Bí ẩn dung mạo pharaoh Ai Cập Akhenaten lần đầu được hé lộ

Hà Huyền |

Hình ảnh khuôn mặt được tái hiện từ một hài cốt được gọi là KV55 phát hiện năm 1907 ở Thung lũng các vị vua, Ai Cập.

Mới đây, tạo hình của một pharaoh Ai Cập cổ đại, có thể là cha của vua Tutankhamun, đã được tái tạo lại bằng hình ảnh kỹ thuật số.

Hài cốt được tìm thấy năm 1907 tại Thung lũng các vị vua ở Ai Cập trong lăng mộ KV55, cách lăng mộ của Tutankhamun không xa.

Hơn một thế kỷ sau khi phát hiện ra ngôi mộ, các phân tích gene chỉ ra bộ xương bên trong thuộc về cha ruột của vua Tutankhamun. Từ các manh mối khác trong lăng mộ, các nhà khảo cổ cho rằng, hài cốt này là Akhenaten, pharaoh trị vì từ năm 1353 đến 1335 trước công nguyên và là pharaoh đầu tiên ở Ai Cập tôn sùng thuyết độc thần.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phản đối những kết luận này. Họ cho rằng, danh tính thực sự của hài cốt này vẫn chưa thể kết luận chắc chắn.

Việc tái tạo nhân dạng hài cốt mất rất nhiều tháng do các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Pháp y, Cổ sinh học, Khảo cổ học (FAPAB) ở Sicily, Italia, thực hiện.

Các chuyên gia đã cộng tác với Cicero Moraes - nghệ sĩ pháp y 3D Brazil nổi tiếng với việc tái tạo khuôn mặt.

Không giống như các bản tái tạo trước đây của KV55, mô hình mới loại bỏ tóc, đồ trang sức và các đồ trang điểm khác để tập trung vào các đặc điểm trên khuôn mặt.

Khuôn mặt vua Akhenaten được tái hiện lại bằng hình ảnh kĩ thuật số. Ảnh: Trung tâm nghiên cứu FAPAB
Khuôn mặt vua Akhenaten được tái hiện lại bằng hình ảnh kĩ thuật số. Ảnh: Trung tâm nghiên cứu FAPAB

Akhenaten lên ngôi với tên gọi Amenhotep IV, có nghĩa là "Người hầu của Aten" - một vị thần mặt trời của Ai Cập. Sau đó, ông bắt đầu loại bỏ chức tư tế phục vụ cho các vị thần của Ai Cập để thiết lập một tín ngưỡng độc thần chỉ thờ thần Aten, theo Khoa Lịch sử của Đại học Bang Ohio, Mỹ.

Các nhà khảo cổ tìm thấy KV55 trong ngôi mộ có những viên gạch khắc câu thần chú mang tên Akhenaten. Một quan tài khác chứa hài cốt của một người phụ nữ tên Kiya, được xác định là vợ lẽ của Akhenaten cùng những bình hình tròn, chứa nội tạng xác ướp, theo FAPAB công bố vào ngày 10.3.

KV55 đã được ướp xác, nhưng phần thịt được bảo quản đã bị phân hủy trong quá trình khai quật, chỉ còn lại bộ xương. Dựa trên các đồ vật trong ngôi mộ và giới tính của bộ xương, một số nhà khảo cổ học kết luận người này là Akhenaten. Tuy nhiên, phân tích răng và xương cho thấy, người đàn ông trẻ hơn dự tính. Người này qua đời vào khoảng năm 26 tuổi, thậm chí có thể chỉ từ 19 đến 22 tuổi, trong khi theo các ghi chép, Akhenaten đã cai trị Ai Cập 17 năm và có một người con gái trong năm đầu tiên trị vì của ông.

Francesco Galassi - giám đốc và đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu FAPAB, phó giáo sư khảo cổ học tại Đại học Flinders ở Australia - nói: "Một số nhà khảo cổ có xu hướng cho rằng Akhanaten bắt đầu trị vì từ khi còn là một thanh niên hơn là một đứa trẻ. Vì lý do này, đã có nhiều nỗ lực nhằm chứng minh KV 55 già hơn so với chỉ số giải phẫu thực tế".

Các chuyên gia khác cho rằng, KV55 có thể là Smenkhkare - em trai của Akhenaten - nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy người anh em ấy tồn tại, Galassi chia sẻ. Ngày nay, Smenkhkare thường được cho là không phải người thật, mà là một danh tính của Nữ hoàng Nefertiti, người có thể đã lấy tên này khi bà lên ngôi sau cái chết của Akhenaten. Galassi nói rằng điều này sẽ loại trừ một cách hiệu quả giả thuyết "em trai" đối với KV55.

Phân tích di truyền chỉ ra KV55 là con trai của Amenhotep III và là cha của vua Tutankhamun, cung cấp thêm bằng chứng cho giả thuyết hài cốt này là của vua Akhenaten, theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 trên tạp chí JAMA. Tuy nhiên, kết luận này cũng không phải là không gây tranh cãi, vì dữ liệu di truyền của xác ướp Ai Cập có thể "phức tạp" bởi hôn phối cận huyết trong gia đình là một thực tế phổ biến trong các triều đại Ai Cập cổ.

Đại diện FAPAB cho hay, một báo cáo chi tiết hơn về việc tái hiện nhân dạng KV55 sẽ được công bố vào năm 2021.

Hà Huyền
TIN LIÊN QUAN

Giả thuyết mới "bật mí" bí ẩn xây kim tự tháp Ai Cập

Song Minh |

Đại kim tự tháp Ai Cập đã thúc đẩy một giả thuyết mới về cách thức xây dựng trong xã hội cổ đại.

Khám phá ngôi mộ Ai Cập cổ đại bí ẩn bằng trải nghiệm cực mới

Khánh Minh |

Khám phá ngôi mộ Ai Cập cổ đại ẩn bên dưới một kim tự tháp bằng trải nghiệm thực tế ảo cho thấy nhiều điều thú vị.

Kỳ công phục chế xác ướp Ai Cập 2.500 năm tuổi

Song Minh |

Xác ướp Ai Cập 2.500 năm tuổi duy nhất ở miền nam Ấn Độ vừa được phục hồi sau khi có nguy cơ phân hủy trong nhiều năm qua.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Giả thuyết mới "bật mí" bí ẩn xây kim tự tháp Ai Cập

Song Minh |

Đại kim tự tháp Ai Cập đã thúc đẩy một giả thuyết mới về cách thức xây dựng trong xã hội cổ đại.

Khám phá ngôi mộ Ai Cập cổ đại bí ẩn bằng trải nghiệm cực mới

Khánh Minh |

Khám phá ngôi mộ Ai Cập cổ đại ẩn bên dưới một kim tự tháp bằng trải nghiệm thực tế ảo cho thấy nhiều điều thú vị.

Kỳ công phục chế xác ướp Ai Cập 2.500 năm tuổi

Song Minh |

Xác ướp Ai Cập 2.500 năm tuổi duy nhất ở miền nam Ấn Độ vừa được phục hồi sau khi có nguy cơ phân hủy trong nhiều năm qua.