Bất ngờ về nơi hỗ trợ sự sống giống Trái đất trên sao Kim

Hải Anh |

Bề mặt sao Kim có thể quá khắc nghiệt cho sự sống tồn tại nhưng ánh sáng mặt trời chiếu qua các đám mây dày trên hành tinh có thể hỗ trợ quá trình quang hợp, dẫn tới sự tồn tại của vi sinh vật, theo một nghiên cứu mới.

Nghiên cứu về sự sống trên sao Kim của các nhà khoa học Đại học Bách khoa bang California, Mỹ, tìm ra bằng chứng về quá trình quang hợp mà thực vật dùng để biến nước và ánh sáng mặt trời thành thức ăn, có thể diễn ra cả ngày. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Astrobiology.

Quá trình quang hợp trên sao Kim cũng có thể xảy ra vào ban đêm do mức năng lượng hồng ngoại hoặc nhiệt phát ra từ bề mặt hành tinh và bầu khí quyển.

Về bản chất, năng lượng ánh sáng sẽ sẵn có cả ở bên dưới và bên trên các đám mây, mang lại cho bất kỳ vi sinh vật tiềm năng nào khả năng sống ở những lớp mây khác nhau.

Nghiên cứu công bố chỉ vài tháng sau khi một nhóm nghiên cứu khác phát hiện những đám mây của sao Kim quá khô và không đủ nước để duy trì sự sống.

Tuy nhiên, trưởng nhóm nghiên cứu Rakesh Mogul và các cộng sự nhận thấy mây của sao Kim có thể được tạo ra một phần từ các dạng trung hòa của axit sulfuric, như amoni bisulfat.

Từ đó, mực nước ở những đám mây này sẽ cao hơn so với nghiên cứu vừa đề cập ở trên giúp đám mây trên sao Kim thích hợp với sự sống.

Sao Kim. Ảnh: NASA
Sao Kim. Ảnh: NASA

"Mức độ axit và mức hoạt động của nước có khả năng nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được cho sự phát triển của vi sinh vật trên Trái đất trong khi việc chiếu sáng liên tục với lượng tia UV nhất định cho thấy các đám mây trên sao Kim có thể rất thích hợp cho sự sống" - nhà nghiên cứu Mogul lưu ý.

Ông bày tỏ tin tưởng các đám mây của sao Kim sẽ trở thành mục tiêu tuyệt vời cho các sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh như những kế hoạch đang triển khai với sao Hỏa và mặt trăng Europa của sao Mộc.

Thêm vào đó, sao Kim - hành tinh ở vị trí thứ 2 từ Mặt trời ở rìa khu vực có thể sinh sống được. Trên thực tế, các nhà khoa học cũng tin rằng sao Kim có thể sinh sống được cách đây 700 triệu năm.

Sao Kim tương tự về kích cỡ, khối lượng xấp xỉ Mặt trời và có thành phần khối lượng như Trái đất.

Tuy nhiên, hành tinh này có bầu khí quyển dày đặc nhất trong số các hành tinh đất đá, được tạo thành từ 96% carbon dioxide và áp suất trên bề mặt lớn hơn 92 lần so với Trái đất.

Sao Kim có bề mặt nóng nhất so với bất kỳ hành tinh nào trong Hệ Mặt trời với nhiệt độ tới hơn 460 độ C. Những đám mây trên sao Kim hình thành từ axit sunfuric, với mưa axit rơi xuống bề mặt nóng. Sao Kim có thể từng có đại dương nhưng nước sẽ bốc hơi khi nhiệt độ tăng do hiệu ứng nhà kính.

Cả NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đều đang cử các sứ mệnh khám phá sao Kim - hành tinh được mệnh danh là song sinh của Trái đất.

Theo nghiên cứu mới, bức xạ mặt trời và bức xạ nhiệt trong những đám mây của sao Kim có thể có các bước sóng ánh sáng như quá trình quang hợp trên Trái đất có thể hấp thụ.

Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy ánh sáng thông qua bầu khí quyển của sao Kim đã loại bỏ hầu hết các bức xạ gây hại - tức có vai trò tương tự như tầng ozon của Trái đất.

Đồng tác giả nghiên cứu Yeon Joo Lee nhận thấy sao Kim nhận mức độ UV-A ít hơn từ 80-90% so với bề mặt Trái đất. Về cơ bản, các tia UV-B và UV-C được coi là những thành phần có hại nhất của bức xạ UV đã cạn kiệt.

Hiện chưa rõ vì sao sao Kim có bức xạ tia cực tím ít hơn đáng kể so với Trái đất nhưng một nghiên cứu công bố hồi tháng 7 nhận thấy gió thổi ngược vào ban đêm trên sao Kim.

Năm 2019, các nhà nghiên cứu cho biết, sao Kim xưa kia có thể có nhiệt độ ổn định và có thể có nước lỏng trong 2 đến 3 tỉ năm.

Khoảng 700 triệu năm trước, sao Kim đã trải qua sự biến đổi mạnh mẽ, có thể là do các vụ phun trào núi lửa, làm thay đổi hoàn toàn hành tinh.

Vào tháng 9.2020, các nhà khoa học tìm thấy dấu vết của khí phosphine trong các đám mây của sao Kim có thể là dấu hiệu của sự sống. Tuy nhiên, nghiên cứu công bố vào tháng 7 năm nay nhận định, phosphine có thể thoát ra từ núi lửa của hành tinh này chứ không phải vi sinh vật sống trong các đám mây.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Chuyển động dữ dội trên sao Hỏa định hình bề mặt hành tinh

Thanh Hà |

Bề mặt sao Hỏa được định hình từ những trận lũ chớp nhoáng, dữ dội từ dòng chảy tràn ra từ miệng núi lửa.

Phát hiện hành tinh có sự sống chỉ cần 2-3 năm nhờ cách tiếp cận mới

Hải Anh |

Các nhà thiên văn học xác định lớp ngoại hành tinh mới là "Hycean" có thể đẩy nhanh quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Thời tiết kỳ lạ ban đêm trên sao Kim lần đầu tiên được tiết lộ

Ngọc Vân |

Thời tiết vào ban đêm trên sao Kim như thế nào? Các nhà khoa học cuối cùng cũng có thể tìm ra, theo Space.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Chuyển động dữ dội trên sao Hỏa định hình bề mặt hành tinh

Thanh Hà |

Bề mặt sao Hỏa được định hình từ những trận lũ chớp nhoáng, dữ dội từ dòng chảy tràn ra từ miệng núi lửa.

Phát hiện hành tinh có sự sống chỉ cần 2-3 năm nhờ cách tiếp cận mới

Hải Anh |

Các nhà thiên văn học xác định lớp ngoại hành tinh mới là "Hycean" có thể đẩy nhanh quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Thời tiết kỳ lạ ban đêm trên sao Kim lần đầu tiên được tiết lộ

Ngọc Vân |

Thời tiết vào ban đêm trên sao Kim như thế nào? Các nhà khoa học cuối cùng cũng có thể tìm ra, theo Space.