Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Phức tạp, khó lường

TIẾN SĨ LẠI THÁI BÌNH - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO |

Bầu cử Tổng thống Mỹ (4 năm 1 lần) thường thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, chuyên gia và các chính trị gia trên thế giới. Có thể nói, hầu như kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ nào cũng bao gồm những nhân tố bất ngờ do những phức tạp của quy trình bầu cử Tổng thống của Mỹ cũng như tình hình chính trị Mỹ. Năm 2020 cũng không phải là ngoại lệ và thậm chí có lẽ còn khó lường hơn nhiều kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ khác.

Những phức tạp liên quan quy trình bầu cử

Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay là 3.11.2020 vì theo quy định đây là ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng Mười một. Trừ những trường hợp đã bỏ phiếu trước, vào ngày này các cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu cử, song thực chất là họ chỉ quyết định việc đại cử tri nào được lựa chọn. Theo quy định của Mỹ, 538 đại cử tri Mỹ (tương ứng với số Thượng nghị sĩ, Hạ nghị sĩ liên bang và 3 đại diện cho Thủ đô Washington D.C. của Mỹ) mới là những người bỏ phiếu trực tiếp để bầu ra Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ.

Việc lựa chọn các đại cử tri này cũng khá phức tạp và trừ một số ngoại lệ như tại bang Maine và Nebraska, các đại cử tri sẽ được lựa chọn trên cơ sở có được nhiều phiếu phổ thông hơn (hay còn gọi là quy tắc “người chiến thắng giành hết phiếu”: Nếu số phiếu phổ thông ủng hộ nhiều hơn cho phía Đảng Dân chủ thì Đảng Dân chủ sẽ được toàn bộ số phiếu đại cử tri của bang đó; tương tự nếu như số cử tri ủng hộ Đảng Cộng hòa nhiều hơn).

Trong lịch sử mà gần đây nhất là vào kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, người giành chiến thắng chung cuộc trong cuộc đua vào vị trí quyền lực nhất nước Mỹ đã chiến thắng nhờ số phiếu đại cử tri dù thua về số phiếu phổ thông. Một trong những nguyên nhân khiến Mỹ vẫn duy trì cơ chế đại cử tri là lập luận cho rằng hệ thống này đòi hỏi các ứng cử viên Tổng thống Mỹ phải quan tâm đến tất cả các bang nếu muốn giành số phiếu đại cử tri của bang đó (tránh tình trạng chỉ tập trung vận động các khu vực đông dân nhất tại Mỹ).

Từ 3-8.11.2020 là giai đoạn giải quyết các sai sót trong kiểm phiếu và các tranh cãi. Như các kỳ bầu cử trước đã cho thấy, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể biết chắc về kết quả cuối cùng của bầu cử Tổng thống Mỹ vào đêm của ngày bầu cử chính thức. Các bang đều phải kiểm chứng lại kết quả bỏ phiếu và giải quyết các vấn đề phát sinh. Theo quy định của Mỹ, các bang phải chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong bầu cử phổ thông và quyết định của các bang sẽ mang tính quyết định đối với việc chọn ra các đại cử tri theo quy định của Hiến pháp Mỹ. Đây cũng là một cách nhằm làm giảm bớt áp lực và khoanh vùng tốt hơn để tìm ra sai sót trong kiểm phiếu so với việc phải đi đếm lại phiếu trên toàn bộ nước Mỹ nếu xảy ra vấn đề; tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào quá trình kiểm đếm cũng suôn sẻ và chính xác.

Trên cơ sở kết quả bỏ phiếu phổ thông, sau khi được xác định, năm nay các đại cử tri Mỹ sẽ bỏ lá phiếu bầu trực tiếp ra Tổng thống Mỹ vào ngày 14.12.2020. Theo quy định, các đại cử tri sẽ gặp nhau tại bang của họ để bỏ lá phiếu trực tiếp bầu ra Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ vào ngày thứ Hai đầu tiên sau ngày thứ Tư thứ 2 vào tháng Mười hai của năm bầu cử.

Về cơ bản, các đại cử tri sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên Tổng thống mà các đại cử tri đã cam kết ủng hộ. Tuy nhiên về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể xảy ra các trường hợp: Bỏ đúng theo cam kết, bỏ phiếu sai so với cam kết, tùy ý bỏ cho các ứng cử viên mình thích khi đã trở thành các đại cử tri. Có đến 18 bang ở Mỹ không yêu cầu các đại cử tri phải bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống mà mình đã cam kết. 16 bang khác và Thủ đô Washington D.C. yêu cầu phải bỏ đúng cho các ứng cử viên mà các đại cử tri đã cam kết, tuy nhiên không có các chế tài đối với các hành vi vi phạm. 16 bang còn lại có quy định về phạt đối với các đại cử tri đã bỏ phiếu không đúng với cam kết trước đó. Tất cả những điều này cho thấy thêm về sự phức tạp và khó lường trong bầu cử Mỹ dù về cơ bản các đại cử tri bỏ phiếu theo đúng cam kết (tuy nhiên, trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đã có đến 5 đại cử tri không bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton và 2 không bỏ cho Donald Trump như cam kết).

Ngày 6.1.2021 là ngày Quốc hội Mỹ đếm số phiếu của các đại cử tri. Trong ngày này, Thượng viện và Hạ viện liên bang của Mỹ sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt dưới sự chủ trì của Chủ tịch Thượng viện (kiêm Phó Tổng thống Mỹ) để kiểm phiếu do 538 đại cử tri đã bỏ phiếu để bầu trực tiếp Tổng thống và Phó Tổng thống cho nhiệm kỳ tiếp theo. Các ứng cử viên giành được trên 50% (270 phiếu) sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Trong lịch sử đã từng xảy ra tranh cãi ở giai đoạn này khi Tòa án tối cao Florida quyết định rằng nhiều khu vực bầu cử của Bang cần có thêm thời gian sau thời hạn luật định để hoàn tất việc kiểm phiếu lại và yêu cầu Chánh Văn phòng bang (Secretary of State) không xác nhận kết quả bầu cử cho đến khi hết thời hạn mới do Tòa đặt ra. Trong trường hợp đó, khi Quốc hội Mỹ đếm phiếu, ứng cử viên Al Gore đã được 267 phiếu đại cử tri (nhiều hơn George W. Bush với 246 phiếu đại cử tri) và có thể đã trở thành Tổng thống Mỹ.

Việc phân định thẩm quyền của các cơ quan cấp bang trong vấn đề này cũng là một chủ đề gây tranh cãi khi có vụ việc phức tạp xảy ra. Trong lịch sử cũng đã từng xảy ra trường hợp khi không có ứng cử viên Tổng thống nào đạt đủ số phiếu đa số theo quy định và Quốc hội Mỹ đã phải đứng ra quyết định việc lựa chọn Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, việc này về sau ngày càng ít khả năng xảy ra, nhất là trong lịch sử hiện đại của nền chính trị Mỹ.

Tác động của COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 không chỉ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và cuộc sống của người dân Mỹ mà còn có tác động to lớn đến tiến trình bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay. Ngoài việc trở thành một mối quan tâm chính của các cử tri liên quan tới ưu tiên chính sách của các ứng cử viên Tổng thống Mỹ, COVID-19 gây nhiều khó khăn đến việc tổ chức gặp gỡ của các đảng chính trị, tiến trình vận động, tranh cử… (cuộc tranh luận lần 2 giữa ông Joe Biden và Donald Trump dự kiến vào ngày 15.10.2020 đã bị hủy).

COVID-19 cũng tạo ra thay đổi lớn đến việc bỏ phiếu qua bưu điện và điều này có ảnh hưởng phức tạp đến số lượng người đi bỏ phiếu (về lý thuyết sẽ làm tăng số người đi bỏ phiếu) cũng như thành phần tham gia bầu cử (các nhóm cử tri khác nhau có hành vi khác nhau liên quan bỏ phiếu qua bưu điện) và độ sai lệch trong bỏ phiếu (bỏ phiếu qua bưu điện được cho sẽ tạo ra nhiều lỗi hơn bỏ phiếu trực tiếp)...

Trong năm 2020, dưới bối cảnh COVID-19 vẫn đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp, việc tập hợp và kiểm chứng các phiếu bầu phổ thông có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và tạo ra các sai lệch về mặt kỹ thuật (nhất là liên quan tới số phiếu bầu gửi từ nước ngoài về cũng như tại các vùng miền đang phải xử lý nhiều vấn đề liên quan dịch bệnh…).

Không chỉ 2 ứng cử viên mà cả các cơ quan có liên quan và công chúng dường như đều chuẩn bị đón nhận những bất ngờ trong các giai đoạn tiếp theo của kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ lần này như việc kiểm đếm kéo dài, kết quả gây tranh cãi, Quốc hội và thậm chí Tòa án Tối cao Mỹ phải tham gia vào tiến trình xác định ai là người giành chiến thắng trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.

Rất khó đoán

Tổng thống Mỹ mới sẽ nhậm chức vào ngày 20.1.2021. Nhưng cho đến sát ngày bầu cử, ai sẽ trúng cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới vẫn là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi và đồn đoán mặc dù cả 2 ứng cử viên năm nay đều là những gương mặt hết sức quen thuộc với giới chính trị Mỹ cũng như quốc tế và dù ai trở thành Tổng thống Mỹ năm nay cũng đều là người khá cao tuổi.

Nhiều thăm dò gần đây cho thấy ứng cử viên Joe Biden của Đảng Dân chủ luôn vượt trước đương kim Tổng thống Donald Trump (2 ngày trước ngày bầu cử theo giờ Mỹ, thăm dò của BBC cho thấy tỉ lệ ủng hộ Biden là 52%, Trump là 43%). Tuy nhiên trên thực tế, bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, người giành chiến thắng chung cuộc là ông Donald Trump cũng không giành được nhiều sự ủng hộ của các cuộc thăm dò dư luận trước ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Trong khi đó, các cử tri Mỹ đang tiếp tục bị chia rẽ bởi nhiều vấn đề đối nội, đối ngoại (trong đó có những vấn đề dài hạn như kinh tế, nhập cư, y tế…; trước mắt như ứng phó với đại dịch COVID-19).

Mặt khác, việc tổng thống đương nhiệm bị ứng cử viên Biden dẫn điểm trước (dù nhỏ) trong thăm dò dư luận tại bang Texas vốn được coi là một thành trì bền vững của Đảng Cộng hòa cũng cho thấy thêm tính phức tạp, khó lường của bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.

Nhiều cuộc phỏng vấn các nhân vật chính trị quan trọng tại các bang có các kết quả bỏ phiếu sát sao trong các kỳ bầu cử trước cũng tiếp tục cho thấy sự không rõ ràng về việc ủng hộ quá nghiêng về ứng cử viên Tổng thống nào trong năm nay.

TIẾN SĨ LẠI THÁI BÌNH - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
TIN LIÊN QUAN

Ông Trump-Biden: Hơn 7 thập kỷ trước cuộc đua khốc liệt vào Nhà Trắng 2020

Thanh Hà |

Trước ngày bầu cử Mỹ, nhìn lại những thăng trầm trong sự nghiệp của Tổng thống Donald Trump, 74 tuổi, và ứng viên Dân chủ Joe Biden - người sẽ bước sang tuổi 78 vào ngày 20.11.

Tổng thống Donald Trump và dấu ấn suốt 4 năm nhiệm kỳ

Linh Chi - Cát Tường |

Trước giây phút quyết định ai sẽ là Tổng thống thứ 46 của Mỹ, hãy cùng nhìn lại những dấu ấn suốt 4 năm của Tổng thống Donald Trump.

Xem tường thuật trực tiếp bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 ở đâu?

Bảo Bình - Linh Chi |

Trực tiếp bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Chiều nay (3.11, theo giờ Việt Nam), nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Toàn bộ sự kiện đang được tường thuật trực tiếp trên báo Lao Động, mời quý vị theo dõi.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Ông Trump-Biden: Hơn 7 thập kỷ trước cuộc đua khốc liệt vào Nhà Trắng 2020

Thanh Hà |

Trước ngày bầu cử Mỹ, nhìn lại những thăng trầm trong sự nghiệp của Tổng thống Donald Trump, 74 tuổi, và ứng viên Dân chủ Joe Biden - người sẽ bước sang tuổi 78 vào ngày 20.11.

Tổng thống Donald Trump và dấu ấn suốt 4 năm nhiệm kỳ

Linh Chi - Cát Tường |

Trước giây phút quyết định ai sẽ là Tổng thống thứ 46 của Mỹ, hãy cùng nhìn lại những dấu ấn suốt 4 năm của Tổng thống Donald Trump.

Xem tường thuật trực tiếp bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 ở đâu?

Bảo Bình - Linh Chi |

Trực tiếp bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Chiều nay (3.11, theo giờ Việt Nam), nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Toàn bộ sự kiện đang được tường thuật trực tiếp trên báo Lao Động, mời quý vị theo dõi.