Báo động sức khỏe của Trái đất trong cuộc kiểm tra mới nhất

Thanh Hà |

Sức khỏe của Trái đất dựa trên 8 ngưỡng chính cần thiết để bảo vệ sự sống trên Trái đất và các hoạt động của con người đã được nhóm nhà khoa học hàng đầu đánh giá và xác định 7/8 ngưỡng đã bị vượt qua.

Johan Rockstrom - Giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trong tuần này - cho hay, đây là lần đầu tiên các ranh giới có thể định lượng được trình bày theo cách này “để đánh giá tình trạng sức khỏe hành tinh của chúng ta”.

Những ngưỡng được sử dụng đo lường không chỉ sự ổn định của hệ sinh thái Trái đất mà còn đánh giá sự thịnh vượng và bình đẳng của con người.

Nghiên cứu được Ủy ban Trái đất - nhóm hàng chục nhà khoa học đại diện cho các tổ chức nghiên cứu hàng đầu toàn cầu - thực hiện.

Tám lĩnh vực được đo lường là: Biến đổi khí hậu; aerosols (ô nhiễm không khí); nước ở bề mặt; nước ngầm; phân đạm; phân lân; liệu các hệ sinh thái tự nhiên có còn nguyên vẹn hay không; và tính toàn vẹn chức năng của tất cả các hệ sinh thái.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature. Các nhà khoa học mô tả 8 ranh giới đề cập ở trên là “giới hạn cứng”.

Trên tất cả các lĩnh vực được đo lường, tình hình “rất đáng lo ngại", nhà nghiên cứu Rockstrom nói, đồng thời lưu ý những tác động của việc vi phạm các giới hạn này đã có thể nhìn thấy được.

“Chúng ta gặp nhiều hiện tượng cực đoan hơn, hạn hán nhiều hơn, lũ lụt nhiều hơn, mất an ninh lương thực nhiều hơn, hệ sinh thái suy giảm nhiều hơn, cho tới mất nguồn cá và phá hủy hệ thống rạn san hô, sinh kế của 500 triệu người" - ông nói.

Tác giả chính của nghiên cứu cũng trích dẫn trận lũ lụt tàn khốc ở Pakistan năm ngoái là “một ví dụ về việc không còn bên trong một môi trường khí hậu an toàn và công bằng".

Báo cáo cho biết, Trái đất đã vượt qua cả ranh giới an toàn và công bằng ở hầu hết các khu vực được đánh giá: Nước trên bề mặt bị thay đổi quá nhiều, gây tổn hại cho hệ sinh thái, nước ngầm được sử dụng hết nhanh hơn mức có thể thay thế, phân bón nitơ và phốt pho, với tác hại của chúng trong ô nhiễm nước và không khí, đã được sử dụng ở mức vượt xa mức khuyến cáo.

Theo báo cáo, 2 ranh giới sinh quyển cũng đã bị vi phạm do tỉ lệ hệ sinh thái tự nhiên còn lại trên thế giới, trong các khu vực tự nhiên và cảnh quan đang hoạt động, thấp hơn mức cần thiết để bảo vệ con người và các loài khác.

Với biến đổi khí hậu, Trái đất đã vượt qua ranh giới khi nhiệt độ tăng 1 độ C so với mức thời tiền công nghiệp đã bị vi phạm và dẫn đến nguy hại cho cuộc sống con người, nhưng chưa đe dọa sự ổn định của hành tinh.

Báo cáo đã xác định giới hạn an toàn với biến đổi khí hậu là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - mục tiêu của thoả thuận khí hậu Paris. Tuy nhiên, vào tháng 3, một báo cáo của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo thế giới có thể sẽ vượt qua ngưỡng nhiệt độ này vào đầu thập kỷ tới.

Aerosols là lĩnh vực duy nhất không xảy ra vi phạm các biện pháp an toàn dù ủy ban đã cảnh báo rằng “các khu vực ô nhiễm không khí cao vẫn còn” và “không có mức độ ô nhiễm không khí nào có thể được gọi là an toàn tuyệt đối từ góc độ sức khỏe”.

Báo cáo cũng ghi nhận tác động tiềm ẩn của ô nhiễm không khí ở một bán cầu của thế giới với lượng mưa và gió mùa ở bán cầu còn lại, cũng như “tác hại đáng kể” với sức khỏe con người, bao gồm các vấn đề về hô hấp và tim, cũng như tử vong sớm.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dải khí nóng bao trùm chính giữa, phân chia châu Âu thành 2 thái cực thời tiết trái ngược

Thanh Hà |

Dự báo thời tiết cho biết, một dải khí nóng sẽ bao trùm trung tâm châu Âu trong tháng 6, với nhiệt độ dự kiến tăng cao hơn mức trung bình theo mùa từ Dublin đến Warsaw và thời tiết mát mẻ hơn ở các khu vực Bắc Âu và Địa Trung Hải.

Dư âm siêu bão Mawar chưa dứt ở đảo Guam

Thanh Hà |

Siêu bão Mawar là cơn bão mạnh nhất tấn công lãnh thổ Thái Bình Dương của Mỹ Guam trong ít nhất 2 thập kỷ.

Trung Quốc khoan lỗ sâu 10.000 m vào vỏ Trái đất

Thanh Hà |

Các nhà khoa học Trung Quốc đã bắt đầu khoan một lỗ sâu 10.000 m vào vỏ Trái đất, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khám phá những ranh giới mới trên và dưới bề mặt hành tinh.

Loay hoay tìm sinh kế cho người dân miền sông nước Mường Lay

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Cuộc sống của người dân ở miền sông nước Mường Lay đang gặp rất nhiều khó khăn khi sông suối đang dần cạn kiệt, nước trên lòng hồ thủy điện cũng lên xuống thất thường.

Giờ thứ 9: Sống chung với mẹ chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Tôi gặp anh trong bệnh viện tâm thần. Tôi là bệnh nhân còn anh tới thăm người bạn của anh. Bạn anh ở cùng phòng với tôi. Khi anh bước vào phòng, tôi hoàn toàn không chú ý đến anh. Mặc dù tôi ở bệnh biện tâm thần nhưng tôi không bị điên. Những ngày tháng đó là những ngày tôi không thể kiểm soát được tâm trạng của mình...

Hình ảnh Hai Bà Trưng xuất hiện trên đồng hồ Thụy Sĩ

Chí Long |

Hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi xuất hiện trong bộ sưu tập mới nhất có tên Legend của hãng đồng hồ Thụy Sĩ Christophe Claret.

Chốt danh sách đội tuyển nữ Việt Nam tập huấn tại Đức và Ba Lan

HOÀNG HUÊ |

Huấn luyện viên Mai Đức Chung vừa công bố danh sách 28 cầu thủ đội tuyển nữ Việt Nam tham gia chuyến tập huấn tại Đức và Ba Lan, chuẩn bị cho World Cup nữ 2023.

Sẽ bắn pháo hoa kỷ niệm 50 năm ra mắt trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời

HƯNG THƠ |

Tại lễ kỷ niệm 50 năm ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tới đây, tỉnh Quảng Trị sẽ tổ chức bắn pháo hoa.

Dải khí nóng bao trùm chính giữa, phân chia châu Âu thành 2 thái cực thời tiết trái ngược

Thanh Hà |

Dự báo thời tiết cho biết, một dải khí nóng sẽ bao trùm trung tâm châu Âu trong tháng 6, với nhiệt độ dự kiến tăng cao hơn mức trung bình theo mùa từ Dublin đến Warsaw và thời tiết mát mẻ hơn ở các khu vực Bắc Âu và Địa Trung Hải.

Dư âm siêu bão Mawar chưa dứt ở đảo Guam

Thanh Hà |

Siêu bão Mawar là cơn bão mạnh nhất tấn công lãnh thổ Thái Bình Dương của Mỹ Guam trong ít nhất 2 thập kỷ.

Trung Quốc khoan lỗ sâu 10.000 m vào vỏ Trái đất

Thanh Hà |

Các nhà khoa học Trung Quốc đã bắt đầu khoan một lỗ sâu 10.000 m vào vỏ Trái đất, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khám phá những ranh giới mới trên và dưới bề mặt hành tinh.