Bầu cử tổng thống Mỹ 2020: Vẫn chưa ngã ngũ

Gia Minh (tổng hợp) |

Chỉ còn vài ngày trước khi diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, cuộc ganh đấu giữa hai ứng viên là Tổng thống đương nhiệm Donald Trump (Đảng Cộng hoà) và cựu Phó Tổng thống Joe Biden (Đảng Dân chủ) vẫn chưa thể được coi là đã ngã ngũ. Liệu cuộc bầu cử năm nay có lại bất ngờ như hồi năm 2016?

Kỷ lục về bỏ phiếu sớm

Tính đến ngày 28.10, hơn 74 triệu người Mỹ đã đi bầu cử sớm, chiếm gần một nửa tổng số phiếu bầu năm 2016. Đây là một kỷ lục được thúc đẩy bởi đại dịch. Dự án Bầu cử Mỹ của Đại học Florida hôm 26.10 cho biết, tỉ lệ cử tri bỏ phiếu sớm tăng cao ở các bang chiến địa gồm Florida, Georgia và Bắc Carolina, với con số lần lượt là 62,8%, 66,1% và 66,5%.

Hầu hết các tiểu bang của Mỹ đều nghiêng hẳn về bên này hay bên kia, vì vậy các ứng cử viên tổng thống thường tập trung vào khoảng một tá tiểu bang mà một trong hai người có thể giành chiến thắng. Đây được gọi là các tiểu bang chiến địa. Các tiểu bang như Michigan, Wisconsin, Pennsylvania, Florida, Ohio và North Carolina được xem là có ảnh hưởng nhất bởi vì chúng từng xoay vòng giữa các ứng cử viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ. Những tiểu bang này cũng có số phiếu đại cử tri cao, quyết định kết quả của cuộc bầu cử.

Việc người Mỹ đổ xô đi bỏ phiếu sớm khiến các chuyên gia dự đoán cuộc bầu cử năm nay sẽ thu hút khoảng 150 triệu người đi bầu, mức cao chưa từng thấy, chiếm 65% cử tri hợp lệ, tỉ lệ cao nhất trong hơn 100 năm qua.

Ông Biden hiện có vị trí dẫn đầu hẹp so với ông Trump ở một số tiểu bang chiến địa quan trọng, trong đó Florida và North Carolina có vẻ khít khao nhất, theo số liệu trung bình của các cuộc thăm dò.

Sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 tại Mỹ đã trở thành chính sách quan trọng trước cuộc bầu cử tháng 11. Đại dịch cũng đã góp phần vào sự gia tăng số phiếu bầu qua bưu điện.

Bỏ phiếu qua bưu điện gây tranh cãi

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 diễn ra trong bối cảnh COVID-19 hoành hành dữ dội. Để thích ứng với các quy định y tế phòng dịch, bỏ phiếu qua bưu điện có lẽ là một giải pháp hợp lý cho cử tri Mỹ. Thế nhưng, hình thức này gây phản đối gay gắt trong phe Cộng hòa trong khi phía Dân chủ thì khuyến khích. Một thăm dò dư luận của Đại học Monmouth thực hiện vào tháng 8.2020 cho thấy, có tới 90% phe Dân chủ ủng hộ việc mở rộng hình thức bỏ phiếu qua thư, trong khi Cộng hòa chỉ có 20%, theo tờ Le Monde.

Thực ra rất đông người Mỹ đã quen với hình thức bỏ phiếu qua bưu điện. Trong kỳ bầu cử tổng thống 2016, đã có 33 triệu cử tri gửi lá phiếu của mình qua đường bưu điện, tức là khoảng gần 1/4 số cử tri. Vậy, tại sao bầu cử qua thư tín lại trở thành vấn đề trong kỳ bầu cử tổng thống 2020?

Tại Mỹ, bỏ phiếu qua đường thư tín được quy định chặt chẽ. Các phiếu bầu được in trên loại giấy đặc biệt. Phiếu phải được ký tên và niêm phong trong một phong bì riêng. Sau khi cử tri đã lựa chọn, phiếu bầu được gửi đi. Người gửi hoặc trực tiếp đến bưu điện, hoặc bỏ phong bì vào một hộp thư an toàn. Ngày bầu cử, các phiếu bầu này sẽ được tập hợp, đối chiếu với danh sách cử tri và kiểm.

Điều mà ông Donald Trump lo ngại là cử trị ồ ạt bỏ phiếu qua bưu điện. Theo ông, chính điều đó sẽ khuyến khích gian lận. Ông Trump không ngừng tuyên bố: "Bầu qua bưu điện sẽ gây ra gian lận khủng khiếp. Sẽ có vô số gian lận. Quý vị không thể gửi hàng triệu, triệu lá phiếu đi tứ tung khắp nơi".

Thế nhưng nhìn chung, gian lận trong bầu cử là một hiện tượng hãn hữu ở Mỹ. Theo cơ quan tư vấn The Heritage Foundation, trong khoảng từ năm 1979 đến năm 2020, trong tất cả cuộc bầu cử tại Mỹ, người ta chỉ ghi nhận chưa đầy 1.300 trường hợp gian lận. Ví dụ, ở tiểu bang Oregon, đa số người dân của bang này từ năm 1998 bỏ phiếu qua bưu điện. Đến năm 2019, đã có hơn 15 triệu phiếu bầu theo phương thức qua đường thư và chỉ có 14 trường hợp gian lận được ghi nhận.

Nếu kết quả 50-50, điều gì xảy ra?

Một trường hợp hy hữu có thể xảy ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khi cả hai ứng viên có số phiếu ngang bằng nhau, ví dụ vào năm 1980. Cả 2 ứng viên tổng thống đều nhận được 73 phiếu đại cử tri. Khi đó, Hạ viện sẽ có 1 lá phiếu để chọn 1 trong 2 người trở thành tổng thống. Tuy nhiên, Hạ viện đã bị chia rẽ sâu sắc và bế tắc 36 lần trước khi trao lá phiếu để Thomas Jefferson trở thành ông chủ Nhà trắng. Song những rắc rối đã làm lộ ra các vấn đề liên quan đến lá phiếu đại cử tri. Vì thế, nước Mỹ đã khắc phục những lỗ hổng đó bằng một văn bản sửa đổi Hiến pháp gọi là Tu chính án.

Nếu cuộc đua vào Nhà trắng của ông Donald Trump và ông Joe Biden cũng có kết quả 50-50 thì theo Tu chính án thứ 12, 435 thành viên của Hạ viện phải thực hiện nhiệm vụ chính thức đầu tiên của họ là lựa chọn tổng thống tiếp theo. Không giống như hệ thống đại cử tri đoàn, nơi dân số đông hơn có nhiều phiếu bầu hơn, mỗi bang trong số 50 bang trong Hạ viện nhận được đúng một phiếu bầu khi chọn tổng thống. Tu chính án thứ 12 cho phép Hạ viện lựa chọn tổng thống cho đến ngày 4.3. Cùng lúc Hạ viện đang lựa chọn tổng thống mới, Thượng viện phải chọn phó tổng thống mới. Mỗi người trong số 100 thượng nghị sĩ được một phiếu bầu, ai có ít nhất 51 phiếu sẽ là người chiến thắng.

Với 50 phiếu bầu tại Hạ viện và 100 phiếu bầu tại Thượng viện, vẫn có thể có số phiếu ngang ngửa cho cả vị trí tổng thống và phó tổng thống. Nếu Hạ viện không chọn được tổng thống mới vào ngày 20.1, phó tổng thống đắc cử sẽ làm quyền tổng thống cho đến khi bế tắc được giải quyết. Nghĩa là, Hạ viện tiếp tục bỏ phiếu cho đến khi chọn ra được tổng thống mới thì thôi. Đây là trường hợp Thượng viện đã chọn một phó tổng thống mới. Nếu Thượng viện không phá vỡ được tỉ lệ 50-50 cho vị trí phó tổng thống thì Đạo luật kế vị tổng thống năm 1947 quy định rằng: "Chủ tịch Hạ viện sẽ giữ vai trò quyền tổng thống cho đến khi số phiếu ngang bằng ở cả Hạ viện và Thượng viện bị phá vỡ".

Vẫn chờ bất ngờ trong những ngày cuối

Dữ liệu thăm dò bầu cử Mỹ mới nhất cho thấy, ông Joe Biden có cơ hội đắc cử cao gấp đôi so với ông Donald Trump trong các cuộc thăm dò nhanh từ CNN, Data Progress và US Politic. Với cử tri độc lập, đối tượng luôn được xem là yếu tố quan trọng, ông Joe Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump 7 điểm. Trong khi 4 năm trước, ông Trump dẫn trước bà Clinton xấp xỉ 1 điểm, theo NBC.

Tuy nhiên, người dân Mỹ và thế giới chưa thể quên những gì đã xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ cách đây 4 năm. Lúc đó, bà Hillary Clinton vẻ như chắc thắng khi các cuộc thăm dò dư luận và cả đa số phiếu bầu phổ thông đều thuận lợi cho bà. Nhưng cuối cùng, ông Donald Trump đã đắc cử khi bà Hillary Clinton thua ở số phiếu đại cử tri. Theo hệ thống cử tri đoàn mà Mỹ dùng để bầu tổng thống, mỗi tiểu bang được cấp một số phiếu cử tri dựa trên dân số. Tổng cộng nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, vì vậy, một ứng cử viên cần đạt được 270 phiếu để giành chiến thắng. Thăm dò dự đoán rằng, ông Biden sẽ giành được 317 phiếu đại cử tri, so với 221 phiếu của ông Trump.

Các cuộc "so găng" của hai ứng viên xoay quanh 6 chủ đề gồm chống COVID-19, gia đình Mỹ, sắc tộc ở Mỹ, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia và khả năng lãnh đạo. Sputnik cho biết, tranh luận trực tiếp cũng xoay quanh vấn đề ai có thể chèo lái nền kinh tế Mỹ phục hồi sau đại dịch, cũng như ai sẽ có quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Nhìn cục diện như trên, ông Bilahari Kausikan - cựu quan chức ngoại giao cấp cao Singapore và hiện là Chủ tịch Viện nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học Quốc gia Singapore - nhận định trên tờ Straits Times (Singapore) rằng, trong trường hợp ứng viên Joe Biden đánh bại Tổng thống Donald Trump thì cũng không nên kỳ vọng vào một sự thay đổi cơ bản trong quỹ đạo chính sách đối ngoại của Mỹ.

Cách thức ứng phó COVID-19 và đưa nước Mỹ vượt qua khủng hoảng là bài toán lớn nhất đặt ra trong cuộc bầu cử lần này. Nếu đắc cử, ưu tiên của ông Biden sẽ là giải quyết các hậu quả kinh tế trong nước do đại dịch COVID-19 gây ra, chứ không phải chính sách đối ngoại. Trong bối cảnh đó, kế hoạch hồi sinh lĩnh vực chế tạo "Made in all of America" của ông Biden là phù hợp.

Nếu ông Trump giành chiến thắng một lần nữa, ông sẽ coi đây là sự minh chứng chứng minh rõ ràng và sẽ tiếp tục thúc đẩy những gì mình đang làm.

Và dù ai đắc cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-2025, người đó cũng sẽ phải đối phó muôn ngàn ngổn ngang do COVID-19 để lại, theo nhận định của học giả Jacques Attali trong bài viết "Chia tay với giấc mơ Mỹ" trên báo Les Echos.

Gia Minh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Bầu cử Mỹ: Ông Obama tham gia vận động, kêu gọi bầu cho ông Biden

Phương Linh |

Cựu Tổng thống Mỹ Obama hôm 31.10 lần đầu tiên sát cánh cùng ông Joe Biden trong các cuộc vận động của ứng viên đảng Dân chủ ở Michigan.

Bầu cử Mỹ: Cách ông Trump có thể gây chấn động thế giới lần nữa

Khánh Minh |

Tổng thống Donald Trump vẫn còn cách có thể gây chấn động thế giới lần nữa, giống như cuộc bầu cử Mỹ 2016.

2 ngày trước bầu cử Mỹ: Hé lộ cơ hội chiến thắng của ông Trump

Khánh Minh |

Tổng thống Donald Trump vẫn có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2020, nhưng chỉ với 10% cơ hội.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bầu cử Mỹ: Ông Obama tham gia vận động, kêu gọi bầu cho ông Biden

Phương Linh |

Cựu Tổng thống Mỹ Obama hôm 31.10 lần đầu tiên sát cánh cùng ông Joe Biden trong các cuộc vận động của ứng viên đảng Dân chủ ở Michigan.

Bầu cử Mỹ: Cách ông Trump có thể gây chấn động thế giới lần nữa

Khánh Minh |

Tổng thống Donald Trump vẫn còn cách có thể gây chấn động thế giới lần nữa, giống như cuộc bầu cử Mỹ 2016.

2 ngày trước bầu cử Mỹ: Hé lộ cơ hội chiến thắng của ông Trump

Khánh Minh |

Tổng thống Donald Trump vẫn có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2020, nhưng chỉ với 10% cơ hội.