Báo Mỹ: “Kỳ tích Châu Á” mới mang tên Việt Nam

Song Minh |

Tờ The New York Times của Mỹ ngày 13.10 có bài "Is Vietnam the Next Asian Miracle - Liệu Việt Nam có phải là kỳ tích Châu Á tiếp theo?"

Khống chế đại dịch COVID-19

Tờ NYT viết, trong vòng vài ngày sau khi Trung Quốc công bố ca mắc COVID-19 đầu tiên, Việt Nam đã huy động để ngăn chặn sự lây lan của virus. Sử dụng tin nhắn đại chúng, quảng cáo truyền hình, biển quảng cáo, áp phích và loa phóng thanh, chính phủ đã kêu gọi 100 triệu công dân của quốc gia này xác định những người nhiễm virus, theo dõi truy vết F1, F2 thậm chí F3. Việc cô lập nhanh chóng các ổ dịch đã khiến tỷ lệ tử vong của Việt Nam nằm trong số bốn nước thấp nhất trên thế giới - dưới một người chết trên một triệu người.

Việc khống chế đại dịch COVID-19 cho phép Việt Nam nhanh chóng mở cửa trở lại các doanh nghiệp và hiện được dự đoán là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay. Trong khi nhiều quốc gia đang phải chịu những suy giảm kinh tế to lớn và phải nhờ Quỹ Tiền tệ Quốc tế cứu trợ tài chính, thì Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ 3% hàng năm. Ấn tượng hơn nữa, sự tăng trưởng của Việt Nam được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục, bất chấp sự sụp đổ trong thương mại toàn cầu.

Kỳ tích Châu Á

Khoảnh khắc đột phá này đối với Việt Nam đã lâu lắm rồi mới có được. Sau Thế chiến 2, “những kỳ tích Châu Á” - đầu tiên là Nhật Bản, sau đó là Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, gần đây nhất là Trung Quốc - đã vươn lên thoát nghèo bằng cách mở cửa cho thương mại - đầu tư và trở thành cường quốc xuất khẩu.

Trong những năm phát triển bùng nổ đó, những “kỳ tích Châu Á” này đã tạo ra mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% - gần gấp đôi mức trung bình của các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình vào cùng thời điểm.

Việt Nam đã duy trì tốc độ tương tự trong ba thập kỷ. Ngay cả khi thương mại toàn cầu sụt giảm trong những năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 16%/năm, cho đến nay là tốc độ nhanh nhất trên thế giới và gấp ba lần mức trung bình của các nền kinh tế mới nổi.

Bài viết trên tờ The New York Times. Ảnh chụp màn hình
Bài viết trên tờ The New York Times: Liệu Việt Nam có phải là kỳ tích Châu Á tiếp theo. Ảnh chụp màn hình

Trong khi các quốc gia mới nổi khác chi mạnh tay cho phúc lợi xã hội nhằm xoa dịu cử tri, thì Việt Nam lại dành nguồn lực cho xuất khẩu, xây dựng đường sá, bến cảng để đưa hàng hóa ra nước ngoài và xây dựng trường học để đào tạo người lao động. Chính phủ đầu tư khoảng 8% GDP mỗi năm cho các dự án xây dựng mới, và hiện được xếp hạng cao hơn về chất lượng cơ sở hạ tầng so với bất kỳ quốc gia nào ở giai đoạn phát triển tương tự.

Việt Nam cũng hướng dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài theo hướng tương tự. Trong 5 năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trung bình hơn 6% của GDP ở Việt Nam, tỉ lệ cao nhất so với bất kỳ quốc gia mới nổi nào. Phần lớn trong số đó dành cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất và cơ sở hạ tầng liên quan, và hầu hết hiện nay FDI đến từ các quốc gia Châu Á khác, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Những “kỳ tích cũ” đang giúp xây dựng “kỳ tích mới”.

Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các nhà sản xuất xuất khẩu. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở Việt Nam đã tăng gấp 5 lần kể từ cuối những năm 1980 lên gần 3.000 USD/người, nhưng chi phí lao động vẫn chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc, và lực lượng lao động được giáo dục tốt so với mức thu nhập của họ.

Nấc thang mới

Nguồn lao động có kỹ năng đó đang giúp Việt Nam “bước lên nấc thang mới”, có lẽ nhanh hơn bất kỳ đối thủ nào, để sản xuất hàng hóa ngày càng tinh vi. Các sản phẩm công nghệ đã vượt qua các sản phẩm dệt may để trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào năm 2015 và chiếm phần lớn thặng dư thương mại kỷ lục trong năm nay.

Trong kỷ nguyên bảo hộ, Việt Nam cũng là quốc gia theo khuynh hướng ủng hộ các đường biên giới mở, là nước ký kết hơn một chục hiệp định thương mại tự do - trong đó có một thỏa thuận mang tính bước ngoặt mới được ký kết với Liên minh châu Âu.

Liệu Việt Nam có thể tiếp tục thành công của mình, bất chấp những trở ngại tiềm tàng như dân số thu hẹp, thương mại giảm sút…? Câu trả lời là có thể.

Trong khi tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động đang chậm lại, phần lớn người Việt Nam vẫn sống ở nông thôn, do đó, nền kinh tế có thể tiếp tục phát triển bằng cách chuyển lao động từ nông thôn sang làm việc tại các nhà máy ở thành thị. Trong 5 năm qua, không có quốc gia lớn nào tăng tỉ trọng xuất khẩu toàn cầu nhiều hơn Việt Nam.

Tờ NYT kết luận, Việt Nam giống như phép màu từ một thời kỳ đã qua, đang vươn lên thịnh vượng.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt miền Trung

Ngọc Vân |

Ngày 14.10, Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam gửi thông điệp bày tỏ cảm thông về thiệt hại lũ lụt miền Trung.

Lòng tin của người dân Nhật Bản với Việt Nam

Thanh Hà |

Theo các chuyên gia, việc Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thăm Việt Nam trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên phản ánh sự tiếp nối chính sách của chính quyền tiền nhiệm cũng như gián tiếp phản ánh lòng tin của 130 triệu người và các đảng phái chính trị của Nhật Bản với Việt Nam.

Việt Nam là hình mẫu để học hỏi cách ứng phó COVID-19 hiệu quả

Song Minh |

Việt Nam là hình mẫu để học hỏi sau hai lần ứng phó COVID-19 hiệu quả - Tờ Thời báo Ấn Độ nhận định.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Cận Tết tôm, cua Cà Mau nắm tay tăng giá chóng mặt vẫn không đủ hàng để bán

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Giá một kg tôm đất khô đã lên đến 1,7 triệu đồng. Không thua kém tôm đất khô, cua gạch Cà Mau cũng có giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và không đủ hàng để bán.

Hơn 4.441 tỉ đồng chăm lo đoàn viên công đoàn trong dịp Tết Nguyên đán

Hà Anh |

Trước dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các cấp công đoàn đã và đang tập trung tổ chức chăm lo cho hàng triệu đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), đặc biệt quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn, nhiều năm chưa có điều kiện về quê đón Tết, bị giảm, thiếu, mất việc làm…

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt miền Trung

Ngọc Vân |

Ngày 14.10, Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam gửi thông điệp bày tỏ cảm thông về thiệt hại lũ lụt miền Trung.

Lòng tin của người dân Nhật Bản với Việt Nam

Thanh Hà |

Theo các chuyên gia, việc Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thăm Việt Nam trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên phản ánh sự tiếp nối chính sách của chính quyền tiền nhiệm cũng như gián tiếp phản ánh lòng tin của 130 triệu người và các đảng phái chính trị của Nhật Bản với Việt Nam.

Việt Nam là hình mẫu để học hỏi cách ứng phó COVID-19 hiệu quả

Song Minh |

Việt Nam là hình mẫu để học hỏi sau hai lần ứng phó COVID-19 hiệu quả - Tờ Thời báo Ấn Độ nhận định.