sử.